Tại sao ở tuổi dậy thì lại hay bị mụn và liệu sau dậy thì mụn có hết không?  Đó cũng là thắc mắc và hoang mang của đa số bạn trẻ đã và đang bước vào giai đoạn ‘tuổi mộng mơ”. Hãy cùng bác sĩ da liễu Khánh Huệ (Giám đốc DR. Huệ Clinic & Spa) làm rõ từng vấn đề qua bài viết dưới đây. 

Bạn đọc hỏi: “Chào bác sĩ! Em năm nay 17 tuổi, trước đó da mặt không hề bị mụn nhưng 1-2 năm gần đây mụn sưng đỏ và mụn mủ rất nhiều 2 bên má và mũi. Em được biết đây là do dậy, nhưng vì sao ở tuổi dậy thì lại hay bị nổi mụn và liệu mụn có tự hết không?” - Ngọc Linh (17 tuổi, Cà Mau)

Bác sĩ trả lời: Chào em, mụn tuổi dậy thì vốn dĩ là một bệnh lý về da mà hầu hết 90% chúng ta đều gặp phải ở lứa tuổi này. Không chỉ riêng Ngọc Linh, đã có rất nhiều bạn khác nam có, nữa có, độ tuổi cũng trải dài từ 13-19 tuổi, có chung một thắc mắc rằng tại sao ở tuổi dậy thì lại hay bị mụn và liệu sau giai đoạn dậy thì mụn có tự hết không, mụn sẽ còn tái phát không.

Nguyên nhân tuổi dậy thì bị mụn

Về cơ bản mụn dậy thì hình thành chính bởi sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn cơ thể đang dần hoàn thiện và hệ sinh sản đang phát triển rõ nét hơn. Nói cách khác, trong độ tuổi dậy thì 13-19 tuổi, nam và nữ sẽ có sự phân biệt rõ rệt, các cơ quan sinh sản lúc này cũng đã hoàn thiện hơn. Hormone về giới tính Androgen tăng cao là lý do khiến tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động sản sinh dầu thừa. Và đó là nguyên do chính khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, cộng với bụi bẩn, vi khuẩn mụn hình thành là điều hiển nhiên. 

  • Thói quen sinh hoạt không điều độ thức đêm, ăn uống thiếu khoa học nhiều dầu mỡ, đường, muối. 
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực học tập
  • Chưa chuẩn bị kỹ kiến thức chăm sóc da dẫn đến sai lầm như vệ sinh da sai cách, chọn sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, áp dụng các công thức chăm sóc da trên mạng mà chưa kiểm định
  • Hay dùng tay sờ nắn, tự nặn mụn tại nhà khiến mụn lây lan. 

Nguyên nhân mụn tuổi dậy thì

Nguyên nhân mụn tuổi dậy thì

Sau dậy thì mụn có tự hết không có tái phát không?

Trên thực tế, mụn tuổi dậy thì sẽ tự hết khi giai đoạn này qua đi tầm 2-3 năm, thậm chí là hơn. Tuy nhiên, đó sẽ là cái kết đẹp nếu trong quá trình bị mụn, các bạn xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc da phù hợp, khoa học, không “tiếp tay” cho mụn sinh sôi, hủy hoại làn da bằng các sai lầm hay thói quen xấu. 

Nhưng rất tiếc, nhiều bạn trẻ chỉ vì nóng lòng trị mụn mà mắc phải những sai lầm không đáng có. Và kết quả mụn lây lan trên diện rộng hơn, sưng viêm, thậm chí có thể bị nhiễm trùng do tự ý nặn mụn. Do đó, khả năng mụn tự hết sau giai đoạn dậy thì là rất khó. 

Tuy vậy, vẫn có những bạn may mắn thoát khỏi mụn sau giai đoạn “tàn khốc” này. Nhưng nỗi ám ảnh về mụn vẫn không dứt. Vì vậy, không ít người thắc mắc rằng liệu mụn có tái phát không? Như đã đề cập ở trên, mụn không chỉ hình thành do hormone giới tính tăng cao gây mất cân bằng mà còn từ nhiều nguyên nhân như thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống không điều độ, chăm sóc da không đúng cách. Vì vậy, khả năng mụn tái phát là hoàn toàn có thể. 

 

Cách chăm sóc da trong giai đoạn mụn tuổi dậy thì

  • Vệ sinh da đúng cách:  Mụn phát triển là do da không sạch, bụi bẩn bám đọng bít tắc lỗ chân lông. Vì vậy, vệ sinh da sạch là một cách giúp ngăn ngừa mụn hình thành. Chưa kể, những sản phẩm làm sạch da còn có khả năng loại bỏ dầu và kiểm soát bã nhờn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu vệ sinh da không đúng cách, quy trình chăm sóc không đúng tẩy trang -> rửa mặt -> tẩy da chết-> toner-> mặt nạ-> serum/ kem trị mụn-> dưỡng ẩm, da mụn lại càng thêm mụn. 
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Các sản phẩm làm sạch và dưỡng ẩm vô cùng quan trọng với làn da mụn. Bởi nhẽ, nếu chọn sản phẩm không phù hợp với loại da: da dầu mụn, da khô mụn, hay da hỗn hợp, sẽ có nguy cơ gây kích ứng da. Từ đó, da yếu hơn, nhạy cảm hơn và mụn càng phát triển nặng hơn. 
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: khi ngủ sớm, cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, các cơ quan bài tiết sẽ hoạt động năng suất hơn giúp hạn chế độc tố tích tụ trên da, nội tiết tố cũng được cần bằng giúp ngăn ngừa mụn nội tiết. Bên cạnh đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước vừa cung cấp độ ẩm, vừa tăng đề kháng và tăng khả năng thanh lọc độc tố. 
  • Không tự ý sờ nắn, nặn mụn: Mụn chỉ lây lan khi được sự ‘tiếp tay” của chính bạn. Tự nặn mụn tại nhà mà không vệ sinh dụng cụ cũng tạo “con đường” cho vi khuẩn từ ổ mụn lây lan sang vùng da lân cận. Chưa kể, khả năng hình thành sẹo rỗ sau mụn do nặn không đúng cách rất cao. 
  • Cân nhắc sử dụng lựa chọn sản phẩm trị mụn: Thông thường khi trị mụn chúng ta luôn tìm đến các sản phẩm kem hay serum trị mụn. Tuy nhiên trước tình hình kem trộn ngày này quá nhiều, với bao bì bắt mắt giá thành lại rẻ hơn các sản phẩm chính hãng ít nhiều. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người trở thành nạn nhân của corticoid. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị mụn tuổi dậy thì có 2 hình thức: thuốc uống và thuốc bôi. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ. 

chăm sóc da mụn tuổi dậy thì 

Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì 

Tuổi dậy thì là lứa tuổi mà chúng ta dần hoàn thiện bản thân về cả thể chất và tinh thần. Trong giai đoạn này sự thayd ổi của cơ thể kéo theo mụn dậy thì là điều khó tránh khỏi. Tuy mụn có thể khiến bạn mất ăn mất ngủ, thiếu tự tin trước bạn bè, nhưng chớ vội vàng, nóng lòng mà mắc phải sai lầm, hãy bình tĩnh chăm sóc da đúng cách và tìm đến tư vấn của bác sĩ khi cần.