Da nhạy cảm được xem như một tình trạng biến thể, chuyển biến xấu từ da khô, da dầu và là kết quả của việc lạm dụng mỹ phẩm, da nhiễm độc. Nếu muốn sớm “cứu nguy” và khôi phục làn da khỏe, hãy chuẩn bị kiến thức ngay hôm nay da nhạy cảm là gì, cách chăm sóc và các câu hỏi thường gặp.
Da nhạy cảm là gì?
Với 2 từ “nhạy cảm” có lẽ bạn cũng đã hình dung được về tính chất của làn da này. Da nhạy cảm được đánh giá là làn da “yếu ớt” nhất và cũng khó chăm sóc nhất. Bởi lẽ, da nhạy cảm luôn trong trạng thái sẵn sàng phản ứng với bất kỳ tác động nào từ bên ngoài môi trường. Nếu da bạn thường xuyên trong trạng thái ngứa ngáy, khô ráp, đồng thời lại rất dễ xảy ra châm chích, bỏng rát khi bạn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da lạ thì thật không may bạn đang sở hữu một làn da nhạy cảm. Chưa kể, làn da có thể mỏng đến mức nhìn thấy mao mạch máu, ửng đỏ sau mỗi lần bạn ra ngoài trời. Và một dấu hiệu dễ nhận biết khác, da nhạy cảm luôn đồng hành cùng mụn.
Da nhạy cảm có thể bắt nguồn từ việc di truyền, hay cũng có thể là kết quả của việc sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần hóa học nhiều (cồn, xà phòng, corticoid) trước đó, hoặc do thói quen chăm sóc da chưa đúng cách khiến làn da từ khỏe trở nên nhạy cảm.
Cách chăm sóc da nhạy cảm
Chăm sóc da nhạy cảm chưa bao giờ là việc dễ dàng, vì da nhạy cảm không đơn thương độc mã lại luôn đi kèm theo đó là mụn. Bởi vậy, vừa chăm sóc da nhạy cảm, lại phải vừa dè chừng các nốt mụn, cách chăm sóc da nhạy cảm cũng cần phải kỹ lưỡng, nếu không bạn sẽ phải đối diện với tình trạng mụn sưng viêm, hủy hoại làn da với các nốt sẹo sau đó.
Để chăm sóc làn da nhạy cảm bạn cần lưu tâm 5 điều sau:
- Lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp: Da nhạy cảm rất dễ kích ứng khi bạn sử dụng sản phẩm mới. Nhưng quan trọng hơn, nếu sản phẩm đó phù hợp thì việc kích ứng sẽ được ngăn ngừa. Nói cách khác, khi chọn sản phẩm chăm sóc da bạn cần lưu ý: Thành phần mỹ phẩm không chứa cồn, xà phòng, corticoid, nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ thương hiệu mỹ phẩm uy tín, chú ý đến các thành phần dưỡng ẩm, nhưng không gây kích ứng, bít tắc tránh tạo điều kiện mụn phát triển, hạn chế tẩy da chết bằng các loại sản phẩm tẩy da chết vật lý, vì có thể gây chà xát, xách rước và khiến da càng thêm kích ứng.
- Thay đổi các thói quen xấu: Nếu bạn thường xuyên sờ tay lên mặt, gãi ngứa thì cần loại bỏ ngay thói quen này. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến việc sinh hoạt thường ngày như ngủ sớm, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, không dùng nước nóng để rửa mặt mà chỉ nên dùng nước ấm.
- Dưỡng ẩm cho da từ trong ra ngoài: Nhiều bạn thường có suy nghĩ, da nhạy cảm mụn nên luôn hạn chế dưỡng ẩm. Tuy nhiên, khi da mất đi độ ẩm, cũng là lúc lớp màng bảo vệ da lipid bị phá vỡ, từ đó tình trạng da sẽ càng yếu ớt hơn và các nốt mụn lại càng dễ hình thành. Và da vốn đã nhạy cảm sẽ lại càng “mong manh” hơn trước các tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy, dưỡng ẩm cho da từ trong ra ngoài là một trong những cách chăm sóc da nhạy cảm hữu hiệu.
- Bạn có thể bổ sung độ ẩm cho da bằng việc dung nạp nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước. Các khoáng chất, vitamin, chất xơ sẽ giúp da tăng độ ẩm và tăng sức đề kháng, cũng như đào thải độc tố. Ngoài ra bạn có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách sử dụng xịt khoáng, kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đừng quên tìm hiểu kỹ thành phần của sản phẩm.
- Bảo vệ da trước ánh nắng và ánh sáng xanh: Ánh nắng mặt trời, tia UV được xem như “kẻ thù” của làn da nhạy cảm. Bởi lẽ, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làn da sẽ ngay lập tức ửng đỏ, nóng rát gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, đừng quên bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài hay phải thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại.
- Hạn chế trang điểm: Mỹ phẩm trang điểm luôn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bụi mỹ phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, dụng cụ mỹ phẩm cũng là con đường đưa vi khuẩn lên da nếu không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Hãy hạn chế trang điểm trong giai đoạn da nhạy cảm để làn da có thời gian phục hồi.
Những câu hỏi thường gặp về da nhạy cảm
Da nhạy cảm rất dễ hình thành từ việc chăm sóc da không đúng từ da dầu hay da khô. Có thể nói, da nhạy cảm đã là chuyển biến xấu ở mức độ cao hơn của da dầu, da khô. Chính vì vậy, để làn da sớm phục hồi như thuở ban đầu, khỏe khoắn thì bạn luôn cần chú ý đến các câu hỏi thường gặp về da nhạy cảm để chuẩn bị kiến thức cho mình và chăm sóc da nhạy cảm tốt hơn.
- Da nhạy cảm có nên xông hơi?
Xông hơi là liệu pháp giúp da thư giãn, điều hòa lưu thông máu huyết, thải độc và thúc đẩy nhân mụn ẩn trồi lên bề mặt da. Tuy vậy, làn da nhạy cảm lại rất mỏng và yếu, khi xông hơi cần phải lưu ý đến nhiệt độ chỉ nên dao động từ 30-40 độ và xông trong vòng 5- 10 phút. - Da nhạy cảm nên dùng nước tẩy trang nào?
Dầu tẩy trang là sự lựa chọn hoàn hảo cho làn da nhạy cảm. Bởi dùng dầu tẩy trang mức độ làm sạch dầu, bã nhờn và lớp trang điểm rất tốt. Ngoài ra khi dùng dầu tẩy trang bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng trên da mà không gây chà xát như bông tẩy trang khi dùng nước tẩy trang. Bên cạnh đó, tẩy trang dạng sữa cũng mềm dịu với da nhưng khả năng làm sạch không hiệu quả bằng và lại rất dễ bị sót trên da sau khi rửa lại với nước. - Da nhạy cảm nên dùng AHA hay BHA?
Như đã nói, da nhạy cảm nên hạn chế tẩy da chết. Tuy nhiên, tẩy da chết lại là bước giúp da loại bỏ các lớp bụi bẩn, bụi mỹ phẩm ẩn sâu dưới lỗ chân lông và lớp sừng hóa trên bề mặt da. Vì vậy, tẩy da chết vẫn là bước không thể thiếu. Nhưng nên áp dụng 2 lần/ tuần, thậm chí 1 lần/ tuần với làn da quá nhạy cảm.
Khi tẩy da chết các sản phẩm dạng hạt sẽ không phải là lựa chọn phù hợp. Thay vào đó, tẩy da chết hóa học AHA và BHA lại vượt trội hơn. Nhưng nên dùng AHA hay BHA cho da nhạy cảm? Câu trả lời là BHA, vì dễ tan trong dầu, hoạt động lại dịu nhẹ không gây kích ứng. Bạn nên sử dụng nồng độ từ thấp đến cao để da dễ thích ứng.
Da nhạy cảm vốn dĩ là luôn sẵn sàng phản ứng lại với bất kỳ tác nhân nào từ môi trường bên ngoài. Và các biểu hiện đi kèm luôn là ửng đỏ, bỏng rát, ngứa, khô da, bong tróc, da mỏng hơn, lộ mao mạch máu và đi kèm là mụn. Nếu muốn sớm “cứu nguy” và khôi phục làn da khỏe, hãy chuẩn bị kiến thức ngay hôm nay da nhạy cảm là gì, cách chăm sóc và các câu hỏi thường gặp.