Da nhờn vốn dĩ là loại da ‘khó chiều’ nhất và rất dễ gặp các vấn đề về mụn, không chỉ mụn nhẹ mà thậm chí là mụn sưng viêm rất nghiêm trọng. Bạn có đang phải “sống chung” vơi da nhờn không? Lưu ngay bài viết dưới đây “da nhờn là gì, nguyên nhân, cách trị và những điều cần biết”, vì biết đâu một ngày bạn rơi vào tình trạng da nhờn và kiến thức này sẽ giúp bạn sớm vượt qua.

 

Da nhờn là da như thế nào?

Da thường xuyên rơi vào tình trạng bóng, ẩm ướt và xỉn màu, bên cạnh đó lỗ chân lông to, lấm tấm mụn đầu đen. Đó là biểu hiện của làn da nhờn. Những ai sở hữu làn da nhờn hầu hết đều phải thường xuyên làm bạn với mụn. Bởi lẽ, lượng dầu nhờn trên da không chỉ khiến da mất thẩm mỹ mà còn là nguồn cơn khiến bụi bẩn dễ bám trên da, lắng đọng dưới lỗ chân lông và sinh ra mụn. 

Nguyên nhân da nhờn do đâu?

Trên thực tế, da nhờn là loại da phổ biến tại nước ta. Chính vì vậy, tình trạng mụn cũng là một trong những bệnh lý về da khiến nhiều người Việt “đau đầu”. Bởi lẽ như đã nói, da nhờn là loại da các nốt mụn thường xuyên xuất hiện và chiếm ngự lâu nhất. 

  • Do di truyền: Ở một số người bẩm sinh vốn đã có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và đó là yếu tố di truyền khiến da dầu nhờn mà không cần bất cứ một tác động nào bên ngoài. Nói dễ hiểu hơn, nếu bố mẹ bạn cũng có làn da dầu nhờn thì hiển nhiên bạn cũng sẽ có da nhờn. Và nếu bố mẹ bạn có mụn ở độ tuổi dậy thì, cũng có nghĩa bạn sẽ không thể thoát khỏi giai đoạn “tàn khốc” đó. 
  • Do rối loạn nội tiết tố: Ở độ tuổi dậy thì, bạn cảm nhận thấy làn da của mình bóng nhờn hơn, hay ở những ngày trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, mãn kinh làn da cũng tiết nhiều dầu nhờn hơn. Sở dĩ vậy, ở những giai đoạn đó, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột, gây nên sự nhiễu loạn, mất cân bằng. Lúc này, cơ thể sẽ tự bật chế độ kích hoạt tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. 
  • Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể khiến nội tiết tố thay đổi. Đó cũng là lý do trong những ngày bạn áp lực vì công việc hay một việc trọng đại, làn da thường tối sầm, xỉn màu, có thể xuất hiện cả mụn. 
  • Do chế độ ăn uống, luyện tập không khoa học: Các thực phẩm cay nóng, nhiều đường, muối, hay giàu đạm như thịt, trứng, sữa bò khi được dung nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nóng trong và ảnh hưởng đến đường bài tiết. Từ đó da khô hơn, tuyến bã nhờn lại càng tăng tiết dầu để làm ẩm. Và đó cũng là cách cơ thể báo hiệu cho “khổ chủ” biết rằng những cơ quan bên trong đang gặp vấn đề cần sớm giải quyết. 
  • Do vệ sinh da chưa kỹ lưỡng và sai cách: Khi bạn chưa làm sạch bụi bẩn tận sâu lỗ chân lông, sẽ gây nên tình trạng bít tắc và dầu nhờn sẽ ngay lập tức bị ứ đọng và kết hợp cùng bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập mà sinh ra mụn. Làn da vốn dĩ là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Vì thế, khi bạn lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc, làm sạch da và vô tình chà xát trên da, nhiều hơn. 

nguyên nhân da nhờn

Nguyên nhân gây da nhờn

Cách trị da nhờn hiệu quả

  • Tạo sự cân bằng nội tiết tố: Trong giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt bạn nên giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái. Bên cạnh đó nếu tình trạng dầu nhờn vẫn quá nhiều bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tố, như thuốc chứa nhiều estrogen - một hormone giúp cân bằng nội tiết hiệu quả. 
  • Cải thiện tình trạng nóng trong: Ăn uống chính là cách giúp bản cải thiện khả năng tiết dầu nhờn vô cùng hiệu quả. Chỉ cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước, cơ thể không chỉ khỏe khoắn hơn, không còn nóng trong mà còn tăng bài tiết, thanh lọc đào thải độc tố. Da không chỉ giảm nhờn mà còn ngăn ngừa mụn hiệu quả. 
  • Vệ sinh da, làm thông thoáng lỗ chân lông: Ngoài bước tẩy trang, rửa mặt, bạn đừng quên tẩy da chết thường xuyên và sử dụng nước hoa hồng. Bởi lẽ, nước hoa hồng vừa giúp cân bằng da, còn lấy đi bụi bẩn sót lại sau rửa mặt đồng thời còn se khít lỗ chân lông, ngăn bụi lắng đọng gây bít tắc. Bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ lượng dầu nhờn trên da trong cả ngày dài. Như thế sẽ giúp da đỡ xỉn màu, dầu nhờn cũng không còn để bụi bẩn dễ bám vào da. 
  • Bổ sung độ ẩm cho da nhờn: Thông thường khi bị da nhờn, nhiều người thường ngại cấp ẩm vì cho rằng càng cấp ẩm da lại càng bí bách càng sinh mụn. Nhưng thực tế, da nhờn vẫn cần độ ẩm, nếu không da bị khô, càng khô dầu càng tiết nhiều hơn, vì đó là nhiệm vụ của tuyến bã nhờn giúp da ẩm. Và vì thế, chúng ta nên chủ động bổ sung độ ẩm cho da, để tuyến bã nhờn không có “cớ” để tăng tiết hơn. Bạn có thể dùng xịt khoáng, mặt nạ cấp ẩm chuyên dùng cho da dầu nhờn, hay kem dưỡng ẩm dạng gel cho da nhờn. 
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm hoạt động tuyến bã nhờn: Về yếu tố di truyền, bạn khó lòng tìm được cách trị da nhờn hiệu quả nhất. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện tình trạng bằng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc uống kháng sinh, chứa Benzol peroxide. Dù vậy, chỉ nên dùng thuốc khi tình trạng dầu quá mức, khiến mụn xuất hiện quá nhiều. Và bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì khi dùng thước sẽ có những tác dụng phụ kéo theo. 

cách trị da nhờn

Cách trị da nhờn hiệu quả

Những điều cần biết về da nhờn

Da nhờn vốn dĩ là loại da ‘khó chiều’ nhất và rất dễ gặp các vấn đề về mụn, không chỉ mụn nhẹ mà thậm chí là mụn sưng viêm rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, da nhờn cần có chế độ chăm sóc phù hợp, cũng như đòi hỏi ‘khổ chủ” phải thấu hiểu làn da của mình và chuẩn bị những kiến thức xoay quanh da nhờn. 

  • Da nhờn và da dầu có giống nhau không?
    Vì sao có người gọi là da dầu, nhưng cũng có lúc lại gọi là da nhờn, liệu da nhờn và da dầu có giống nhau không? Thực tế, da dầu và da nhờn là một, đều là làn da do tuyến bã nhờn tăng tiết dầu nhờn gây nên tình trạng da bóng nhờn mà thành. 
  • Da nhờn có nên dùng dầu dừa?

    Do tình trạng da dầu nhờn vốn dĩ đã tạo cảm giác da mặt luôn giống như “chảo dầu”, vậy nên khi nghe đến dùng dầu dừa để dưỡng ẩm, trị mụn cho da dầu nhờn, nhiều người thường không khỏi ái ngại. Tuy nhiên, trong dầu dừa có vitamin E, Axit Caprylic và axit lauric, acid béo không no, các dưỡng chất này không chỉ giúp da ẩm hơn, khỏe hơn mà còn kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu dừa nên chú ý rửa mặt kỹ sau khi dùng, và dùng vài giọt nước cốt chanh kết hợp để cải thiện tình trạng dầu thừa trên da. 

  • Da nhờn có nên dùng kem dưỡng ẩm không?
    Như đã đề cập ở trên, da nhờn vẫn cần được cấp ẩm. Vì da nhờn vẫn có nguy cơ bị khô, và khi da khô tuyến bã nhờn sẽ càng hoạt động mạnh hơn. Vì vậy, nên cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, khi sử dụng kem dưỡng ẩm, nên lưu ý sử dụng những sản phẩm dạng gel dễ thẩm thấu nhanh, không gây bí bách da. 
  • Da nhờn nên dùng kem chống nắng loại nào?
    Với da nhờn luôn cần ưu tiên những sản phẩm giúp kiềm dầu, kiềm nhờn nhưng vẫn cấp ẩm tốt. Hãy chú ý đến các chỉ số của kem chống nắng, thành phần dạng gel, sữa để dễ dàng thẩm thấu nhanh trên da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng hóa học dạng uống, thay vì vật lý bôi ngoài da. 

những điều cần biết về da nhờn

Những điều cần biết về da nhờn

Da nhờn nếu không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ khiến bạn phải đối diện với mụn. Vì thế, để “sống sót” với làn da dễ dầu nhờn trước hết bạn cần thấu hiểu da nhờn là gì, nguyên nhân, cách trị và những điều cần biết về da nhờn. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào bổ sung kiến thức về da nhờn và xây dựng chế độ chăm sóc da hợp lý. Đừng ngần ngại để lại câu hỏi nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về da nhờn.