Da dầu là nền tảng, cũng như là môi trường lý tưởng để mụn hình thành và phát triển. Vì vậy, nếu không chăm sóc da dầu đúng cách và khoa học bạn sẽ phải sớm đối diện với mụn. Vậy bạn đã biết da dầu là gì, nguyên nhân và cách chăm sóc da dầu ngừa mụn chưa? Tham khảo bài viết ngay sau đây!
Da dầu là gì?
Còn được biết đến với tên gọi “da nhờn”, da dầu là làn da thường ở trạng thái bóng nhờn, da sạm, tối màu và đi kèm là những nốt mụn đầu đen do lỗ chân lông to. Da dầu hình thành là kết quả của tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến dầu thừa ứ đọng nhiều trên bề mặt da. và đây cũng là nguyên nhân mụn thường “ghé thăm” những ai sở hữu làn da dầu nhờn.
Nguyên nhân gây da dầu?
Trên thực tế, khi thấy da đổ nhiều dầu chúng ta thường cho rằng mình thuộc da dầu nhờn. Tuy nhiên, tình trạng đổ dầu nhiều trong một giai đoạn, khoảng thời gian có thể do các thay đổi bên trong và yếu tố bên ngoài gây nên. Và đó thường được gọi là viêm da dầu.
Vậy lý do vì đâu da dầu nhờn?
- Yếu tố di truyền: Bẩm sinh bạn có tuyến bã nhờn phát triển quá mức, da luôn trong tình trạng bóng nhờn dù ở độ tuổi dậy thì, hay không. Đó là yếu tố di truyền, nói cách khác da dầu nhờn cũng được di truyền từ cha mẹ, người trong gia đình. Và đây cũng là nguyên do gây da dầu nhờn phổ biến và khó cải thiện nhất.
- Nội tiết tố rối loạn: Ở giai đoạn dậy thì ở nam và nữ, hay ở chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai và bắt đầu tiền mãn kinh lão hóa, lượng dầu trên da cũng thay đổi do nội tiết tố thay đổi. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, sinh ra nhiều dầu thừa hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này mụn nội tiết thường được hình thành ở cằm, mũi hay trán.
- Cơ quan hệ tiêu hóa, bài tiết gặp vấn đề: Các thực phẩm cay nóng, nhiều đường muối và dầu mỡ chính là nguồn cơn gây nên những cơn nóng trong người, hệ tiêu hóa đến hệ bài tiết đều hoạt động kém đi, Từ đó tuyến bã nhờn lại tăng hoạt động để cấp ẩm cho da, nhưng đồng thời các độc tố chưa được bài tiết sẽ tập trung ở da và cùng vi khuẩn xâm nhập gây nên ổ mụn.
- Da thiếu độ ẩm: Môi trường hanh khô, thời tiết nóng bức đều là nguyên nhân khiến da thiếu nước, thiếu độ ẩm. Đây cũng là tình trạng nhiều người thuộc da khô nhưng vẫn đổ dầu lại lầm tưởng mình thuộc da dầu nhờn. Vì tuyến bã nhờn mang nhiệm vụ bổ sung dầu cho da để dưỡng ẩm, vì vậy da càng khô, dầu tiết càng nhiều.
- Vệ sinh da không đúng cách: Bụi bẩn tích tụ lâu ngày dưới lỗ chân lông sẽ dẫn đến việc làm bít tắc và dầu thừa không thể thoát ra ngoài và từ đó mụn hình thành, dầu thừa lại càng phát sinh hơn để dưỡng ẩm cho da. Việc vệ sinh da chưa kỹ, chưa đủ sạch sâu sẽ gây nên hiện trạng này. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm không phù hợp với da cũng là lý do khiến da càng kích ứng và đổ nhiều dầu. Nhiều bạn thường thắc mắc vì sao ngủ dậy da đổ nhiều dầu. Và việc vệ sinh da không sạch là lý do. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm không phù hợp với da cũng là lý do khiến da càng kích ứng và đổ nhiều dầu, dưỡng chất không thẩm thấu mà làm tắc nghẽn nang lông.
- Lạm dụng mỹ phẩm quá đà: Trang điểm giúp chúng ta đẹp hơn, nhưng cũng mang lại không ít rủi ro khi lạm dụng quá đà. Các hạt bụi phấn, mỹ phẩm là những nhân tố gây bít tắc lỗ chân lông như bụi bẩn thông thường. Chưa kể, một số loại mỹ phẩm kém chất lượng chứa chì, cồn, cortcoid có thể gây nhiễm độc da, không chỉ đổ nhiều dầu, mụn sưng viêm có thể hình thành từ đây.
Cách chăm sóc da dầu ngừa mụn
Da dầu là loại da ưa chuộng của mụn. Nói cách khác, hầu hết tất cả các loại mụn đều xuất hiện ở da dầu từ mụn cám, đầu trắng, đầu đen đến mụn sưng viêm. Cũng chỉ bởi, tuyến bã nhờn là căn nguyên sinh ra mụn và ở da dầu cơ quan này là hoạt động vượt trội hơn hẳn. Để cải thiện da dầu cũng như ngăn ngừa nói không với mụn, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc da dầu hiệu quả.
Da dầu dùng sữa rửa mặt nào?
Sau tẩy trang, rửa mặt được xem là bước đầu tiên và quan trọng giúp bạn loại bỏ đến 90% bụi bẩn trên da. Chính vì vậy, việc sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với da dầu là điều vô cùng quan trọng. Khi chọn sữa rửa mặt bạn cần chú ý đến 5 yếu tố:
- Độ pH phải dao động trong 6-6,5.
- Thành phần thiên về tự nhiên, không chứa dimethicone/silicone, chất giữ ẩm cao khiến da dễ bít tắc.
- ưu tiên sản phẩm chứa 2 – 3% axit salicylic giúp làm giảm nhờn, dầu thừa
- Chứa các thành phần AHA, BHA, hyaluronic, glycerin giúp làm sạch sâu dưới lỗ chân lông, dưỡng ẩm nhẹ cho da mà không gây bít tắc.
- Sữa rửa mặt dạng gel hoặc bọt sẽ phù hợp hơn vì khả năng cuốn sâu dưới bề mặt da.
Da dầu có nên dùng toner không?
Thực tế nhiều toner có chứa cồn vì để làm sạch da. Vì vậy thường mang cảm giác sạch kin kít, da rít, thậm chí đỏ, rát kích ứng với da mỏng, nhạy cảm. Chính vì vậy nhiều người thường e ngại với toner. Dù vậy, toner về bản chất thật sự không chỉ giúp da sạch hơn, cung cấp độ ẩm mà còn cân bằng độ pH cho da. Hãy tìm hiểu kỹ về thành phần toner trước khi sử dụng, loại bỏ những toner chứa cồn ra khỏi danh sách.
Da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm hay xịt khoáng?
Nguyên nhân gây da dầu cũng một phần vì da thiếu nước, khô da. Do đó, bạn nên cấp ẩm cho da ngoài đường ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước thì cấp ẩm trực tiếp trên da cũng rất cần thiết. Bạn có thể xịt khoáng, thường xuyên đắp mặt nạ chuyên dụng cho da dầu và dùng kem dưỡng ẩm. Khi chọn kem dưỡng ẩm hãy lưu ý đến thành phần, ưu tiên dùng dạng gel vì thẩm thấu nhanh và không gây bít tắc.
Da dầu có nên dùng phấn phủ không?
Nhiều bạn thường có thói quen khi bị mụn do da dầu sẽ dùng phấn phủ để che khuyết điểm và tăng sự tự tin khi ra ngoài. Tuy nhiên, hậu quả sau đó nhiều bạn cũng đã nếm trải, tình trạng da dầu nghiêm trọng hơn, mụn cũng xuất hiện ồ ạt hơn. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phấn phủ. Tuy nhiên, hãy chọn những dòng có khả năng kiềm dầu, nhờn, và phải luôn đảm bảo tẩy trang, làm sạch da kỹ lưỡng vào cuối ngày để tránh bít tắc lỗ chân lông.
Da dầu nên dùng kem chống nắng nào?
Tương tự như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng cũng là “vật bất ly thân” của da dầu. Vì không chỉ bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh, mà kem chống nắng cũng có khả năng dưỡng ẩm và kiềm dầu. Hãy chọn kem chống nắng dạng gel hoặc sữa để nhanh thẩm thấu, bạn cũng có thể dùng chống nắng hóa học để giảm thiểu tình trạng nang lông bị bít tắc.
Da dầu là nền tảng, cũng như là môi trường lý tưởng để mụn hình thành và phát triển. Vì vậy, nếu không chăm sóc da dầu đúng cách và khoa học bạn sẽ phải sớm đối diện với mụn. Bài viết trên là phần nào kiến thức giúp bạn tự chăm sóc da dầu cũng như chủ động đối phó khi da bị viêm da dầu. Để lại câu hỏi nếu bạn mong muốn được tư vấn thêm.