Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ nhỏ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sự chú ý và tăng động hơn nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai và điều kiện kinh tế gia đình thuộc dạng nghèo hoặc khá giả.

Nghiên cứu được công bố trên Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine, phát hiện những trẻ em học lớp một có mẹ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi mang thai (được gọi là tiểu đường thai kỳ) được đánh giá có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao gấp hai lần so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi

Việc sống trong một gia đình có điều kiện kinh tế xã hội dưới mức trung bình cũng tăng gấp đôi nguy cơ mắc ADHD ở trẻ sáu tuổi. Nhưng trẻ em có cả hai yếu tố nguy cơ, mẹ bị tiểu đường thai kỳ và lớn lên trong một gia đình không có điều kiện—có nguy cơ mắc ADHD tăng gấp 14 lần so với trẻ không có yếu tố nguy cơ.

Các phát hiện không chứng minh rằng bệnh tiểu đường thai kỳ trực tiếp gây ra ADHD, nhưng các nhà nghiên cứu muốn gửi một thông điệp tới các bà mẹ và bác sĩ đó là bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho đứa trẻ sau khi sinh, đặc biệt là nếu đứa trẻ lớn lên trong một môi trường khó khăn.

Tiến sĩ Yoko Nomura, tác giả chính của nghiên cứu, trợ lý giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Trường Y khoa Mount Sinai, New York cho biết: “Các bà mẹ nên lưu ý bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.”

Bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 5% sản phụ ở Hoa Kỳ, thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba—tương đương với khoảng thời gian mà thai nhi trải qua giai đoạn phát triển trí não quan trọng.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho đứa trẻ sau khi sinh

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho đứa trẻ sau khi sinh

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu (glucose) cao bất thường. Nomura cho biết, nếu thai nhi bị tấn công liên tiếp bởi lượng đường dư thừa trong máu, năng lượng thường được sử dụng để phát triển hệ thần kinh có thể có khả năng được chuyển hướng để hấp thụ lượng dư thừa đó. Kết quả là hệ thần kinh trung ương có thể không phát triển đúng cách.

Nomura cũng cho biết, việc lớn lên trong nghèo đói có thể sẽ làm trầm trọng thêm bệnh trạng về hệ thần kinh tiềm ẩn. “Khi em bé được sinh ra trong các hộ gia đình có tình hình kinh tế xã hội cao hơn, các bé sẽ được tiếp cận tốt hơn với các hoạt động chăm sóc y tế và các biện pháp khắc phục, kích thích trí tuệ hiện đại, bé cũng được ăn các thực phẩm tốt hơn”.

Luigi Garibaldi, Bác sĩ Y khoa, giám đốc lâm sàng của khoa nội tiết nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Pittsburgh cho biết ngoài ra, thai phụ có thu nhập thấp thường không thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ tốt bằng các phụ nữ có thu nhập khá. Tiểu đường khi mang thai không hẳn quá nghiêm trọng, nhưng nếu không quan tâm đúng mực, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển não bộ của trẻ”.

Nomura và các đồng nghiệp của bà đã theo dõi 212 trẻ em có các điều kiện khác nhau về mặt kinh tế và xã hội sống ở Queens, N.Y., 10% trong số đó có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Hằng năm, nhà tâm lý học hoặc nghiên cứu sinh được đào tạo tiến hành đánh giá từng đứa trẻ trong độ tuổi từ mẫu giáo đến sáu tuổi về các triệu chứng ADHD.

Nghiên cứu có một số thiếu sót. Quy mô tương đối nhỏ và mặc dù các nhà nghiên cứu đã xem xét đến tiền sử ADHD của cha mẹ, nhưng họ không thu thập dữ liệu về việc liệu những đứa trẻ này có anh chị em hoặc người thân khác gặp vấn đề về chú ý hay tăng động không. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng không đo lường được các sản phụ kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ ở mức độ nào.

Mẹ bầu cần có nhận thức đầy đủ về tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu cần có nhận thức đầy đủ về tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, Joel Nigg, Tiến sĩ, giáo sư tâm thần học tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon, Portland cho biết, nghiên cứu này là một lời nhắc nhở rằng môi trường trong bụng mẹ và khi được chào đời dường như ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ADHD của trẻ.

Ví dụ, nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ADHD cao hơn nếu trẻ tiếp xúc với chì và một số loại thuốc trừ sâu. Nigg, người đã viết một bài xã luận đi kèm nghiên cứu cho biết “Để phòng ngừa, chúng tôi có thể muốn thêm bệnh tiểu đường thai kỳ vào danh sách các yếu tố nguy cơ cần lưu ý”.