Mụn cám dù không “gây thương nhớ” nhiều như các loại mụn bọc, mụn mủ, sưng viêm nhưng lại khiến chúng ta không khỏi bận lòng. Bởi nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời, mụn cám có thể phát triển thành các loại mụn nghiêm trọng hơn, mụn sưng viêm, mụn bọc mủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức xoay quanh mụn cám, mụn cám là gì, nguyên nhân, cách trị và những vấn đề cần biết. 

 

Mụn cám là gì?

Hay còn được biết đến với tên gọi mụn trứng cá, nhưng mụn cám thuộc loại mụn nhẹ, không viêm nhiễm, mưng mủ hay sưng đau. Tuy nhiên, mụn cám lại xuất hiện trên diện rộng nơi mũi, cánh mũi, ở má hay trán. Và mụn cám tuy chỉ biểu hiện là các nốt mụn nhỏ li ti có đầu trắng hoặc hơi xỉn màu nhưng lại khiến làn da rất thiếu thẩm mỹ, gây khó khăn khi trang điểm. 

Nguyên nhân gây mụn cám 

  • Mụn cám ở trán biểu thị cơ thể đang bị nóng trong, khả năng lưu thông máu huyết kém khiến độc tố tích tụ.
  • Mụn cám ở má là lời kêu gọi của ruột, và hệ tiêu hóa đang suy giảm chức năng đào thải, hay cơ quan hô hấp phổi có vấn đề. 
  • Mụn cám ở mũi là dấu hiệu cho thấy dạ dày, nội tạng nóng trong, chức năng hoạt động kém kéo theo cơ thể và làn da bị ảnh hưởng. 
  • Mụn cám ở cằm khi hệ sinh sản, nội tiết tố đang bị thay đổi đột ngột mất cân bằng. 
  • Vệ sinh da chưa đúng: Da không được làm sạch triệt để, các lỗ chân lông bị bít tắc, khiến dầu nhờn từ tuyến bã nhờn tiết ra bị ứ đọng và sinh nên mụn. 
  • Nội tiết tố thay đổi đột ngột: Giai đoạn tuổi dậy thì ở cả nam và nữ, hay chu kì kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh ở nữ cũng khiến nội tiết tố mất cân bằng, hay khi hệ sinh sản gặp vấn đề như đa nang buồng trứng cũng khiến rối loạn nội tiết tố khiến mụn cám xuất hiện ở cằm và mũi. 
  • Chế độ ăn uống không khoa học dung nạp quá nhiều đạm, dầu mỡ, đường và muối sẽ khiến hệ tiêu hóa nóng trong, ruột không được bổ sung vitamin, chất xơ đầy đủ khó bài tiết và độc tố bị tích tụ. Đó là lý do mụn cám ở má lên dày đặc
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Thường xuyên trang điểm cũng khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Chưa kể, các loại mỹ phẩm không nguồn gốc, “kem trộn” thường chứa nhiều thành phần hóa học, corticoid giúp đẹp nhanh nhưng da cũng nhanh tàn trông thấy. Corticoid khiến da bị nhiễm độc và dễ dàng gây nên các nốt mụn cám, mụn sưng viêm khi không được đào thải ra ngoài. 

nguyên nhân gây mụn cám

Nguyên nhân gây mụn cám

Cách trị mụn cám hiệu quả

  • Vệ sinh da chuẩn khoa học: Mọi nốt mụn đều sinh ra từ việc vệ sinh da kém, bụi bẩn và vi khuẩn được đưa lên da có cơ hội xâm nhập và sản sinh ra mụn. Vậy nên để trị mụn cám hiệu quả đầu tiên chúng ta phải xây dựng quy trình vệ sinh da đứng- đủ bước. Tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết và nước hoa hồng được xem là 4 bước không thể thiếu khi làm sạch da. Hãy chọn những sản phẩm phù hợp với tình trạng da khô, dầu hay hỗn hợp. Đồng thời, đừng quên hạn chế sử dụng mỹ phẩm quá đà vì có thể không chỉ gây bít tắc lỗ chân lông mà còn là con đường đưa vi khuẩn lên da nếu dụng cụ mỹ phẩm không sạch. 
  • Lấy mụn cám bằng mặt nạ tự nhiên: Nhiều bạn thường thắc mắc có nên nặn mụn cám không. Câu trả lời là có. Dù vậy, bạn cần có kỹ thuật khi lấy nhân mụn cám. Vì khi lấy không hết chân mụn có thể gây sưng viêm, và mụn cám phát triển thành mụn bọc mủ khó chữa hay để lại thâm mụn xấu xí.Thay vì dùng dụng cụ lấy nhân mụn, bạn có thể sử dụng các mặt nạ tự nhiên giúp thúc đẩy nhân mụn trồi lên trên bề mặt da dễ dàng. Mặt nạ từ chanh và lòng trắng trứng, nha đam, dầu oliu. Mỗi loại mặt nạ đều có những cơ chế tác động riêng. Tuy nhiên, dưỡng chất, vitamin, khoáng chất trong từng nguyên liệu đều giúp da tăng sức đề kháng, thúc đẩy nhân mụn được đào thải ra ngoài mà không cần nặn lấy. Dù vậy, mặt nạ tự nhiên cũng có khuyết điểm đó là tác động chậm và không lấy hết trọn vẹn toàn bộ nhân mụn. Có những nốt mụn sẽ bị bỏ sót. Vì vậy, để giải quyết toàn diện mụn cám, bạn nên đến spa để được lấy mụn chuẩn y khoa. 
  • Sử dụng thuốc bôi hỗ trợ: Khi tình trạng mụn trên diện rộng và kéo dài lâu, bạn nên cần đến các loại thuốc bôi vừa thúc đẩy nhân mụn ra ngoài, vừa làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn tránh mụn phát triển và lây lan. Các loại thuốc bôi phổ biến như Tetracycline, Minocycline, Clindamycin. hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo liều lượng, cách dùng và không gây tác dụng phụ cho da. 
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh: uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vừa giúp hệ tiêu hóa, đường ruột hoạt động tốt, cơ thể tăng khả năng đào thải thanh lọc độc tố, đường máu huyết lưu thông. Và hơn thế, sức đề kháng, độ ẩm của da được tăng lên, tuyến bã nhờn giảm tăng tiết hạn chế và ngăn ngừa mụn cám hiệu quả. 

cách trị mụn cám hiệu quả

Cách trị mụn cám hiệu quả

Những điều cần biết về mụn cám

Mụn cám và những vấn đề về mụn cám là điều mà nhiều người quan tâm. Bởi dù mụn cám được xem là loại mụn nhẹ nhưng nếu không xử lý đúng cách cũng có thể biến chứng thành các loại mụn nghiêm trọng hơn. 

  • Có nên nặn mụn cám ở mũi không?
    Mụn cám thường xuất hiện ở mũi và cánh mũi. Nặn mụn cám là cách nhanh nhất loại bỏ những nốt mụn xấu xí. Nhưng chỉ nên nặn mụn khi bạn tự tin với thao tác của mình không để lại chân mụn và đồng thời vệ sinh dụng cụ nặn sạch sẽ đảm bảo không tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. 
  • Lột mụn cám có nên không?
    Lột mụn là một hình thức nhằm lấy nhân mụn ra khỏi ổ mụn. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, đơn giản, không đau. Nhưng hiệu quả không cao và nguy cơ để lại lỗ chân lông to. 
  • Sau khi nặn mụn cám nên làm gì?

    Sau khi nặn mụn cám tại nhà hoặc spa bạn nên sử dụng nước muối để rửa sạch, hạn chế sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da trong ngày hôm đó. Bạn có thể đắp mặt nạ dịu da từ nha đam, hay tinh dầu tràm trà vừa giảm sưng mà còn se khít lỗ chân lông. 

những điều cần biết về mụn cám

Những điều cần biết về mụn cám

Bài viết trên giúp bạn tổng hợp những kiến thức xoay quanh mụn cám, mụn cám là gì, nguyên nhân, cách trị và những vấn đề cần biết. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay câu hỏi, đừng ngần ngại để lại dưới bài viết này để bác sĩ sớm tư vấn và giải đáp.