Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những bạn trẻ lần đầu có thiên thần nhỏ. Bài viết này sẽ chỉ ra những địa điểm tiêm chủng uy tín nhất, cả những lưu ý cần thiết trước và sau khi tiêm để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.
1. Những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng cho trẻ
1. Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì?
Một số mũi tiêm có thể dẫn đến sốt nên mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như uống nước lá tía tô và cho con bú giúp giảm sốt và sưng đau cho bé. Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé bú vừa phải, tránh bú quá no dẫn tới tình trạng nôn trớ.
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ
Dù tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu thì mẹ cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ tình trạng sức khỏe gần đây của trẻ cũng như cung cấp cho bác sĩ tình hình sau khi tiêm của bé trong các mũi tiêm phòng cho trẻ em trước đó để bác sĩ có phương án xử lý trong những tình huống khẩn cấp.
3. Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bé gặp tình trạng kháng thuốc với các loại vắc – xin trước đó, sốt quá cao hay mắc một số căn bệnh như hen suyễn hoặc phổi bẩm sinh. Một số trường hợp bé sinh non dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi tiêm chủng.
4. Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì
Mẹ không nên đưa bé về luôn mà cần theo dõi trong nửa tiếng đề phòng tình huống sốc phản vệ với thuốc. Khi về nhà theo dõi, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến biểu hiện của con. Những em bé có cơ địa nhạy cảm có thể bị sưng đỏ và nổi cục tại vết tiêm nhưng sẽ tự biến mất sau vài tiếng. Mẹ có thể chườm mát để giảm đau cho bé.
5. Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
Dù tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu thì các bé vẫn thường có các phản ứng sau khi tiêm như sốt nhẹ, sưng hoặc quấy khóc. Ngoài ra, nếu tiêm ở cơ sở không uy tín hay thuốc không phù hợp với trẻ có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.
6. Đi tiêm phòng trong những ngày lạnh
Những ngày thời tiết lạnh giá khi đưa bé đi tiêm mẹ nên trang bị đủ đồ ấm cho bé. Ngoài ra, trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì đó để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ví dụ như ăn nhiều trái cây, rau xanh, ăn uống đủ chất và cho bé bú.
7. Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện
Khi trẻ có hiện tượng sốt cao, khóc quá nhiều hay vết tiêm sưng tấy không lặn mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
2. Địa chỉ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu tốt nhất?
1. Trung tâm Y tế dự phòng
Địa chỉ tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Mẹ có thể liên hệ với trung tâm theo số điện thoại (024) 39 935 688.
2. Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện ngụ tại 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Mẹ có thể liên hệ đến tiêm phòng theo số điện thoại 024 3834 3700.
3. Bệnh viện quốc tế Vinmec
Nếu mẹ đang phân vân tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu chất lượng, dịch vụ tốt nhất thì nhất định phải kể đến bệnh viện quốc tế Vinmec. Tùy mỗi thời điểm mà giá thành của các mũi tiêm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về chất lượng vắc – xin và thái độ phục vụ, bệnh viện Vinmec vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho mẹ và bé. Các mẹ có thể tham khảo các loại thẻ bảo hiểm Vinmec cho mẹ và bé giá ưu đãi hay mua thẻ Vinbaby để giảm chi phí tối đa cho những lần thăm khám và tiêm chủng sau này của bé yêu. Ngoài ra, hiện tại bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Mẹ có thể tham khảo thêm về lợi ích, chi phí và thời gian của việc lưu trữ máu cuống rốn để hiểu rõ hơn về dịch vụ này.
4. Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ tiêm phòng này có cơ sở tại số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Mẹ liên hệ qua số điện thoại 024 3577 1100.
5. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và Y tế dự phòng
Trung tâm ngụ tại số 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mẹ liên hệ qua số điện thoại (024) 3971 7694.