Dậy thì là một trong những giai đoạn khiến cơ thể xảy ra rất nhiều thay đổi nhất là về vấn đề nội tiết tố. Đó cũng chính là lý do nhiều em học sinh gặp phải tình trạng mụn nổi liên tục trên bề mặt da. Bên cạnh đó với những thói quen chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, tình trạng mụn ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trầm trọng đến thẩm mỹ. Kéo theo đó là sự tự ti và ngoại hình, tâm lý buồn phiền, lo lắng.

Hiểu được tình trạng này, chúng tôi mang đến bài viết về các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì cũng như cách ngăn ngừa. Tham khảo những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn thanh thiếu niên và những bậc phụ huynh, phòng tránh cũng như hạn chế những hậu quả mà mụn mang lại.

1. Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây ra mụn ở độ tuổi thanh thiếu niên chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Lúc này, hormone sinh dục phát triển mạnh, kích thích tuyến dầu tiết ra quá nhiều, dẫn tới tích tụ bã nhờn trên da. Kết hợp với đó là thói quen vệ sinh da không đúng cách có thể khiến bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi và phát triển.

Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Dưới đây là 5 loại mụn phổ biến nhất ở độ tuổi dậy thì:

Loại 1: Mụn đầu đen tuổi dậy thì

Đây là loại mụn cực kỳ quen thuộc trên cơ địa da của người Việt, nhất là vào độ tuổi dậy thì. Chúng hình thành do bã nhờn và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. 

Đặc điểm nhận dạng của loại mụn này là những nốt mụn với nhân cứng có 1 đầu màu hiện trên bề mặt da nên bị oxy hóa có màu đen. Đầu còn lại bên trong lỗ chân lông có màu trắng đục. 

Loại mụn này không gây sưng đau, nhưng lại khiến lỗ chân lông bị giãn nở, tăng tiết bã nhờn và rất dễ tái phát. Đồng thời nếu không được xử lý kịp thời có thể gây viêm và biến chứng thành mụn nguy hiểm.

Loại 2: Mụn đầu trắng thanh thiếu niên

Mụn đầu trắng tương tự mụn đầu đen về nguyên nhân hình thành. Tuy nhiên, do nhân mụn ẩn bên trong lỗ chân lông nên có nhân màu trắng. Chính vì vậy mà chúng khó nhìn thấy bằng mắt thường, đôi khi gây sần sùi khi sờ vào. Loại mụn này cũng có thể gây viêm nếu không giữ vệ sinh đúng cách.

Loại 3: Mụn sưng đỏ giai đoạn dậy thì

Tuổi dậy thì thường chưa được trang bị kiến thức đúng đắn về việc điều trị mụn và thói quen chăm sóc da. Vì vậy, một khi bị mụn đầu trắng, đầu đen rất dễ bị viêm nhiễm, dẫn tới các biểu hiện như: đỏ, sưng tấy gây cảm giác đau đớn khi chạm vào.

Mụn này rất dễ để lại sẹo thâm trên da nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Loại 4: Mụn mủ do viêm nhiễm gặp ở tuổi dậy thì

Một khi mụn bị vi khuẩn tấn công,  viêm nhiễm nang lông thì sẽ hình thành nên nhân mụn lớn, chứa mủ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Mụn sưng to, gây đau nhức, có thể gây sẹo lõm và vết thâm.

Loại 5: Mụn bọc - loại mụn nặng nề ở tuổi vị thành niên

Đây có thể coi là loại mụn nặng nề nhất ở tuổi vị thành viên. Chúng có nhân ăn sâu vào bên trong da, không chỉ sưng to, chứa nhiều mủ, gây nhức mà chắc chắn rằng sẽ để lại sẹo lõm, vết thâm. 

Những em học sinh, sinh viên gặp phải loại mụn này thường buồn phiền, lo lắng và tự ti vì ngoại hình bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì loại mụn này.

Mụn bọc là loại mụn nặng nề ở tuổi vị thành niên

Mụn bọc là loại mụn nặng nề ở tuổi vị thành niên

2. Cách phòng ngừa mụn ở tuổi dậy thì

Một khi bị mụn tuổi dậy thì nên đến thăm khám tại bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các lưu ý dưới đây để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình loại bỏ mụn được diễn ra một cách tốt nhất.

Phương pháp 1: Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày

Bạn có biết rằng nguyên nhân chính gây ra mụn chính là do sự bít tắc bên trong lỗ chân lông do da không được làm sạch đúng cách? Nhất là vào độ tuổi vị thành niên, lúc này dầu nhờn tiết ra quá nhiều càng làm bề mặt da dễ tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Hãy rửa mặt với sản phẩm chuyên dụng phù hợp với làn da 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, giữ các vật dụng như khăn mặt, gối, chăn luôn sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh cho làn da.

Phương pháp 2: Duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh

Ở giai đoạn dậy thì, nhiều em thường không thích ăn rau xanh và trái cây. Thay vào đó là các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,... Thực chất việc mất cân bằng chế độ ăn uống này sẽ khiến cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, thải ra da, gây mụn.

Vì vậy hãy cố gắng ăn rau, trái cây, uống nhiều nước để phòng ngừa và giảm mụn.

Phương pháp 3: Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học

Hãy tập thói quen không thức khuya, không dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại, máy tính. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ vận động hợp lý, học tập và vui chơi cân bằng để tránh căng thẳng và stress cũng là một cách ngừa mụn.

3 cách phòng ngừa mụn ở tuổi dậy thì

3 cách phòng ngừa mụn ở tuổi dậy thì

Trên đây là các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì và cách ngăn ngừa hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo để biết thêm những kiến thức hữu ích. 

Nếu muốn điều trị mụn tận gốc, an toàn và chuẩn y khoa cho tuổi dậy thì, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ tại Dr. Huệ Clinic & Spa để được thăm khám và tư vấn miễn phí

Dr. Huệ Clinic & Spa

Hotline: 1900.636.654 - 028.73.081.281

Địa chỉ: 278/8 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM