Mâm cơm cúng ngày cuối năm là một trong những nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa thiêng liêng, hướng đến những điều tốt đẹp, được gìn giữ qua nhiều thế hệ người dân Việt Nam cho đến nay. Nếu không biết chuẩn bị mâm cúng 30 Tết này như thế nào cho đúng nhất, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Mâm cỗ cúng tất niên 30 Tết gồm những món gì?
1. Mâm cỗ cúng Tất niên miền Bắc
Để chuẩn bị mâm cũ thì bạn cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả. Thông thường mâm ngũ quả của người miền Bắc bao gồm các loại trái cây nội địa tươi ngon quen thuộc như chuối xanh, thanh long, phật thủ, bưởi, dưa hấu, quýt, hồng ...Mâm ngũ quả để cúng gia tiên chiều 30 Tết, bạn nên chọn những loại hoa quả tươi thông dụng, màu sắc bắt mắt có thể ăn được và chưng đẹp mắt.
Mâm cúng tất niên của miền Bắc bao gồm 4 đĩa và 4 bát. Trong đó 4 đĩa bao gồm thịt lợn, thịt gà, giò và chả quế. Ngoài ra một số vùng còn có thêm một dĩa xôi gấc để cầu cho cả năm được may mắn, sung túc. Mâm cơm ngày 30 Tết để cúng gia tiên của người Bắc còn còn có 4 bát là bát mọc thả nấm, bát giò hầm măng, bát bóng thả và bát miến dong.
Ngày nay nhiều gia đình khá giả hơn thì còn biến tấu thành 6 hay 8 bát và dĩa với đa dạng các loại món ăn hơn. Tuy nhiên cơ bản nhất hải có 4 đĩa và 4 bát món ăn như trên.
Ngoài ra trên mâm cúng 30 Tết của người Bắc cũng không thể thiếu bánh chưng dùng kèm với hành muối hay dưa chua.
Cành đào là loại hoa không thể thiếu trên mâm cúng ngày cuối năm của người miền Bắc.
2. Mâm cỗ cúng Tất niên miền Trung
Mâm cỗ của người miền Trung cũng có các loại hoa quả. Thông thường người miền Trung hay cúng chuối xanh và trên đó có bỏ thêm nhiều loại trái cây khác nhau, miễn sau chưng cho đĩa trái cây nhìn đẹp và đầy đủ nhất.
Mâm cỗ người miền Trung ngoài bánh chưng còn có bánh Tét và nhiều món ăn thịnh soạn giống như cung đình Huế ngày xưa như dưa món, chả giò Huế, thịt heo luộc, thịt đông, gà bóp rau răm, giò nấu măng khô, giá chua, cá chiên …
Ở một số vùng khác trên mâm cúng ngày 30 Tết còn có chả tôm, nem lụi, cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa. Người miền trung hay dùng hoa sen hay các loại hoa có màu sắc may mắn để chưng cúng trong mâm cơm tất niên gia tiên chiều 30 Tết.
3. Mâm cỗ cúng Tất niên miền Nam
Đối với người miền Nam trên mâm cỗ cúng gia tiên cuối năm thường có mâm ngũ quả với các loại trái cây như là trái mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung … Ngày nay mâm ngũ quả của người miền Nam cũng đa dạng và phong phú hơn xưa với nhiều loại trái cây ngon và bổ hơn xưa với tấm lòng thành kính của người đang sống dành cho những người đã mất.
Những món ăn thường xuất hiện trên mâm cúng 30 Tết của người miền Nam là bánh tét, củ kiệu, canh măng nấu, thịt kho hột vịt, canh khổ qua dồn thịt, đĩa thịt heo luộc, chả giò, nem chua, dưa giá, gỏi tôm thịt … Ngày nay người miền Nam cũng biến tấu các món ăn trong mâm cúng với nhiều món ăn đa dạng hơn, tuy nhiên về cơ bản thì cũng có những món ăn trên vì đây là truyền thống xa xưa của người miền Nam.
Trên mâm cơm cúng của người miền Nam ngày 30 Tết cũng không thể thiếu cành mai vàng tươi hay những cành bông thọ với ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới và xua đuổi được tà ma chống phá.
2. Những điều cần lưu ý cho mâm cỗ cúng tất niên đúng chuẩn
Trên bàn thờ chính bạn nên đặt các loại hoa quả tươi hay trái cây và một ít vàng mã tượng trưng còn mâm cơm cúng thường được đặt dưới một chiếc bàn con ở phía dưới. Bạn cũng có thể đặt bánh chưng và xôi chè lên bàn thờ chính.
Đối với mâm ngũ quả cúng gia tiên nên chọn những loại trái cây thông dụng và ăn được. Bạn nên chưng mâm ngũ quả đẹp mắt và nên chọn những loại vừa chín tới, không nên chọn trái cây quá xanh hay quá chín. Bạn cũng nên tránh mua hoa quả xanh hay các loại trái cây bằng nhựa. Mâm ngũ quả nên đặt về 2 phía của bàn thờ tuyệt đối không được để trước chính giữa của bát hương. Có thể mua đồ thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên mới theo quan niệm đón chào năm.
Hoa bày trên bàn thờ trong mâm cúng ngày 30 Tết cũng phải là hoa tươi, không nên dùng hoa giả hay hoa nhựa. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà bạn chọn hoa cho thích hợp nhất. Bình hoa cũng nên để về 2 phía của bàn thờ không nên để trực diện.
Điều đặc biệt là trong bữa cơm cùng này phải có mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình để tỏ vẻ thành kính với người đã khuất và cùng gia đình sum vầy sau một một năm làm việc vất vả. Cầu mong gia tiên phù hộ cho các thành viên trong năm mới làm ăn thêm phát đạt và thành công hơn.
Chắn hẳn với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn chuẩn bị được mâm cúng 30 Tết một cách đầy đủ và bài bản nhất. Có như thế ông bà tổ tiên mới có thể thấy được lòng thành kiến của người đang sống, cũng như sẽ phù một một năm nhiều may mắn. Sau khi cúng cả gia đình sẽ cùng ngồi bên nhau ăn uống và chia sẻ về những gì đã qua trong năm và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.