Phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn so với nam giới, và trong khi các tiêu chuẩn chẩn đoán là như nhau, có một số khác biệt quan trọng giữa cách đàn ông và phụ nữ trải qua rối loạn tâm trạng này.
Phụ nữ có nhiều nỗi buồn, mặc cảm tội lỗi, họ thể hiện những cảm xúc đó rõ ràng hơn và thường có những lo lắng, chứng rối loạn ăn uống. Nữ giới cũng dễ bị tổn thương với các loại trầm cảm mà nam giới không gặp phải, bao gồm trầm cảm trong, sau khi mang thai, trước khi có kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh.
Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm, nhưng vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, phụ nữ có nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm cao gấp đôi đàn ông.
Họ cũng có nhiều khả năng mắc các dạng trầm cảm khác bao gồm rối loạn trầm cảm kéo dài, rối loạn cảm xúc theo mùa và loại rối loạn lưỡng cực bao gồm các giai đoạn trầm cảm.
Phụ nữ có thể có một số triệu chứng trầm cảm khác với nam giới. Họ có xu hướng thể hiện nỗi buồn nhiều hơn, cảm thấy tội lỗi, vô giá trị hơn đàn ông, những người thường thể hiện sự chán nản thông qua sự tức giận và hung hăng.
Bởi vì phụ nữ dễ mắc trầm cảm hơn nên điều quan trọng là các cá nhân phải biết các dấu hiệu của bệnh và được chẩn đoán, điều trị. Phương pháp điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy khá hơn và kiểm soát được các triệu chứng trầm cảm.
1. Các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng
Trầm cảm lâm sàng là một trong những bệnh tâm thần được chẩn đoán phổ biến nhất, và cùng với rối loạn lưỡng cực được coi là một rối loạn tâm trạng. Dạng trầm cảm này gây ra một tâm trạng khó chịu, dai dẳng và khó lay chuyển, không chỉ đơn giản là cảm thấy suy sụp hay ủ rũ, và dạng trầm cảm này cần được điều trị để cảm thấy tốt hơn. Bệnh nhân mắc ít nhất năm tiêu chí chẩn đoán trong hầu hết các ngày trong ít nhất hai tuần, sẽ bị coi là mắc chứng trầm cảm chính:
- Một tâm trạng khó chịu, chán nản gây ra sự tuyệt vọng, buồn bã và trống rỗng. Ở tuổi thiếu niên, điều này có thể gây khó chịu nhiều hơn là nỗi buồn
- Mất hứng thú, không còn cảm giác với các hoạt động mang đến niềm vui
- Thay đổi khẩu vị và cân nặng
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Tâm trạng thay đổi, cơ thể cảm thấy chậm lại hoặc bồn chồn hơn bình thường
- Cảm thấy mệt mỏi
- Cảm thấy vô giá trị hoặc tội lỗi theo những cách không phù hợp hoặc không tương xứng với tình huống của một cá nhân
- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc hoàn thành công việc
- Suy nghĩ về cái chết và tự tử
Một chẩn đoán trầm cảm chính phải bao gồm ít nhất năm trong số các triệu chứng này. Trong số đó, ít nhất phải có một triệu chứng là mất hứng thú với các hoạt động hoặc tâm trạng chán nản. Các triệu chứng cũng phải đủ nghiêm trọng để gây ra suy yếu và nhiều nỗi đau buồn.
2. Các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ
Các tiêu chuẩn chẩn đoán và triệu chứng trầm cảm là giống nhau cho tất cả mọi người, nhưng thường có sự khác biệt trong các dấu hiệu trầm cảm giữa 2 giới. Chẳng hạn, đàn ông và phụ nữ thường thể hiện cảm xúc khác nhau. Một người đàn ông bị trầm cảm có nhiều khả năng tức giận và đổ lỗi cho người khác. Phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng thể chất của trầm cảm, bao gồm đau hoặc khó chịu ở dạ dày.
Phụ nữ có nhiều khả năng thể hiện nỗi buồn là nỗi buồn, tự trách mình về các cảm giác và phát triển những thói quen không lành mạnh vì trầm cảm, thích ăn uống theo cảm xúc. Các triệu chứng trầm cảm phổ biến hơn ở phụ nữ bao gồm cảm giác tội lỗi, xấu hổ, lo lắng và tăng cân. Nữ giới có nhiều khả năng tự tử nhưng ít thành công hơn trong việc này so với nam giới.
3. Dấu hiệu trầm cảm ở thiếu nữ
Cũng như người lớn, các cô gái tuổi teen có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn các chàng trai. Và các triệu chứng cũng có thể khác nhau, so với người lớn và bé trai. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên, để có thể can thiệp nếu cần thiết:
- Thay đổi tâm trạng, có thể bao gồm buồn bã và cáu kỉnh
- Rút khỏi gia đình và bạn bè
- Hiệu suất học tập giảm
- Thay đổi hành vi, như ngủ, ăn và mức năng lượng
- Thiếu hứng thú với những thứ từng được yêu thích, như trường học, bạn bè, câu lạc bộ hoặc thể thao
- Lo lắng quá mức
- Tự làm tổn thương bản thân
- Rối loạn ăn uống
4. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Có một vài loại trầm cảm mà chỉ có phụ nữ dễ mắc phải và hormones là yếu tố kích thích hoặc yếu tố nguy cơ khiến tâm trạng xuống thấp. Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt, hay PMS, mà nhiều phụ nữ gặp phải. PMDD nghiêm trọng hơn, và có thể gây ra các triệu chứng tương tự trầm cảm chính như chuột rút và các triệu chứng thực thể khác điển hình của PMS.
Loại trầm cảm này thường bắt đầu từ 07 đến 10 ngày trước thời kỳ phụ nữ và có thể tồn tại trong vài ngày. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm các triệu chứng PMDD. Ngoài các triệu chứng trầm cảm chính, tình trạng này có thể gây ra:
- Lo lắng
- Căng thẳng
- Nhạy cảm quá mức
- Tâm trạng lâng lâng
- Khó chịu và tức giận
- Cảm giác bị choáng ngợp hoặc thiếu kiểm soát
- Các triệu chứng thực thể của PMS có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm chuột rút, bầu ngực, nhức đầu và đầy hơi
5. Trầm cảm trước sinh và sau sinh
Trầm cảm khi mang thai được gọi là trầm cảm trước sinh, và sau khi sinh được gọi là trầm cảm sau sinh. Phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi nội tiết tố trong và sau khi mang thai, dường như không có gì lạ khi cảm thấy chán nản một chút.
Tuy nhiên, chán nản dai dẳng và nghiêm trọng là không bình thường và có thể được chẩn đoán là một trong hai tình trạng bệnh trên. Các triệu chứng bao gồm các dấu hiệu trầm cảm điển hình của phụ nữ trước và sau sinh mà gia đình nên chú ý vì cũng có thể gặp:
- Khó liên kết hoặc tìm mối liên hệ với em bé
- Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, bao gồm khó chịu hoặc tức giận dữ dội
- Khóc không thể kiểm soát và không thể đoán trước
- Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và giống như một người mẹ tồi
- Tấn công hoảng loạn
- Những suy nghĩ quấy rối làm hại bản thân hoặc em bé
Triệu chứng cuối cùng là bất thường và rất nghiêm trọng. Trong một số ít trường hợp, một phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, có thể gây ra ảo tưởng, ảo giác, nhầm lẫn, suy nghĩ ám ảnh và hoang tưởng. Dạng trầm cảm này cũng có thể khiến người mẹ có những suy nghĩ khủng khiếp về việc gây hại cho bản thân hoặc em bé. Những triệu chứng này cần được xem xét rất nghiêm túc, điều trị trầm cảm lo âu trước và sau sinh như một tình huống y tế khẩn cấp.
6. Trầm cảm tiền mãn kinh
Một giai đoạn khác trong cuộc sống của một người phụ nữ khi các hormone thay đổi, đó là thời kỳ trước khi mãn kinh. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh, có thể gây ra một loạt các triệu chứng về thể chất và tâm trạng. Cảm thấy thử thách và không thoải mái là điều bình thường khi trải qua giai đoạn này, nhưng trầm cảm thì không. Bất kỳ triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng, chẳng hạn như tâm trạng khó chịu, mất hứng thú với các hoạt động, khó chịu, khó ngủ và lo lắng, nên được xử lý sớm.
Trải qua triệu chứng trầm cảm tiền mãn kinh có vẻ như là hoàn toàn tự nhiên đối với nhiều phụ nữ. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là hầu hết những phụ nữ có triệu chứng trầm cảm tại thời điểm này thì trong cuộc đời họ không bao giờ phải vật lộn với trầm cảm trước đây. Một nghiên cứu cho thấy một trong sáu phụ nữ chưa bao giờ bị trầm cảm, trải qua giai đoạn tiền mãn kinh đã phát triển các triệu chứng trầm cảm. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng trầm cảm tiền mãn kinh là một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể được kiểm soát bằng điều trị.
7. Các triệu chứng của rối loạn xảy ra đồng thời
Phụ nữ đấu tranh với trầm cảm có nhiều khả năng bị rối loạn đồng thời, như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống và rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Các triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm lo lắng quá mức, bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung, căng cơ, khó chịu và khó ngủ.
Các triệu chứng rối loạn ăn uống khác nhau tùy thuộc theo dạng trầm cảm nhưng có thể bao gồm ăn vô độ, ăn theo cảm xúc, giấu thức ăn, cảm thấy tội lỗi hoặc chán ghét sao khi ăn vô độ; ám ảnh về việc tăng cân, hạn chế calo không lành mạnh, ói sau khi ăn.
Các dấu hiệu rối loạn sử dụng chất gây nghiện bao gồm sử dụng thuốc hoặc rượu bất chấp hậu quả, không kiểm soát, thời gian sử dụng kéo dài, từng chịu đựng ảnh hưởng của thuốc và cai nghiện.
Việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm là rất quan trọng, bởi đây là một bệnh tâm thần mãn tính sẽ không biến mất nếu không được điều trị chuyên nghiệp. Phụ nữ cần lưu ý rằng có thể có sự khác biệt trong cách họ trải qua trầm cảm so với đàn ông và thời điểm cần giúp đỡ.
Với điều trị chuyên dụng bao gồm thuốc và tư vấn điều trị tâm lý chuyên sâu với các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng trầm cảm có thể được giảm thiểu và kiểm soát thành công.