Trong giai đoạn mang thai phụ nữ thường mệt mỏi, tâm tính thay đổi nên rất dễ bị stress. Vậy, stress khi mang thai có nguy hiểm đến mẹ và bé hay không? Làm cách nào để phòng tránh stress trong thai kỳ?
1. Stress khi mang thai là gì?
Stress khi mang bầu hay còn gọi là căng thẳng trước khi sinh là hiện tượng các sản phụ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Hiện tượng này có thể được gây ra bởi các sự kiện trong cuộc sống khiến phụ nữ mang thai cảm thấy căng thẳng hoặc bởi những khó khăn từ môi trường xung quanh. Những thay đổi dẫn đến hệ thống miễn dịch và nội tiết tố của người mẹ bị ảnh hưởng, có thể gây hại cho chức năng miễn dịch và sự phát triển não bộ của thai nhi.
2. Dấu hiệu stress khi mang thai
Các triệu chứng stress điển hình như mất ngủ, thở nông và huyết áp cao thường xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chịu quá nhiều căng thẳng và nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ hãy theo dõi và tham khảo các cách giảm stress khi mang thai hiệu quả nhé.
1 Đau nhức và mệt mỏi
Mang thai có thể không thoải mái ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Nếu bạn nằm trên giường, những khó chịu đó có thể được khuếch đại. Nhưng những cơn đau nhức liên quan đến căng thẳng xuất hiện một cách nhất quán ở cùng một nơi, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và đau nhức rất nhiều.
2 Lượng đường trong cơ thể thay đổi
Mặc dù mẹ bầu thường xuyên được kiểm tra sức khỏe hoặc tập thể dục phù hợp theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu lượng đường vẫn nằm ngoài phạm vi bình thường, thì có thể là do căng thẳng quá độ. Đặc biệt nếu mẹ bầu có nguy cơ hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, kiểm soát stress phải là một phần trong kế hoạch điều trị. Các mẹ cần theo dõi lượng đường huyết thường xuyên chuẩn xác để kịp thời chữa trị.
3 Trầm cảm và cảm thấy vô vọng
Các mẹ bầu chia sẻ rằng họ không bị căng thẳng nhưng họ cảm thấy chán nản và suy sụp. Rằng họ cảm thấy vô vọng, tiêu cực và luôn nghĩ về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra và dường như không thể kiểm soát nó. Đây là dấu hiệu của bệnh stress khi mang thai mà không ít chị em gặp phải.
4 Khóc thường xuyên
Ngay cả khi bạn không cảm thấy chán nản nhưng thấy mình khóc thường xuyên hơn nhiều so với trước đây, đừng quá vội vàng đổ lỗi cho hormone thai kỳ. Hormone stress có nhiều khả năng là thủ phạm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của bạn trong trường hợp này.
5 Đau hàm
Nếu bạn thức dậy với một hàm đau nhức hoặc một hàm nhấp khi bạn mở thì nguyên nhân rất có thể do nắm chặt hàm và nghiến răng suốt đêm - dấu hiệu của stress cao, mãn tính.
6 Nhiễm trùng thường xuyên
Khi mang thai, bà bầu đã có một hệ thống miễn dịch thấp hơn và có nhiều khả năng bị cảm lạnh. Nhưng căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch hơn nữa khiến bà bầu bị bệnh thường xuyên. Điều này đặc biệt đáng sợ đối với các bà mẹ đã trải qua quá trình PPROM (vỡ ối non) hoặc PROM (vỡ ối sớm), nguy cơ cao bị nhiễm trùng có thể gây tử vong cho con.
7 Co thắt
Một trong những tác động trực tiếp nhất của căng thẳng khi mang thai là các cơn co thắt sớm. Trên thực tế, căng thẳng mãn tính có liên quan đến việc chuyển dạ sinh non (đó là khi các cơn co thắt gây ra thay đổi cho cổ tử cung của bạn) và có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ sinh non.
3. Nguyên nhân stress khi mang bầu
Nguyên nhân gây căng thẳng, stress khi mang thai là khác nhau đối với mỗi phụ nữ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1 Phải đối mặt với những khó chịu
Bạn có thể phải đối phó với những khó chịu khi mang thai như buồn nôn, táo bón, mệt mỏi hoặc đau lưng. Việc phải trải qua những thay đổi về thể chất, sinh lý, sinh hoạt khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, khó chịu và cáu bẳn hơn.
2 Thay đổi hormone
Hormone trong cơ thể mẹ bầu đang thay đổi, điều này có thể khiến tâm trạng có sự biến chuyển theo. Bạn sẽ cảm thấy đầu óc luôn căng thẳng, đau nhức không rõ nguyên do, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng stress cao độ.
3 Lo lắng về quá trình sinh đẻ
Bạn có thể lo lắng về những gì trong quá trình chuyển dạ và sinh nở hoặc cách chăm sóc em bé. Lần đầu làm mẹ chắc chắn chị em nào cũng lo lắng về quá trình sinh đẻ và nuôi dưỡng bé, lo lắng quá độ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, tinh thần bất ổn và dẫn đến stress khi mang thai. Khi đó bà bầu có thể tự mình tìm hiểu về các kiến thức thai giáo thông qua sách, Internet,...
4 Trách nhiệm từ công việc
Trong công việc, mẹ bầu sẽ phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Do vậy, việc mang thai đã rất mệt mỏi, lại vừa nhận trách nhiệm từ công việc khiến các bà bầu lo lắng cao độ, dẫn đến tình trạng stress, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.
5 Cuộc sống bận rộn
Cuộc sống bận rộn và đôi khi có những bước ngoặt bất ngờ. Điều đó không dừng lại chỉ vì bạn đang mang thai. Khi phải quá lo lắng và làm nhiều việc trong cùng một lúc khiến bản thân các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, lâu dần trở nên stress khi mang thai.
4. Stress khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi bị stress, bà bầu thường rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, làm gia tăng hormone cortisol và các loại hormone căng thẳng. Nếu stress chỉ ở mức độ nhẹ thì thường sẽ không nguy hiểm tuy nhiên bà bầu bị stress trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
1 Nguy cơ sinh non
Căng thẳng và stress kéo dài trong suốt thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sinh non. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đầu óc căng thẳng, cơ thể suy nhược trong thời gian dài rất dễ bị sinh non. Thai nhi sinh non rất yếu ớt, dễ bị nhiễm bệnh.
2 Con bị nhẹ cân
Bà bầu bị stress khi mang thai lâu dài còn có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Nhiều trường hợp bà bầu thường bị căng thẳng kéo dài nên trẻ lọt lòng cân nặng chỉ dưới 2kg, yếu ớt, khả năng đề kháng kém.
3 Rối loạn giấc ngủ
Liên tục stress trong suốt thai kỳ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái suy nhược, đầu óc căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Bên cạnh đó còn có nguy cơ làm cho đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Hãy thử các phương pháp giúp mẹ bầu ngủ sâu, ngon giấc đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4 Nguy cơ bị rối loạn hành vi
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ được sinh ra khi người mẹ bị stress khi mang thai kéo dài sau thường có nguy cơ bị rối loạn hành vi rất cao. Trẻ lớn lên sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, tiếp thu những quy tắc hành xử trong cuộc sống cũng khá hạn chế.
5 Ảnh hưởng tới não của thai nhi
Stress kéo dài khiến cơ thể bà bầu sẽ tiết ra các hormone căng thẳng, hormone cortisol và các độc tố, tác động và làm thay đổi cấu trúc não bộ của thai nhi. Điều này dẫn tới trẻ sinh ra có nguy cơ bị giảm sút trí lực, chậm phát triển và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
5. Làm gì để giải tỏa stress khi mang thai?
Cách tốt nhất để giảm stress trong thời kỳ mang thai là các bà mẹ nên xây dựng một lối sống, lối sinh hoạt lành mạnh và khoa học, quan tâm đến sức khỏe, thường xuyên tập luyện thể dục.
1 Stress khi mang thai 3 tháng đầu
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhiều thực phẩm tốt cho bà bầu, giàu dinh dưỡng với các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất, Omega−3,... có trong các loại rau củ quả organic, cá, chế phẩm dầu cá & omega chất lượng,... sẽ giúp mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ uống chứa các chất kích thích,... Những loại thực phẩm này vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến thần kinh căng thẳng.
Hơn thế, mẹ bầu cần luôn vui vẻ lạc quan, nghĩ đến những điều tích cực trong cuộc sống. Chú ý đến tâm lý và để cơ thể luôn ở trong một trạng thái thoải mái sẽ giúp các mẹ bầu giảm stress rất hiệu quả.
2 Stress khi mang thai 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối thai kỳ các mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức cho quá trình “vượt cạn” sắp đến. Không nên làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều, hãy để cơ thể và đầu óc được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Tập yoga đem lại vô vàn lợi ích, không chỉ vừa giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai, tăng cường sức khỏe mà đây còn là một bộ môn thể dục giúp điều hòa cảm xúc, giúp cơ thể luôn cân bằng, tĩnh tại, mọi căng thẳng đều được giải tỏa.
Quá trình sinh nở vô cùng khó khăn và mệt nhọc nên các mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý ổn định, một thể trạng khỏe mạnh. Hãy luôn thả lỏng cơ thể, để tinh thần thoải mái nhất.
Chú ý tới dinh dưỡng và luyện tập là điều rất cần khi stress ở 3 tháng cuối thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, các bài tập luyện thân thể phù hợp sẽ giúp các mẹ bầu giải tỏa hết những lo lắng, căng thẳng, để tinh thần luôn thoải mái và sẵn sàng “vượt cạn” thành công mẹ tròn con vuông.
Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy luôn chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh những lo lắng, căng thẳng trước khi sinh. Điều này vừa giúp giải tỏa căng thẳng lại vừa giúp chị em có thêm lời khuyên và động lực để suy nghĩ tích cực, lạc quan từ những người xung quanh.
Tác hại của stress khi mang thai rất nguy hiểm nên ngoài các biện pháp trên khi mắc phải chứng stress thai kỳ các mẹ bầu có thể khám tư vấn chuyên khoa tâm thần uy tín bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm bên cạnh việc đăng ký gói thai sản chăm sóc mẹ và thai nhi chu đáo, toàn diện từ A- Z, ngoài ra mua thêm các dịch vụ chăm sóc mẹ bầu đem lại sức khỏe và tinh thần thoải mái cho quá trình mang nặng đẻ đau.
Tưởng chừng vô hại nhưng stress khi mang thai lại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu không điều trị, giải tỏa căng thẳng thì rất dễ gây nên những tác động tiêu cực đến mẹ bầu và thai nhi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây các mẹ bầu sẽ ý thức được tác hại của stress để phòng tránh và điều trị kịp thời.