Để có thể muối được kim chi ngon thì các công đoạn rất kỳ công. Đặc biệt là cách làm kim chi cải thảo theo kiểu truyền thống của Hàn Quốc khá phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn kiểu chuẩn ngon Việt Nam thì lại chẳng khó một chút nào. Cùng tham khảo các cách làm dưới đây nhé.
1. Nguyên liệu để làm kim chi cải thảo
1. Cách chọn cải thảo ngon
Nguyên liệu làm kim chi cải thảo quan trọng nhất là cải thảo. Vậy làm thế nào để chọn được loại cải thảo ngon? Thời điểm cải thảo ngon nhất trong năm là vào khoảng tháng 9 cho đến tháng 4 năm sau. Lúc này cải thảo sẽ ít bị sâu, lá mỏng lại trắng và cọng to. Để có những cây cải thảo ngọt và giòn thì bạn nên chọn những cây cải có màu xanh nhạt ở phần ngọn, càng về phía gốc thì càng trắng.
Những cây cải thảo có bẹ màu xanh đậm là những cây đã già, ăn không ngon mà cũng chẳng còn nhiều chất dinh dưỡng. Còn các cây cải dập và sâu thì chắc chắn là không nên chọn. Bạn nên chọn loại cải thảo to, chắc cây chứ đừng mua loại cải thảo bé, cầm vào thấy ốp bên trong.
Loại này sau khi muối không có độ giòn, ăn bị nhũn và không có độ ngọt tự nhiên. Vậy là dù cho công thức có hoàn hảo thế nào chăng nữa thì sản phẩm làm ra vẫn hỏng. Do đó, để đảm bảo mua rau củ quả tươi ngon, không thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật.
2. Cách chế biến nguyên liệu
Để làm được món kim chi ngon thì giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cực kỳ quan trọng. Chuẩn bị tốt thì món kim chi sẽ rất hoàn hảo lại bảo quản được lâu hơn. Với phần cải thảo thì cần phải làm như sau:
Bạn chẻ đôi cây cải thảo, rửa nhiều lần với nước, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng. Khoảng nửa tiếng sau thì vớt ra rửa lại với nước sạch. Tiếp theo bạn lấy muối hạt to, đảm bảo sạch sẽ xát đều vào từng bẹ cải thảo, để như thế trong 5 tiếng. Sau thời gian này thì bạn vắt hết nước từ cây cải rồi rửa lại thật nhiều lần để để xả hết muối. Cải thảo để ráo nước chờ làm bước tiếp theo.
Về gia vị tỏi, gừng, lê, hành tây thì bạn xay nhuyễn. Các loại củ như cà rốt, củ cải thì bào sợi nhỏ. Lá hẹ chỉ cần rửa sạch, cắt gốc đi là được. Cá cơm đem ngâm nước rồi dùng nước đó muối kim chi. Bột nếp dùng để nấu sốt thì nên mua loại bột thơm ngon, nguyên chất.
Dù làm kim chi theo cách truyền thống Hàn Quốc hay chuẩn ngon Việt Nam thì cũng đều chế biến nguyên liệu cơ bản thế này. Chỉ cần bạn làm nắm chắc bước chuẩn bị thì cách làm kim chi cải thảo nào cũng trở nên cực kỳ đơn giản.
2. Cách làm món kim chi cải thảo Hàn Quốc truyền thống
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc truyền thống, nguyên liệu quan trọng nhất là nước sốt bột nếp. Bạn đem bột nếp pha với nước, quấy cho bột sánh đều, tránh để vón cục. Sau đó cho lên bếp nấu cho đến khi bột sôi nhẹ thì vặn nhỏ lửa, quấy đều để bột không bị bén nồi. Khi bột sệt lại và chín thì tắt bếp, để nguội.
Sau khi bột nếp nguội thì bạn lấy cái tô lớn, trộn bột nếp với nước ngâm cá cơm, bột ớt, lê xay nhuyễn, nước mắm nguyên chất, sánh đặc và có màu đặc trưng, nước ép mận, tỏi và gừng xay, lá hẹ và trộn thật đều với nhau. Trong cách làm của người Hàn Quốc thì kim chi cải thảo không muối lẫn với cà rốt và củ cải đâu bạn nhé. Và bạn cũng nên dùng đúng bột ớt của Hàn Quốc để kim chi có vị cay ngon mà không bị gắt như bột ớt của Việt Nam.
2. Thực hiện
Khi chuẩn bị tất cả mọi thứ xong xuôi, bạn đeo găng tay và lấy phần gia vị đã chuẩn bị xát đều vào từng lá cải thảo. Hãy xát thật kỹ để tất cả các lá đều được phủ đều gia vị, như vậy món kim chi sẽ đảm bảo được độ ngon. Giai đoạn này sẽ rất mất thời gian và công sức nên bạn hãy kiên nhẫn nhé.
Sau khi xát xong gia vị, bạn cuộn cải thảo lại thành từng khoanh chặt rồi cho tất cả vào hũ thủy tinh hoặc vại sạch, ép thật chặt và đậy nắp cho kim chi lên men, để ở nơi thoáng mát. Trong thời gian 3 ngày thì bạn nên kiểm tra thường xuyên để xem độ chua đã ổn chưa. Khi kim chi đã chua thì bạn mới được cho vào tủ lạnh, còn nếu chưa đủ chua thì phải tiếp tục để ở nhiệt độ phòng nhé.
Kim chi cải thảo dù muối theo đúng công thức truyền thống của Hàn Quốc nhưng do khí hậu hai nước khác nhau nên bạn không thể bảo quản được lâu như bên nước họ, kể cả cho vào tủ lạnh. Vậy nên nếu bạn chỉ dùng kim chi ăn kèm các món trong bữa cơm thì hãy muối kim chi đủ dùng trong khoảng 1 tuần thôi, khi nào ăn hết thì muối tiếp. Như vậy mới đảm bảo độ ngon cho món ăn. Còn nếu bạn thích ăn canh kim chi hoặc làm bánh kim chi cải thảo hay chế biến thành những món ăn chay vừa ngon lại dễ làm thì có thể để kim chi lâu hơn 1 tuần, vị càng chua thì nấu canh sẽ càng ngon đấy.
3. Cách làm món kim chi cải thảo kiểu Việt Nam
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách làm kim chi cải thảo kiểu Việt Nam thì bạn có thể cắt kim chi thành nhiều miếng nhỏ thay vì để nguyên bẹ như kiểu Hàn Quốc. Những gia vị đặc biệt cần thiết dùng để muối kim chi sẽ không cần bột nếp mà chỉ có gừng, tỏi xay nhỏ, bột ớt, nước cá cơm, lá hẹ, cà rốt và củ cải bào sợi.
2. Thực hiện
Sau khi trộn các loại gia vị với nhau thật kỹ, bạn cho cải thảo xanh mát và tươi ngon vào trộn đều. Với cách làm này thì sẽ ít mất thời gian hơn cách truyền thống Hàn Quốc bởi không cần phải xát gia vị vào từng lá. Sau khi trộn xong thì bạn cho vào hũ thủy tinh đậy kín, để ở nhiệt độ phòng khoảng 2 ngày. Nhớ thường xuyên kiểm tra độ chua để cất vào tủ lạnh kịp lúc.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ mách bạn. Nếu lúc làm bạn nhỡ tay cho nhiều bột ớt quá thì trước khi ăn khoảng 15 phút hãy lấy kim chi ra khỏi tủ lạnh cho bớt lạnh rồi trộn một chút đường vào nhé. Vị ngọt sẽ làm cho kim chi đỡ cay hơn. Tương tự, khi kim chi đã chua quá thì bạn vẫn có thể áp dụng cách này nhé.
4. Cách làm món kim chi cải thảo chua ngọt
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Với vị chua ngọt là chính thì bạn cũng chuẩn bị nguyên liệu làm kim chi cải thảo tương tự như cách làm truyền thống Hàn Quốc. Nếu bạn ăn chay thì có thể bỏ nước mắm và nước cá cơm đi. Ngoài ra thành phần còn có thêm các loại thực phẩm sạch chất lượng như củ cải, cà rốt bào sợi, hành tây xay và đường nâu để tạo nên vị chua ngọt. Đây không phải là công thức chung cố định mà các cách làm kim chi cải thảo có thể linh động về nguyên liệu để hợp khẩu vị của nhiều người ăn.
2. Thực hiện
Bạn vẫn dùng bột nếp trộn đều tất cả các gia vị với nhau rồi xát lên cải thảo. Với kim chi chua ngọt thì bạn muốn để cả bẹ hay cắt khúc ngắn đều được hết. Nếu cắt khúc ngắn trước khi muối và có đường trong gia vị thì kim chi sẽ nhanh chua hơn nên bạn hãy thường xuyên kiểm tra độ chua nhé.
Sau khi trộn đều cải thảo với gia vị thì bạn cho vào bình đậy kín, để ở nhiệt độ phòng khoảng 2 ngày. Khi kim chi đã chua vừa ý thì bạn bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần hoặc bạn có thể chế biến thành các món ăn từ kim chi rất giàu dinh dưỡng. Kim chi muối chua ngọt sẽ ít cay hơn kim chi truyền thống, rất hợp với những người không ăn được cay.
5. Cách làm món kim chi cải thảo không cần bột nếp
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Thành phần bột nếp trong gia vị muối kim chi có mục đích làm cho kim chi lên men, tạo độ ngọt tự nhiên và độ sánh hoàn hảo. Nếu bạn không thích dùng bột nếp hoặc cảm thấy mất thời gian trong công đoạn chuẩn bị thì có thể bỏ bột nếp đi và dùng gia vị thay thế là đường và giấm.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian hơn nữa, ngoài việc không dùng bột nếp thì bạn có thể cắt bớt công đoạn xát muối vào cải thảo và làm như sau: Cải thảo chẻ 4 rồi ngâm vào nước muối, cứ 1 giờ thì đảo một lần để tất cả các bẹ đều ngấm muối. Sau 5 tiếng thì vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần. Sau khi để ráo nước thì bạn cắt cải thảo thành từng khúc ngắn tùy ý.
2. Thực hiện
Phần thực hiện muối kim chi không dùng bột nếp không có gì khác biệt những cách khác. Bạn trộn kim chi cùng hỗn hợp gia vị thật kỹ, sao cho tất cả các miếng kim chi đều được phủ sốt. Sau khi trộn xong thì bạn cho vào bình đậy kín. Với cách muối kim chi này thì chỉ cần một ngày là có thể ăn được rồi. Rất nhanh gọn mà hương vị vẫn thơm ngon. Đây là cách làm kim chi cải thảo đơn giản nhất rồi. Bất kỳ ai cũng có thể làm được.