Tự kỷ là căn bệnh sẽ khiến cho trẻ vướng vào những rào cản về ngôn ngữ. Bởi lẽ đó để khắc phục tình hình cha mẹ cần phải biết cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ khi ở nhà sao cho chuẩn nhất. Sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin về vấn đề này nhé!

1. Sự khác biệt ngôn ngữ ở trẻ bị tự kỷ

1. Trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể khó liên hệ và giao tiếp với người khác

Trẻ mắc phải bệnh rối loạn phổ tự kỷ thường rất khó để liên hệ và giao tiếp với tất cả mọi người. Trẻ thường chỉ tự nói chuyện một mình và luôn có những hành vi lặp lại mà không hề thay đổi. Thậm chí nếu không có những phương pháp chạy chữa kịp thời thì tình trạng này sẽ xảy ra gần như suốt đời. Chính vì thế nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở trẻ thì mẹ nên cho bé đi thăm khám tại các chuyên khoa sức khỏe để tìm cách khắc phục.

2. Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ hơn

Trẻ có thể nói nhưng rất chậm phát triển, phải trải qua một thời gian dài thì ngôn ngữ mới trở nên thuần thục. Thậm chí là một số bé chỉ có thể nói bập bẹ, không “tròn vành rõ chữ” cho đến tận cuối đời. Đôi khi trẻ sẽ dùng cử chỉ để thay cho lời nói, đây là cách để khắc phục và giải quyết vấn đề mình đang gặp phải.

Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ hơn

Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ hơn

3. Trẻ em bị ASD có xu hướng giao tiếp chủ yếu để yêu cầu một cái gì đó

Trẻ mắc chứng ASD chỉ khi nào cần một thứ gì đó mới bắt đầu giao tiếp. Còn bình thường trẻ không có nhu cầu nói chuyện, tâm sự hay chia sẻ những thông tin với bất cứ ai. Chính vì thế, trong một ngày trẻ rất ít nói và hầu hết là im lặng.

4. Không biết cách giao tiếp phù hợp

Do phát triển ngôn ngữ kém nên trẻ thường gặp rất nhiều khó khăn khi muốn giao tiếp với bất cứ ai. Và trẻ cũng không biết cách làm thế nào để tiếp cận sao cho phù hợp nhất. Điển hình là việc trẻ chỉ cố gắng giao tiếp bằng mắt và để người khác thay phiên nhau nói chuyện.

Trẻ em bị ASD không có tự tin để giao tiếp

Trẻ em bị ASD không có tự tin để giao tiếp

2. Làm sao để trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ

1. Hiểu những gì người khác nói

Cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ bằng cách sử dụng phương pháp ngôn ngữ tiếp nhận. Tức là trong mỗi cuộc trò chuyện cùng trẻ thì bạn nên cố gắng nói thật chậm, thật dễ hiểu, dùng các từ phổ thông nhất. Từ đó, trẻ mới có thể hiểu được những gì mà bạn đang nói.

Giúp trẻ có thể hiểu những gì người khác nói

Giúp trẻ có thể hiểu những gì người khác nói

2. Thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ và cử chỉ

Ngôn ngữ biểu cảm cũng được rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng và các chuyên gia khuyên nên thử. Bạn hãy làm mọi cách để khuyến khích trẻ thể hiện bản thân mình chỉ qua ngôn ngữ và cử chỉ. Từ đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp hơn và tỏ rõ được cá tính của mình.

3. Sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt và tiếp thu

Nếu trong gia đình bạn có trẻ mắc chứng này thì cách tốt nhất chính là mọi thành viên hãy sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt và tiếp thu giống như của trẻ. Rồi dần dần hướng đến những phương pháp chuẩn để trẻ tiếp cận xã hội tốt hơn.

Hãy làm quen theo xu hướng của trẻ để tiếp cận trẻ

Hãy làm quen theo xu hướng của trẻ để tiếp cận trẻ 

3. Cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ khi ở nhà

1. Tạo lý do để sử dụng ngôn ngữ

Nếu con bạn bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) thì bạn nên thử cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ bằng phương pháp tạo lý do để sử dụng ngôn ngữ. Hãy tập cho trẻ thói quen bất cứ việc gì cũng phải sử dụng đến các câu chữ, nhất là trong những hoạt động thường ngày.

Ví dụ như việc bạn để đồ vật ở xa và khi trẻ muốn lấy đồ vật này thì cần phải giao tiếp, nói ra yêu cầu với bạn… Từ từ khi trẻ đã quen thì bạn cần nâng dần cấp độ khó lên, khuyến khích trẻ nói và hoạt động nhiều hơn.

Tạo lý do để trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ

Tạo lý do để trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ

2. Cùng bé chơi trò chơi

Chơi chính là cách dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ tốt nhất. Cùng con vui đùa mỗi ngày và tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên sẽ tạo cho con những thói quen tốt. Coi vui chơi như một công việc hàng ngày phải thực hiện để trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ.

Ví dụ như bạn có thể cùng con chơi trò ghép hình, khi con cần một miếng ghép nào thì phải yêu cầu bạn mới đưa cho bé. Hay khi trẻ cần trợ giúp bạn không thực hiện ngay mà chờ bé có những phản ứng với bạn đã.

3. Mô hình hóa ngôn ngữ

Bạn có thể chỉ cho con cách trả lời hay yêu cầu một cái gì đó bằng việc sử dụng mô hình hóa. Mô hình hóa bao gồm nói, sử dụng nét mặt và cử chỉ ngay trước mặt con bạn.Từ đó bạn sẽ mô tả được những gì mà con cần học, kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Ví dụ khi bạn làm bất cứ việc gì thì hãy nói cho trẻ biết. Nếu muốn mở cửa xe chỉ cần hô to 'mở'. Đểu nếu con bạn muốn yêu cầu việc này từ người lớn thì chúng chỉ cần hô to từ đó.

Được chơi ngoài trời sẽ khiến bé có nhiều câu hỏi hơn

Được chơi ngoài trời sẽ khiến bé có nhiều câu hỏi hơn

4. Dành lời khen thưởng cho con bạn

Khi bé làm tốt thì bạn đừng ngại ngần mà hãy thưởng cho bé những món quà phù hợp như cuốn truyện tranh thiếu nhi có hình ảnh bắt mắt, mua đồ chơi kích thích trí tưởng tượng, sự tư duy cho trẻ,... Đây chính là động lực để trẻ tiếp tục phát huy và cảm thấy nếu những lần sau bản thân tiếp tục cố gắng thì cũng sẽ có được những phần thưởng xứng đáng, thậm chí là lớn hơn.

Dành lời khen thưởng cho con bạn nếu trẻ làm tốt

Dành lời khen thưởng cho con bạn nếu trẻ làm tốt

Nếu gia đình bạn có trẻ mắc tự kỷ thì hãy bỏ túi ngay những cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ sao cho tốt nhất trên đây. Bên cạnh đó để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất các bậc phụ huynh nên kết hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa tâm lý và định kỳ đưa trẻ khám sức khỏe tổng quát nhằm phát hiện sớm những vấn đề bất thường.