Rối loạn giấc ngủ thường có các triệu chứng như mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn giờ ngủ, ngủ rũ, gặp ác mộng... dẫn đến các bệnh về hệ thần kinh, mất trí nhớ. Trong bài viết này, xin tập hợp tất cả các thông tin cần thiết và cách điều trị.

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Căn bệnh là tập hợp các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon và ngủ sâu thường xuyên gây ra do các vấn đề về sức khỏe, do trạng thái tâm lý và nhiều nguyên nhân khác. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gồm mất ngủ, ngủ quá nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ. Những triệu chứng này xảy ra liên tục và đôi khi kết hợp cùng nhau.

Rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng trên thế giới

Rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng trên thế giới

2. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

1. Chứng mất ngủ

Chứng mất ngủ có thể hiểu là việc khó khăn trong đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ dài. Đây là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và thời gian gần đây số người trẻ tuổi mắc chứng bệnh này ngày một nhiều. Chứng mất ngủ có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc liên tục trong nhiều tháng.

Chứng mất ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn thường do các vấn đề về lo âu, áp lực, stress. Đó có thể do thi cử, phỏng vấn việc làm, do sự thất bại, do các biến cố cuộc sống, áp lực công việc, dự án... Những người mất ngủ thời gian ngắn thường không nghiêm trọng nếu tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.

Chứng mất ngủ dai dẳng hay còn được gọi là mất ngủ dài ngày thường xảy ra ở một nhóm người khó ngủ sâu, khó duy trì giấc ngủ. Đây là biểu hiện tình trạng sức khỏe nghiêm trọng do suy nhược thần kinh, do chức năng sinh học gặp vấn đề.

Mất ngủ là biểu hiện bệnh thường gặp khi bị bệnh

Mất ngủ là biểu hiện bệnh thường gặp khi bị bệnh

2. Chứng ngủ nhiều

Bệnh cũng thể hiện qua chứng ngủ nhiều thể hiện ở việc tăng quá mức thời gian ngủ, buồn ngủ hoặc kết hợp cả hai. Những người mắc chứng ngủ nhiều này thường gặp tình trạng mơ màng, không thể duy trì được sự thức (rơi vào giấc ngủ trong lúc thức). Chứng ngủ nhiều không quá nghiêm trọng với sức khỏe nhưng gây ra những bất tiện trong cuộc sống, khiến cơ thể con người luôn trong trạng thái mệt mỏi và cảm giác thiếu ngủ.

3. Những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ

Những rối loạn liên quan đến giấc ngủ là hiện tượng bất thường khi ngủ xảy ra ở giữa các ngưỡng thức và ngủ. Người mắc chứng bệnh rối loạn trong giấc ngủ thường khó có thể nhận ra được những tình trạng mà mình mới trải qua.

4. Rối loạn nhịp thức ngủ

Rối loạn nhịp thức ngủ thường xảy ra do việc thay đổi chỗ ngủ, lệch múi giờ. Những người gặp tình trạng này thường không thể ngủ ở những khoảng thời gian khác, môi trường không quen thuộc.Vì thế họ thức ngủ không theo giờ giấc rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Chứng ngủ nhiều diễn ra khi người bệnh đã ngủ đủ thời gian nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi

Chứng ngủ nhiều diễn ra khi người bệnh đã ngủ đủ thời gian nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi

3. Những hội chứng bệnh rối loạn giấc ngủ

1. Chứng khó ngủ

1.1. Chứng mất ngủ nguyên phát

Chứng mất ngủ nguyên phát là chứng rối loạn giấc ngủ không rõ nguyên nhân. Người mắc bệnh gặp tình trạng này từ rất lâu có thể từ khi còn nhỏ do mất khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi của hoàn cảnh hoặc do thay đổi múi giờ, môi trường sống. Lúc này nên chọn lựa các loại nệm lò xo êm ái để giúp người mất ngủ cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

1.2. Chứng ngủ nhiều nguyên phát

Trong chứng ngủ nhiều nguyên phát, mặc dù ban đêm người bệnh đã ngủ nhiều, ngủ đủ tuy nhiên ban ngày vẫn gặp tình trạng buồn ngủ, cảm giác như thiếu ngủ. Chứng ngủ nhiều nguyên phát tồn tại ít nhất từ một tháng trở lên, không quá nghiêm trọng với sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

1.3. Ngủ rũ

Ngủ rũ là tình trạng bệnh lý thường gặp. Bệnh do các vấn đề về thần kinh mạn tính khiến người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và không thể cưỡng lại được dù đang hoạt động hay nghỉ ngơi. Ngủ rũ gây ra các tác hại nghiêm trọng khi nó phối hợp với ngã khuỵu, ảo giác nửa thức nửa ngủ và hiện tượng liệt khi ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Ngủ rũ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Ngủ rũ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

1.4. Rối loạn giấc ngủ có liên quan với hô hấp

Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến hô hấp thường có các triệu chứng như ngưng thở khi ngủ, giãn thông khí phế quản nang trung tâm, rối loạn nhịp thức ngủ. Trong đó:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Hội chứng ngưng thở xảy ra khi ngủ có biểu hiện người bệnh ngừng hô hấp khoảng 30 giây trong khi ngủ. Nguyên nhân của hội chứng này là do tắc nghẽn đường lưu thông khí hoặc tổn thương ở não (u thân não), nhiều trường hợp kết hợp cả hai nguyên nhân trên. Hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến nồng độ carbonic trong máu tăng, giảm bão hòa oxy trong máu khiến người bệnh tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Giảm thông khí phế nang trung tâm: Đây là tình trạng thường xảy ra ở nam giới với các triệu chứng nhức đầu, ngủ gà, ngủ lịm, khó thở khi ngủ. Hội chứng này gây ra việc tăng áp lực động mạch phổi, thiếu oxy máu và tăng hồng cầu.

Rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp ngày đêm: nhịp thức ngủ là việc tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, hệ thần kinh căng thẳng và nhanh quên. Người bệnh gặp tình trạng này thường có những giấc ngủ ngắn, không sâu, không thỏa mãn với giấc ngủ. Hội chứng bệnh thường xảy ra do các yếu tố về tâm lý, thực thể hoặc di truyền.

1.5. Khó ngủ không đặc hiệu

Khó ngủ không đặc hiệu dành cho người mất ngủ, ngủ nhiều hoặc gặp tình trạng rối loạn nhịp ngày đêm nhưng không theo một tiêu chuẩn nhất định nào của giấc ngủ. Khó ngủ không đặc hiệu gồm các biểu hiện cụ thể như:

Rung giật cơ ban đêm: Rung giật cơ ban đêm thể hiện ở việc cơ co rút đột ngột, các cơ rập khuôn khi đang ngủ. Bệnh nhân rung giật cơ ban đêm thường ít khi nhận ra điều đó. Chứng bệnh này phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi. Việc rung giật ban đêm xảy ra chủ yếu ở chân khi gập cổ chân, đầu gối và hông.

Hội chứng khó chịu ở chân khi ngủ: Hội chứng này khiến người bệnh cảm giác như có kiến bò trong chân khi ngồi hoặc nằm xuống. Hội chứng này không đau nhưng luôn tạo cảm giác khó chịu khiến người bệnh phải cử động đôi chân, dễ tỉnh giấc khi ngủ. Nó thường gặp ở tuổi trung niên trong khoảng 5% dân số.

Hội chứng khó chịu ở chân khi ngủ

Hội chứng khó chịu ở chân khi ngủ

Hội chứng Kleine Levin: Đây là một hội chứng hiếm gặp thường diễn ra xen vào những giai đoạn thức ngủ thông thường. Hội chứng này khó lý giải và gây ra các biểu hiện ảnh hưởng đến cuộc sống thông thường như thèm ăn, nhanh chóng tức giận, hoang tưởng và ảo giác khi ngủ.

Hội chứng liên quan tới kinh nguyệt: Kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ ở một số phụ nữ. Biểu hiện là ngủ nhiều gián đoạn, ngủ không liên tục như thông thường. Điều này đến từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của một số bệnh nhân.

Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ: thường gặp ở phụ nữ có thai do sự thay đổi của nồng độ hormon trong cơ thể. Người mẹ mang thai có những thay đổi về sinh lý hô hấp, cử động thai nhi gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Giấc ngủ không đầy đủ: Giấc ngủ không đầy đủ thể hiện ở việc thiếu ngủ kéo dài. Một số người bắt buộc phải thức trong những giờ ngủ như công nhân, người lao động khiến ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.

Giấc ngủ của người nghiện rượu: Giấc ngủ của người nghiện rượu thể hiện ở việc thức ngủ bất thường do việc thiếu những tri giác rõ ràng. Bệnh nhân gặp tình trạng xáo trộn giấc ngủ, ngưng thở, rung giật do ảnh hưởng từ rượu và các chất kích thích khác.

2. Các rối loạn có liên quan đến giấc ngủ

Ác mộng: là việc gặp những giấc mơ đáng sợ, hãi hùng khiến người ngủ lo sợ, gây ra các cơn hoảng loạn ban đêm. Những cơn ác mộng do nhiều nguyên nhân xảy ra trong đó chủ yếu về hệ thần kinh, các cơn suy trấn tâm lý.

Liệt khi ngủ: Thể hiện ở việc lực cơ trong vài giây không thể cử động được lúc ngủ. Tình trạng này xảy ra khi người ngủ rơi vào tình trạng ngủ rũ hoặc rối loạn nhịp ngày đêm.

Rối loạn hành vi trong giấc ngủ: Những hành động phức tạp, không lý giải được đôi khi là sự tấn công nguy hiểm trong giấc ngủ. Thường xảy ra do chứng trầm cảm và nên được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra còn một số tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến khác như nghiến răng, mộng du…

Ác mộng là việc mà rất nhiều người thường hay bị

Ác mộng là việc mà rất nhiều người thường hay bị

4. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

1. Chấn động tinh thần thời thơ ấu

Một nguyên nhân phổ biến ở một số người là việc chấn động tinh thần thời thơ ấu do những xung đột trong gia đình hoặc tổn thương tình dục khiến người mắc bệnh rơi vào trạng thái lo âu. Ở người trưởng thành với các biểu hiện là ngưng thở, mất ngủ, ngủ rũ.

2. Do di truyền

Rối loạn giấc ngủ có thể do di truyền, theo nhiều nghiên cứu báo cáo khoa học cho thấy những người có người thân mắc chứng bệnh thường có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người không có người thân mắc bệnh.

3. Chấn thương sọ não

Nguyên nhân do di truyền cũng khá phổ biến hiện nay. Việc chấn thương sọ não ảnh hưởng đến yếu tố thần kinh gây cho người bệnh các biểu hiện như ngủ rũ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Chấn thương sọ não là một nguyên nhân gây ra bệnh

Chấn thương sọ não là một nguyên nhân gây ra bệnh

5. Tác hại của rối loạn giấc ngủ

Tác hại gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Nhiều chuyên gia sức khỏe đã khẳng định việc giấc ngủ không đảm bảo có thể gây ra chứng mất trí nhớ, giảm tuổi thọ, đột quỵ. Không những thế tình trạng thiếu ngủ quá nhiều gây ra việc mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Những người mắc còn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không phụ thuộc vào loại rối loạn và tình trạng mà người bệnh mắc phải.

Người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ luôn có cảm giác căng thẳng

Người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ luôn có cảm giác căng thẳng

6. Chẩn đoán và điều trị hội chứng rối loạn giấc ngủ

1. Chẩn đoán

Trước hết trong điều trị những hội chứng rối loạn giấc ngủ cần phải xác định được loại bệnh và tình trạng bệnh. Hãy đến các cơ sở thăm khám uy tín để kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ và nắm rõ được tình trạng sức khỏe hiện tại trước khi tiến hành điều trị.

2. Điều trị

2.1. Điều trị hành vi và tâm lý trị liệu

Điều trị hành vi và tâm lý trị liệu là việc sử dụng các phương pháp tâm lý qua tương tác cá nhân giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Liệu pháp hành vi và tâm lý giúp người mắc bệnh thư giãn tối đa nhất.

2.2. Phục hồi và quản lý

Phục hồi và quản lý là việc giúp người bệnh quay về trạng thái ban đầu. Trong liệu pháp phục hồi và quản lý, người bệnh sẽ được hướng dẫn loại bỏ những thói quen không tốt gây ra triệu chứng mất ngủ hiện tại và thay đổi thói quen trong tương lai.

2.3. Thuốc

Thuốc là một phương pháp nhanh nhất giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ hiện nay. Nên lựa chọn các loại thuốc ngủ được kiểm định rõ ràng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chọn lựa thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chứng nhận y tế rõ ràng. Đó có thể là các loại dầu massage tạo cảm giác thư thái trước khi đi ngủ hoặc những loại thực phẩm chức năng giúp an thần thư giãn hệ thần kinh.

2.4. Điều trị soma khác

Điều trị soma khác nhằm giảm những căng thẳng, khó chịu của người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp điều trị soma phổ biến hiện nay gồm:

Điều trị dị ứng: giúp người mắc có được sự tỉnh táo trong não, hạn chế các nguyên nhân dị ứng. Điều trị dị ứng phổ biến gồm điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra các biểu hiện như ngừng thở, khó thở khi ngủ.

Châm cứu: giúp tăng khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Có thể sử dụng các loại máy châm cứu để giúp thư giãn, dễ ngủ. Hình thức châm cứu có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Liệu pháp âm nhạc: Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết liệu pháp âm nhạc là cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cấp tính và mãn tính hiệu quả. Mặc dù âm nhạc chỉ phù hợp với giấc ngủ của một số người nhưng nó có khả năng điều trị rối loạn khá tốt. Nên chọn lựa các loại tai nghe để thưởng thức nhạc, giúp người nghe cảm thấy êm ái và dễ vào giấc ngủ.

Melatonin: Nghiên cứu cho thấy melatonin rất hữu ích trong việc giúp mọi người ngủ nhanh hơn (giảm độ trễ giấc ngủ ), ngủ lâu hơn và trải nghiệm chất lượng giấc ngủ được cải thiện.giáp giảm độ trễ của giấc ngủ.

Thôi miên: Thôi miên giúp giảm bớt các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Thôi miên giúp người bệnh thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ, nó cũng hữu ích với người hay gặp các cơn ác mộng, nỗi kinh hoàng trong khi ngủ. Thôi miên có thể áp dụng cho cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ nhỏ.

Phương pháp thôi miên phổ biến trong điều trị các bệnh về giấc ngủ

Phương pháp thôi miên phổ biến trong điều trị các bệnh về giấc ngủ

7. Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ

Việc chăm sóc bệnh nhân không hề đơn giản, đòi hỏi cần sự kiên trì đặc biệt khi người bệnh gặp tình trạng bệnh kéo dài. Nên lựa chọn các thực phẩm sạch đảm bảo an toàn để lên chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với 3 phương pháp massage. bấm huyệt bàn chân giảm căng thẳng trước khi đi ngủ mang lại kết quả tốt cho người bệnh.

Trên đây là một số lưu ý về rối loạn giấc ngủ bao gồm nguyên nhân, triệu chứng bệnh, cách điều trị. Để có được những giấc ngủ sâu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao, tạo cho mình cảm giác thoải mái nhất khi làm việc.