Rối loạn lo âu là chứng bệnh tâm lý phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng đang bị nhiều người xem nhẹ. Dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh ra sao và tác hại như thế nào sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

1. Rối loạn lo âu là gì?

Đây là một chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh trầm cảm. Biểu hiện đặc trưng của hội chứng này là luôn có cảm giác lo sợ, bất an trước những vấn đề rất đỗi bình thường. Sự sợ hãi vô hình này đa phần đều mang tính chất khá vô lý nhưng lại kéo dài và lặp đi lặp lại. Vấn đề này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Không những vậy, chứng rối loạn còn kéo theo những bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn đường tiêu hóa hay thậm chí là rối loạn nhân cách.

Rối loạn tâm lý  khiến người bệnh mệt mỏi

Rối loạn tâm lý khiến người bệnh mệt mỏi

2. Dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu

1. Cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, bất an

Người bệnh thường xuyên có cảm giác hoảng loạn và bất an. Nỗi hoảng sợ đôi khi vô hình nhưng lại khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi và dễ rơi vào trạng thái trầm uất. Chính người bệnh cũng không biết rõ nguyên nhân thực sự khiến bản thân luôn lo cảm thấy lo lắng nhưng điều này chắc chắn khiến họ thật sự mệt mỏi.

2. Gặp các vấn đề về giấc ngủ

Dấu hiệu bệnh rối loạn lo âu tiếp theo không thể bỏ qua là các vấn đề về giấc ngủ. Những người mắc chứng bệnh tâm lý đại đa số đều gặp tình trạng khó ngủ và trầm trọng hơn là mất ngủ liên miên. Không ngủ đủ giấc chính là lý do khiến não bộ thêm trì trệ, tinh thần mỏi mệt và sức khỏe đi xuống. cải thiện ngủ ngon hơn bằng các loại thực phẩm từ thiên nhiên cũng là một cách tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó ngủ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đến khám tại các bệnh viện uy tín để nhận được tư vấn chính xác nhất của bác sĩ về vấn đề này. Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về những loại thực phẩm chức năng giúp ăn ngon ngủ tốt để hỗ trợ giấc ngủ được sâu hơn và cải thiện sức khỏe.

3. Không thể giữ bình tĩnh

Người bệnh cảm thấy không giữ được bình tĩnh ngay cả trong những tình huống đơn giản hàng ngày. Họ lúc nào cũng sẵn sàng nổi nóng và đôi khi khó chịu vô cớ với người bên cạnh.

Bệnh tâm lý này có nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường

Bệnh tâm lý này có nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường

4. Đổ mồ hôi hoặc tê, ngứa ran bàn tay bàn chân

Tuyến mồ hôi nằm dưới hạ bì và có kết nối với các tế bào thần kinh. Khi yếu tố tâm lý tác động lên hệ thần kinh sẽ xảy ra tình trạng mồ hôi vã ra nhiều hơn. Nếu bạn bị đổ mồ hôi thường xuyên chứng tỏ yếu tố tâm lý không ổn định và hay bị xúc động mạnh. Ngoài ra, cảm giác ngứa ran lòng bàn tay, bàn chân hay tê chân tay cũng là dấu hiệu đáng ngờ của bệnh.

5. Khó thở

Bên cạnh những biểu hiện khác, người mắc chứng bệnh này thường xuyên cảm thấy khó thở. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu kéo dài vì người bệnh có thể chết trong giấc ngủ vì tắc thở. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị những thiết bị y tế cần thiết cho mỗi gia đình để phòng trừ những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

6. Đánh trống ngực

Bệnh lý này nói riêng và các chứng bệnh tâm lý nói chung đều khiến người bệnh dễ mắc thêm chứng bệnh về tim mạch. Hiện tượng đánh trống ngực, tim hồi hộp, khó thở là điều thường thấy.

Những biến đổi tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe

Những biến đổi tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe

7. Khô miệng

Khô miệng thường gặp ở nhiều đối tượng trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Vào thời điểm bạn cảm thấy lo lắng hay căng thẳng, chứng khô miệng càng hiện rõ. Tuy nhiên, hội chứng khô miệng cũng có thể là kết quả do các phương pháp điều trị ung thư hay là dấu hiệu của các bệnh nhất định như tiểu đường.

8. Buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu thường thấy của hội chứng stress. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rối loạn lo âu lâu ngày có thể kích thích nôn mửa mà thuật ngữ chuyên môn đang gọi là hội chứng nôn mửa theo chu kỳ.

9. Cơ bắp căng thẳng

Áp lực cuộc sống chính là nguyên nhân giết chết cơ bắp của bạn. Các triệu chứng của bệnh tâm lý không chỉ gồm những lo âu, sợ hãi mà còn là sự xuống cấp trầm trọng của cơ bắp. Người bệnh có thể cảm thấy những múi cơ mệt mỏi, cơ thể rệu rã và cảm giác cả cơ thể không muốn hoạt động. Ngoài áp dụng các bài tập giãn cơ, bạn có thể sử dụng thêm máy massage toàn thân trải nghiệm cảm giác thư thái ngay tại nhà.

10. Chóng mặt

Bệnh dẫn tới tình trạng ăn ngủ kém ngon, tinh thần sa sút và sức khỏe giảm sút. Chóng mặt thường là triệu chứng của bệnh thiếu máu, huyết áp hay các bệnh nội khoa. Đối với những bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng này nên có một chiếc máy đo huyết áp chính hãng ngay tại nhà để chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá thường xuyên kèm theo đó là hiện tượng mỏi mệt, buồn chán thì khả năng cao nguyên nhân là do một số rối loạn về tâm lý hay các bệnh về não gây ra.

Sức khỏe suy giảm do hoạt động não bộ đình trệ

Sức khỏe suy giảm do hoạt động não bộ đình trệ

3. Các loại rối loạn lo âu

1 Rối loạn lo âu tổng quát

Đây là chứng rối loạn phổ biến nhất đặc trưng bởi nỗi lo lắng kéo dài không thể tập trung vào bất cứ điều gì của người bệnh. Những cá nhân mắc chứng bệnh này phải trải qua những nỗi sợ hãi dai dẳng kéo dài đến mãn tính. Căn bệnh này phổ biến nhất ở người cao tuổi và có nguyên nhân chủ yếu do việc lạm dụng chất gây nghiện hoặc các loại thuốc an thần.

2 Ám ảnh cụ thể

Những nỗi ám ảnh cụ thể bao gồm các trường hợp sợ hãi, lo lắng do đã trải qua các tình huống ám ảnh có thực. Có đến 12% dân số trên thế giới mắc hội chứng ám ảnh cụ thể. Đối tượng gây ám ảnh có thể là các vật thể bay, máu hay bóng tối. Thông thường khi tiếp xúc với nỗi ám ảnh của mình họ có thể run rẩy, khó thở mặc dù họ vẫn hiểu nỗi sợ hãi không tỷ lệ thuận với mối nguy hiểm thực sự.

Căn bệnh có thể đến từ những nỗi ám ảnh

Căn bệnh có thể đến từ những nỗi ám ảnh

3 Rối loạn hoảng sợ

Triệu chứng hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu bắt nguồn từ những cơn sợ hãi tột độ có thể dẫn tới khó thở, đứng tim hay đột quỵ. Đỉnh điểm của sự sợ hãi khó thể kéo dài chưa đầy 10 phút hoặc cả tiếng tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người.

4 Agoraphobia

Agoraphobia là triệu chứng lo lắng cụ thể về một tình huống hay sự việc có thật. Hội chứng này có liên quan chặt chẽ đến chứng rối loạn hoảng sợ và thường có những biểu hiện thiếu kiểm soát khi phát bệnh.

5 Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội hay còn gọi với cái tên khác là ám ảnh xã hội. Bệnh nhân có nỗi sợ hãi mãnh liệt và tránh né sự quan tâm của mọi người và sự tương tác từ xã hội. Lo lắng xã hội thường biểu hiện rõ ràng qua yếu tố bên ngoài như đỏ mặt, đổ mồ hôi và khó nói khi ở nơi đông người. Trong những trường hợp nghiêm trọng, căn bệnh này có thể dẫn tới người bệnh bị cô lập hoàn toàn.

6 Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một dạng xuất phát từ những chấn thương trước đó. Căng thẳng có thể đến từ những tình huống cực đoan như bị bắt cóc, hãm hiếp hay các tai nạn giao thông kinh hoàng. Trạng thái bệnh thường bao gồm giận dữ, trầm cảm và hoang tưởng. Bệnh nhân có thể mắc thêm chứng rối loạn giấc ngủ và cần điều trị tâm lý sớm trước khi quá muộn.

Những nguyên nhân sâu xa khiến người bệnh sợ hãi

Những nguyên nhân sâu xa khiến người bệnh sợ hãi

7 Rối loạn lo âu phân ly

Biểu hiện là cảm giác lo lắng quá mức khi bị tách ra khỏi một người nào đó hoặc một nơi ở đã gắn bó lâu dài. Đây có thể là trạng thái bình thường trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy vậy, khi triệu chứng này quá mức cho phép như hoảng loạn, tức giận khi rời xa bố mẹ chỉ một khoảng thời gian ngắn thì đứa trẻ đó cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Các gói khám nhi chất lượng tại bệnh viện uy tín hàng đầu là điều phụ huynh cần tham khảo để khám chữa bệnh kịp thời cho con em mình. Trung bình có khoảng 7% người lớn và khoảng 4% trẻ em mắc hội chứng rối loạn phân ly này.

8 Lo lắng tình huống

Lo lắng tình huống thường gây ra do một môi trường hay một tình huống cụ thể nào đó khiến người bệnh không thấy thoải mái. Hội chứng này hiện nay khá phổ biến. Thông thường bệnh nhân sẽ trải qua những hoảng loạn, lo lắng cực độ trong một tình huống cụ thể nào đó. Ví dụ một người bỗng dưng cảm thấy khó chịu khi ở giữa đám đông hay không gian chật hẹp.

9 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là tình trạng mà người bệnh luôn có nỗi ám ảnh hay sự thúc giục phải thực hiện hành vi nào đó mà không phải do thuốc hay một nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Hội chứng này thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do phái yếu dễ bị lung lay và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.

10 Chủ nghĩa đột biến có chọn lọc

Đột biến chọn lọc khiến người bệnh luôn tồn tại sự nhút nhát và lo lắng về những vấn đề đơn giản hàng ngày. Họ có thể giữ im lặng ngay cả khi hậu quả của việc im lặng là bị cả xã hội tẩy chay hay bị trừng phạt nặng nề.

Người bệnh nóng nảy và dễ cáu bẳn

Người bệnh nóng nảy và dễ cáu bẳn

4. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không là câu hỏi không ít người quan tâm. Có thể nói đây là căn bệnh tâm lý đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và lan rộng trên thế giới. Theo thống kê, cứ khoảng 100 người thì có 5 người mắc chứng bệnh này, phụ nữ là đối tượng dễ mắc phải nhất. Chỉ riêng tại nước Mỹ, hội chứng đã khiến hệ thống y tế tổn thất đến hơn 40 tỷ USD mỗi năm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào hiện tượng trầm uất và có suy nghĩ tự tử.

Căn bệnh rối loạn lo âu rất dễ bị nhầm lẫn với chứng hay lo nghĩ thông thường. Tuy nhiên, có thể nói 2 hội chứng này hoàn toàn khác nhau. Trong khi hội chứng lo âu thông thường khiến bạn có ý chí hành động và bảo vệ bản thân hơn thì bệnh lý khiến bạn chán nản, muốn buông xuôi và tự hành hạ bản thân mình. Ví dụ như bạn cảm thấy lo lắng vì công việc chưa hoàn thành, bạn sẽ có động lực để cố gắng thực hiện nó hay nhờ sự giúp đỡ của người khác. Còn đối với người mắc bệnh, cảm giác lo lắng đến ngay cả trong những tình huống không hề có mối đe dọa nào thực sự.

Đáng lo ngại rằng không nhiều người trong số chúng ta nhận ra sự khác nhau giữa 2 hội chứng này. Để đảm bảo sức khỏe, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến địa chỉ bệnh viện khám tâm lý uy tín để nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ có chuyên môn khi thấy dấu hiệu bệnh.

 

Ngại tiếp xúc với xã hội

Ngại tiếp xúc với xã hội

5. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

1. Do ảnh hưởng của một số chất và thuốc

Các bằng chứng cho thấy, việc sử dụng một số chất kích thích và thuốc điều trị bệnh như ung thư rất có thể gây ra các chứng bệnh rối loạn về tâm lý.

2. Stress

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu lớn nhất phải kể đến là do stress kéo dài. Công việc, gia đình, các mối quan hệ đôi khi khiến người bệnh mệt mỏi và lo lắng. Chính tâm trạng buồn chán kéo dài này là nguyên nhân khiến những biến đổi về tâm lý xảy ra.

3. Di truyền học

Yếu tố di truyền không thể phủ nhận trong nguyên do dẫn đến chứng rối loạn lo âu. Một gia đình có người mắc các chứng bệnh về tâm lý rất có thể con cháu họ cũng mắc bệnh này. Tuy nhiên, có mắc bệnh hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường và cuộc sống khi đứa trẻ lớn lên.

4. Ảnh hưởng của một loại bệnh nội tiết tiềm ẩn

Nếu ở mức độ thấp thì lo lắng không phải là điều quá tồi tệ. Nhiều nghiên cứu cho rằng phản ứng nội tiết với sự lo lắng phát triển là một lợi ích lớn vì nó giúp con người phản ứng kịp thời với những nguy hiểm. Tuy vậy, nếu để những lo lắng này thành nỗi ám ảnh kéo dài thì đây là một chứng bệnh cần điều trị sớm.

Suy nhược cơ thể cũng dẫn tới các bệnh tâm lý

Suy nhược cơ thể cũng dẫn tới các bệnh tâm lý

6. Chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu

Bác sĩ sẽ cần kiểm tra và hỏi bạn về tiền sử bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước khi tìm phương hướng điều trị phù hợp. Nếu bác sĩ không tìm thấy bất kỳ lý do nào khiến tâm trạng của bạn luôn lo âu đến vậy thì địa chỉ tiếp theo bạn cần tìm đến là chuyên khoa tâm lý.

2. Các phương pháp điều trị

2.1. Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống khoa học

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và thay đổi lối sống là cách tốt nhất để hỗ trợ quá trình điều trị. Cắt giảm bớt các loại thực phẩm đồ uống có chứa chất kích thích giúp tâm trạng ổn định hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm rau củ quả tươi ngon cùng các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trong thực đơn hàng ngày sẽ tốt hơn cho cơ thể.

2.2. Trị liệu theo phát đồ của bác sĩ

Phác đồ điều trị bệnh là yếu tố lớn quyết định kết quả mang lại. Để chứng bệnh dai dẳng này nhanh chóng cải thiện bạn nên tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ.

2.3. Dùng thuốc

Rối loạn lo âu có nhiều phương pháp điều trị. Trong đó những phương pháp này hầu hết ai cũng phải trải qua:

Sử dụng thuốc: Thuốc trầm cảm cũng có tác dụng điều trị chứng này. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm thuốc chống co giật và chống loạn thần liều thấp.

Tâm lý trị liệu: Mọi bệnh lý về tâm thần đều cần sử dụng tâm lý trị liệu. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của một chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần để họ có thể hiểu và tìm cách đối phó với chứng bệnh này đúng chuẩn nhất.

2.4. Dùng thuốc thay thế

Với những người mắc từ nhẹ đến trung bình có thể sử dụng thuốc thay thế với tiềm năng mang lại lợi ích nhiều hơn tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian ngắn.

2.5. Phương pháp điều trị riêng đối với trẻ em

Đối với trẻ em, trị liệu bằng phương pháp tâm lý được ưu tiên hơn so với dùng thuốc. Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những cách nên thử đầu tiên khi chữa bệnh tâm lý cho trẻ em. Đây là liệu pháp giúp bạn biết được làm thế nào để nhận ra dấu hiệu của bệnh và tìm ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh trước khi tìm phương án giải quyết.

Cải thiện chế độ ăn lành mạnh

Cải thiện chế độ ăn lành mạnh

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về hội chứng rối loạn lo âu đang ngày càng khiến xã hội lo lắng hiện nay. Hi vọng qua bài viết này giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về căn bệnh tâm lý này. Đừng quên các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân đúng cách để có một cuộc sống luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bạn nhé.