Hiện nay trên thế giới có khoảng 2% đối tượng gặp phải căn bệnh có tên là rối loạn nhân cách tránh né. Đây là chứng bệnh mà người mắc phải nhút nhát, sợ từ chối vì thế họ luôn gặp trở ngại trong công việc cũng như giao tiếp giữa người với người.

1. Rối loạn nhân cách tránh né là gì

Đây là chứng bệnh có tên gọi tiếng anh là Avoidant personality disorder hoặc anxious personality disorder và có tên viết tắt -AvPD. Nếu người bệnh mắc phải sẽ ảnh hưởng đến nhân cách như không hòa hợp với những vấn đề của xã hội, nhạy cảm với những gì mà người khác đánh giá về bản thân, bản thân tự nhận xét thấp mình. Bên cạnh đó, người bị bệnh -AvPD thường ít bạn bè, không tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa từ cộng đồng. Đây cũng là một trong những dạng rối loạn nhân cách luôn được giới y học quan tâm nghiên cứu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Giải nghĩa căn bệnh rối loạn về tâm thần

Giải nghĩa căn bệnh rối loạn về tâm thần

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách tránh né

1. Yếu tố sinh học (Biến đổi gen, di truyền tính cách)

Hai yếu tố sinh học là biến đổi gen và di truyền tính cách từ bố và mẹ có thể coi là có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Theo đó, trong mô hình 5 yếu tố thể hiện về tính cách: hướng ngoại, tận tâm, dễ chịu, sẵn sàng muốn trải nghiệm, cảm xúc âm tính thì chứng rối loạn thần kinh có tỷ lệ di truyền cao lên đến 30%.

2. Yếu tố tâm lý

Bệnh nhân có những ký ức trong quá khứ thường lo âu sẽ tạo nên tính cách nhút nhát, thu mình lại trong xã hội, tìm cách tránh né và sợ đối mặt với nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.

3. Yếu tố môi trường xã hội

Không những thế, đối tượng thường xuyên gặp cảm xúc đau đớn gây ra từ người thân, người xung quanh khi họ bị phê phán, chỉ trích cũng là một nguyên nhân hàng đầu. Chính vì thế, đây là yếu tố làm cho người bệnh thường trong thế phòng thủ, từ đó họ cho rằng tránh những mối quan hệ là một cách để giảm thiểu cảm xúc tổn thương. Gia đình hay bạn bè nên quan tâm hơn đến cảm xúc của bệnh nhân, có thể giúp họ thư giãn và thoải mái với các dịch vụ giải trí đa dạng và hấp dẫn như: khu vui chơi, book tour tham quan các địa danh trong và ngoài nước,...

Nguyên nhân từ môi trường xã hội bên ngoài tác động

Nguyên nhân từ môi trường xã hội bên ngoài tác động

4. Các biến cố trong quan hệ (bị lợi dụng, lạm dụng)

Theo nhiều nghiên cứu với những người bị bệnh -AvPD thì tỉ lệ họ bị lợi dụng trong các mối quan hệ khá cao là 61%. Theo đó, việc lợi dụng thể chất có mối liên quan với nhiều dạng rối loạn nhân cách cũng như rối loạn stress sau chấn thương.

3. Các triệu chứng biểu hiện rối loạn nhân cách tránh né thường gặp

1. Các triệu chứng điển hình

Dựa vào chẩn đoán DSM-IV từ Hoa Kỳ, người được cho là mắc chứng bệnh này cần phải có ít nhất 4 yếu tố được kể đến sau.

Đầu tiên, họ thường tránh mặt trong những hoạt động xã hội hay các công việc yêu cầu tiếp xúc với nhiều người lạ. Người bệnh sẽ ngần ngại hơn trong việc bộ lộ tình cảm của mình, nhút nhát với những tình huống tương tác xảy ra trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, các đối tượng mắc bệnh sẽ dè dặt ngay trong quan hệ tình thân và thường thì không có bạn thân. Sợ bản thân bị người khác phê bình và chối bỏ, dẫn đến họ sẽ bị tổn thương qua những lời phán xét đó. Không những vậy, các mối quan hệ mới không mang đến cảm xúc tích cực mà họ sẽ nghi ngờ ở những mối quan hệ này. Không tự tin với khả năng giao tiếp trong xã hội và thường thiếu thu hút với mọi người. Bản thân người bệnh luôn tỏ ra tránh né, đề phòng những người xung quanh bởi họ sợ bản thân sẽ bị xấu hổ, bẽ mặt.

Những triệu chứng thường thấy của người mắc bệnh

Những triệu chứng thường thấy của người mắc bệnh

2. Phân biệt triệu chứng các các bệnh tâm lý khác

Nhân cách phân liệt

Đây là biểu hiện mà người mắc phải sẽ không quan tâm và thờ ơ với việc duy trì những mối quan hệ trong cuộc sống.

Ám ảnh sợ xã hội

Người bệnh thường sẽ xuất hiện với những cuộc gặp gỡ có nhiều người góp mặt và sẽ không tiếp xúc hay tự động bắt chuyện với mọi người xung quanh.

Nhân cách lệ thuộc

Là căn bệnh tâm lý mà người bệnh sẽ không tránh tiếp xúc mối quan hệ và họ có suy nghĩ lo sợ mình sẽ bị người khác bỏ rơi.

4. Cách điều trị rối loạn nhân cách tránh né

1. Trị liệu tâm lý cá nhân về nhận thức hành vi

Những rối loạn nhân cách chính là hậu quả của sự sai lệch về niềm tin của bản thân cũng như thế giới xung quanh. Vì vậy, mục đích khi chọn phương pháp điều trị này chính là giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ lệch lạc, có hướng nhìn đúng đắn với những hành vi sai phạm và các hành vi này có ảnh hưởng tiêu cực đến họ hay không. Thêm vào đó, nhà trị liệu sẽ tìm cách cho thân chủ có thể nhận thấy được những kiểu mẫu suy nghĩ hay niềm tin không hợp lý, giải thoát người bệnh ra khỏi mớ hỗn độn này. Từ đó, nhà trị liệu sẽ giúp bệnh nhân thiết lập suy nghĩ thích hợp qua những cách điều trị can thiệp và ngăn ngừa.

Cụ thể là phương pháp REBT (trị liệu cảm xúc hành vi thích hợp) theo mô hình của hai tiến sĩ Dryden và Ellis (1987). Trong đó, A (acting event) là các sự kiện tạo ra sự lo lắng và áp lực, B (belief system) là hệ thống về niềm tin, C (emotional consequences) là hậu quả của cảm xúc về niềm tin lệch lạc, D (disputing irrational thoughts and beliefs) là cách mà người bệnh đấu tranh với những niềm tin và suy nghĩ lệch lạc, E (effects) ảnh hưởng của việc thay đổi sự nhìn nhận của bản thân với một vấn đề trong cuộc sống.

Phương pháp điều trị tâm lý về nhân thức hành vi

Phương pháp điều trị tâm lý về nhân thức hành vi

2. Tâm lý nhóm nhân văn

Người bệnh -AvPD thường sẽ đến gần với những đối tượng mang lại cho họ cảm giác thoải mái và an toàn, vì thế xây dựng sự tin tưởng và mối quan hệ với người bệnh sẽ là một phương pháp trị liệu rất tốt. Có thể tạo nên một môi trường cho phép bệnh nhân học cách hành động như thế nào để họ có thể tự thực hiện và tự khuyến khích bản thân, giúp người bệnh tháo bỏ được những rào cản trở ngại về tâm lý đang bị ức chế, hiểu rõ về bản thân hơn. Với quá trình điều trị này thì quan trọng nhất chính là sự tích cực luôn tràn ngập trong cuộc sống của bệnh nhân, nhận được sự quan tâm từ mọi người xung quanh, luôn tôn trọng và giúp đỡ họ, không nên đánh giá nhiều về năng lực của họ.

3. Thuốc hóa dược liệu

Thuốc hóa dược liệu thường sẽ không dùng để điều trị rối loạn nhân cách tránh né. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bị chứng -AvPD lẫn rối loạn lo âu về xã hội thì các loại thuốc không hấp thụ ngược lại serotonin có thể hiệu quả trong việc làm giảm những triệu chứng của căn bệnh. Theo các nghiên cứu về những loại thuốc như monoamine oxidase inhibitors (MAOIs) hay benzodiazepines thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình chữa trị.

Các loại thuốc chuyên dụng cho người mắc rối loạn nhân cách tránh né

Các loại thuốc chuyên dụng cho người mắc rối loạn nhân cách tránh né

4. Chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc

Người nhà cần thực hiện chế độ sinh hoạt và chăm sóc tận tình đối với người bệnh bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm chọn lọc tươi ngon và kiểm định gắt gao, có thể quan tâm họ thông qua những dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Bên cạnh đó, người mắc chứng rối loạn này vẫn có khả năng giao tiếp với mọi người và có thể cải thiện nếu như được điều trị đúng cách. Thế nên, bản thân người bệnh cần được người nhà, bác sĩ hay nhân viên y tế tư vấn tâm lý hỗ trợ hết mình để gỡ bỏ được sự áp chế tâm lý gây khó khăn cho họ trong cuộc sống hàng ngày cũng như việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình.

Nên quan tâm và chăm sóc người bệnh nhiều hơn

Nên quan tâm và chăm sóc người bệnh nhiều hơn

Thông qua bài viết làm rõ về căn bệnh rối loạn nhân cách tránh né sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cận cảnh và cảm thông hơn với người mắc phải triệu chứng này. Qua đó có thể tìm hướng điều trị và giúp đỡ họ vượt qua chông gai, trắc trở mà căn bệnh này hình thành nên bạn nhé. Cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe định kỳ phòng bệnh để có thể bảo vệ bản thân toàn diện khỏi các căn bệnh.