Đã bao giờ bạn nghe đến bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Trong bài viết sau đây, Sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa về bệnh cũng như các dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được gọi tắt là ASPD. Đây thuộc một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách không bình thường. Bệnh thường xuất hiện các biểu hiện không thích ứng với các nguyên tắc liên quan pháp luật và đạo đức xã hội.

Rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội là nhóm bệnh rối loạn không bình thường của nhân cách

Rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội là nhóm bệnh rối loạn không bình thường của nhân cách

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội

1. Nguyên nhân nào gây bệnh ASPD

Nhân cách vốn được hình thành trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mỗi con người. Hiểu một cách đơn giản, nhân cách được hình thành từ nhỏ, sau đó dưới tác động của môi trường hay yếu tố di truyền nhân cách được phát triển cao hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội hiện nay vẫn chưa được công bố rõ ràng. Tuy nhiên các yếu tố di truyền và gia đình, khiếm khuyết phát triển hệ thần kinh giao cảm, tổn thương não do bệnh lý, tai nạn, khiếm khuyết trong phát triển tâm hồn tính cách được xem là nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh ASPD.

2. Ai có nguy cơ cao bị rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội

Nhiều thống kê chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Nhất là những người có các hành vi bạo lực ở tù hay lạm dụng nhiều chất gây nghiện, rượu được ghi nhận dễ mắc hội chứng chống đối xã hội. Bạn có thể tham khảo địa chỉ bệnh viện thăm khám tổng quát tốt nhất tại Hà Nội để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Tỉ lệ người mắc bệnh ASPD ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới

Tỉ lệ người mắc bệnh ASPD ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới

3. Các triệu chứng biểu hiện rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội thường gặp

1. Các dấu hiệu điển hình của ASPD

Biết về các dấu hiệu điển hình của bệnh ASPD sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh hiệu quả. Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội sẽ coi thường và xâm phạm quyền lợi hợp pháp.

Chính vì là bệnh không bình thường của nhân cách, người mắc bệnh sẽ thường xuyên vi phạm pháp luật: xuất hiện hành vi lừa đảo, phạm tội, có tiền sử nhiều lần bị bắt giữ, buôn bán ma túy trái phép… Những dấu hiệu này sẽ có biểu hiện từ tuổi thiếu niên và tiếp tục diễn biến đến khi trưởng thành.

Bao gồm cả những trường hợp phóng hỏa, đối xử ác với động vật và gây ra khó khăn cho người khác. Vì thế, để ngăn chặn bệnh ngay từ thời ấu thơ, bố mẹ nên quan tâm và chia sẻ với con cái của mình nhiều hơn. Hãy thường xuyên chia sẻ, trò chuyện để hiểu con hơn hay thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hòa nhập cộng đồng…

Hơn hết, triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội còn thể hiện qua những xung đột/hành động bốc đồng mà không nghĩ đến các hậu quả của mình gây ra. Người bị bệnh ASPD luôn có xu hướng gây hấn, cáu bẳn dẫn đến hành vi hành hung cơ thể người khác.

Đặc biệt, người bệnh rối loạn chống đối xã hội thường gặp khó khăn trong việc cảm thông và hiểu người khác. Đa phần họ sẽ không thể tự mình nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc và động lực của người khác. Ngược lại họ sẽ thể hiện sự thờ ơ và thiếu quan tâm.

Một trong những đặc điểm điển hình của bệnh ASPD là không biết hối hận về hành vi phá hoại của mình với người khác và cộng đồng. Để đạt được mục đích của mình họ thường nói dối và lừa gạt người khác.

2. Các triệu chứng phân biệt

Bệnh rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội bắt đầu từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Những đứa trẻ mắc bệnh này thường bộc phát sự tức giận, đối xử ác với động vật và hay bắt nạt các bạn đồng trang lứa.

Riêng với người trưởng thành, bệnh rối loạn này sẽ hủy hoại cả bản thân và những người xung quanh. Bệnh rối loạn chống đối xã hội có thể điều khiển người bệnh gây ra những hành vi liều lĩnh, gây nguy hiểm cho người khác và cộng đồng. Đa phần người bệnh sẽ không cảm thấy ân hận hay hối cải trước những hành động của mình gây ra.

3. Điều kiện chẩn đoán một người mắc bệnh

Có 4 điều kiện điển hình chẩn đoán một người bình thường đang mắc bệnh rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội. Thứ nhất, người bệnh coi thường và xuất hiện hành động xâm phạm quyền lợi tha nhân (các biểu hiện vi phạm quy định pháp luật, gây hấn, lừa dối, coi thường pháp luật… sẽ xuất hiện sớm từ khoảng 15 tuổi). Thứ hai, có các hành vi đối kháng với người khác và xã hội. Thứ ba, có các rối loạn liên quan đến ma túy. Thứ tư, chậm phát triển về tâm thần.

4. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội nguy hiểm thế nào và tiên lượng điều trị

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh, người xung quanh và cho cả xã hội. Có những trường hợp người bệnh đến khi trưởng thành đã cải thiện về tính cách, suy nghĩ. Tuy nhiên đa phần người bệnh sẽ vướng vào nghiện ngập, phạm pháp, gây hấn, xung đột…

Việc trị liệu cho người bị bệnh rối loạn về nhân cách chống đối xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là nhận thức hành vi của người bệnh thông qua tạo áp lực từ pháp luật, sự trừng trị về các hành động sai trái, phạm pháp.

Người mắc bệnh ASPD thường có biểu hiện gây hấn, xung đột với người khác

Người mắc bệnh ASPD thường có biểu hiện gây hấn, xung đột với người khác

5. Cách điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Thực tế cho thấy hiện tại chưa có bất kỳ cách điều trị hiệu quả nào cho người bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Cách duy nhất là cách li họ ra khỏi đời sống xã hội. Mục đích chính của phương pháp điều trị này giảm thiểu tối đa số lần vi phạm pháp luật của họ với người khác và cộng đồng.

Với một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp chữa trị nhận thức - hành vi cho người bệnh. Tuy nhiên cách này đòi hỏi cần có thời gian liên tục để giúp người bệnh nhận thức về hành vi nguy hiểm, việc làm sai trái của họ.

Theo nhiều khuyến cáo, những người bị bệnh ASPD thường không thể kiểm soát được tâm lý, hành vi của mình. Do đó, nếu phát hiện ra những dấu hiệu của người bị bệnh rối loạn nhân cách dạng chống đối xã hội, tốt nhất là không nên tiếp xúc với họ. Bởi chỉ có công an và pháp luật mới có thể trừng trị được họ.

Vậy nên việc đăng ký kiểm tra sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện uy tín rất cần thiết để phát hiện bệnh và đưa ra các cách điều trị kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Thường xuyên theo dõi website của Blog Adayroi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhất!