Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được hiểu ngắn gọn là nỗi ám ảnh về sự ép buộc hay sự lặp lại nặng khiến người bệnh lún sâu và dành hầu hết thời gian để nghĩ về sự ám ảnh đó. Vậy nguyên nhân tại sao lại dẫn đến căn bệnh này và có phương pháp điều trị nào hiệu quả?
1. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là gì
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Personality Disorder) hay gọi ngắn gọi là OCPD. Đây là một dạng bệnh về nhân cách và người mắc phải thường quan tâm đến các chi tiết, quy chuẩn, quy tắc quá mức.
Hơn nữa, họ không dám thực hiện những hành động hay các hành vi trong cuộc sống bởi lo sợ mình sẽ mắc sai phạm. Ngoài ra, còn có căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD nhưng khác với OCPD qua những yếu tố quan trọng.
Đầu tiên, đây là chứng rối loạn về tâm lý mãn tính và có các dấu hiệu là những suy nghĩ ám ảnh, lo âu không có lý do, làm những hành động có tính ép buộc nhằm giải tỏa sự căng thẳng. Thêm vào đó, bệnh còn được gọi bằng tên là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
2. Nguyên nhân rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
1. Gen và di truyền
Theo nghiên cứu, các cặp sinh đôi có sự liên quan giữa yếu tố di truyền và căn bệnh rối loạn này. Khi đó, gen sẽ ảnh hưởng từ 45-65% những cặp sinh đôi trẻ em và 27-47% cho những cặp sinh đôi trưởng thành.
Điều này được lý giải rằng những người mắc triệu chứng rối loạn nhân cách và người bệnh có anh/chị/em sinh đôi thì khả năng mắc bệnh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, yếu tố gen di truyền còn được thể hiện qua trường hợp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng.
Nếu như hai người sinh đôi cùng trứng thì sẽ cho tỉ lệ mắc bệnh rất cao từ 80-87%, còn trường hợp sinh đôi khác trứng chỉ ở mức trung bình từ 47-50%.
2. Tính cách
Nếu xét về yếu tố tính cách thì những người cầu toàn thường dễ mắc căn bệnh này cũng như những bệnh về tâm thần khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nên phán đoán nhầm lẫn về những sự khác biệt ở những người này, bởi không phải ai có tính cách cầu toàn đều mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Giải thích cho lý do này chính là những đối tượng mong muốn bản thân là người hoàn hảo, khác biệt ở đây là các hành vi sẽ có tính ép buộc và thường làm bàn đạp cho một mục đích nào đó có giá trị, chẳng hạn như là sự thành công trong sự nghiệp.
Hơn nữa, trường hợp này khác với người có tình trạng bệnh rối loạn cưỡng chế có sự ám ảnh hay những hành vi quy củ không mang lại sự lợi ích trong thực tế.
3. Yếu tố có nguy cơ mắc OCPD cao
Theo như trước đây nhiều người thường tin rằng nguy cơ mắc OCPD là hậu quả của những sự trải nghiệm trong cuộc sống không thích ứng với quá trình phát triển của những nhân tố sinh học.
Thực tế cho thấy, những người bệnh mắc OCPD được giải thích qua các vấn đề như: sự dạy dỗ từ nhỏ bởi cha mẹ, tính cách sạch sẽ quá mức, luôn trong trạng thái cho rằng mọi điều xảy ra trong đời sống sẽ bất ổn.
Những nghiên cứu bây giờ thường tập trung vào việc tìm hiểu những nguyên nhân trong các mối liên quan giữa những yếu tố về thần kinh, quá trình nhận thức hay sự ảnh hưởng từ môi trường sống.
3. Các triệu chứng biểu hiện rối loạn nhân cách ranh giới thường gặp
1. Bận tâm về chi tiết
Những đối tượng mắc chứng bệnh OCPD thông thường sẽ để ý và bận tâm đến các chi tiết của những sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống. Hơn thế nữa, những người này luôn đòi hỏi mọi hiện tượng phải thật hoàn hảo, họ tin bản thân mình có thể kiểm soát được những thứ quanh mình.
2. Luôn đòi hỏi sự cầu toàn
Cầu toàn chính là tính cách của những người mắc bệnh OCPD, họ luôn giữ một sự kỷ luật quá đáng và không ngừng bận tâm về những quy trình, các thủ tục hay quy tắc. Đối tượng dành phần lớn thời gian và công sức để thực hiện kế hoạch, nghiên cứu những sự việc rất chi tiết nhưng do tính cầu toàn dẫn đến cho họ gặp trắc trở khi hoàn thành một việc nào đó. Không những thế, đối tượng mắc OPCD rất ghét sự mạo hiểm và tính bốc đồng.
3. Tận tụy với công việc mất cân bằng cuộc sống
Người mắc phải chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế sẽ dành nhiều thời gian hơn để làm việc và không phí thời gian cho những dịch vụ giải trí phổ biến hiện nay. Nếu có tìm đến sự thoải mái thì họ chỉ thực hiện hành động cải thiện việc này hay việc khác mà thôi. Các đối tượng này thường rất ít bạn bè và gần như không có các mối quan hệ trong cuộc sống. Chính vì thế, cách giải tỏa tốt nhất chính là đăng ký tập yoga giúp cơ thể thư giãn cũng là một liệu pháp hiệu quả.
4. Cẩn trọng quá mức
Biểu hiện của bệnh OCPD còn được nhận thấy thông qua tính cẩn trọng quá mức. Họ sẽ kiểm tra công việc mình đang làm khá nhiều lần và thường lặp lại nhưng cũng không thể yên tâm và tin tưởng vào các việc mình đã làm.
5. Luôn tích trữ những vật không cần thiết
Tích trữ những vật vô bổ là một triệu chứng điển hình của OCPD. Theo đó, họ luôn giữ những đồ vật vô dụng và không có giá trị gì cho bản thân mình. Có thể lý giải rằng họ cất giữ và thu thập các món vật này để có thể dùng đến trong tương lai chẳng hạn. Mọi người xung quan nên dành những lời khuyên và gợi ý dọn dẹp không gian sống để làm mới lại căn nhà góp phần giúp họ sống tích cực hơn.
6. Ôm đồm công việc, khó ra quyết định
Không những thế, người bị OCPD sẽ không giao phó công việc của họ cho người khác, vì họ cho rằng tiêu chuẩn mà họ đặt ra sẽ không được đáp ứng nếu người khác nhận việc thay cho mình. Vậy nên, họ thường sẽ do dự mà ôm đồm công việc và năng suất thực hiện công việc sẽ không tốt.
7. Tiết kiệm, dè sẻn quá mức
Khi chi tiêu các khoản thiết yếu trong cuộc sống thì người OCPD thường đắn đo và băn khoăn có nên tiêu tiền vào những việc này hay không. Những người này sẽ có mức sống thấp so với mức thu nhập khá cao, thậm chí họ sẽ tiết kiệm tiền quá mức so với tiêu chuẩn trong đời sống. Vậy nên, người thân hay bạn bè có thể tìm cách nào đó để rủ rê họ đi mua sắm các loại trang phục, quần áo thời thượng không những làm thoải mái tinh thần mà còn có thể giảm stress sau thời gian làm việc căng não đấy.
8. Cứng nhắc, cố chấp trong suy nghĩ hành động
Sau cùng, triệu chứng OCPD sẽ làm người bệnh tâm tính cứng nhắc và cố chấp trong những suy nghĩ hay hành động của mình. Những đối tượng này không chấp nhận mọi người chất vấn hay nghi ngờ các kế hoạch, hành động, niềm tin hay ý tưởng của họ đã vạch ra. Thậm chí họ sẽ cho rằng mình luôn đúng và cách họ thực hiện những việc này không thứ gì có thể thay thế.
4. Cách điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
1. Thuốc
Đa phần những đối tượng OCPD sẽ điều trị bằng phương pháp tâm lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc, trong đó có Prozac là một phương thuốc áp chế sự tái hấp thụ chọn lọc.
2. Liệu pháp trò chuyện
Là liệu pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân OCPD và được những chuyên gia hàng đầu về tâm thần đích thân đảm nhiệm, tư vấn, chỉ dẫn điều trị tâm lý cho bệnh nhân cách thức nhận biết cũng như thay đổi được những suy nghĩ, hành vi vô bổ.
3. Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
Phương pháp trị liệu hành vi nhận thức cho thấy đa số trường hợp sẽ thành công nếu trải qua sự điều trị đúng cách, từ đó bệnh nhân có biểu hiện tích cực sau khi kết thúc khóa trị liệu đầu tiên. Ước tính có đến hơn 300 đối tượng được chữa trị theo phương pháp này và cho kết quả 76% có khả năng chữa khỏi từ 3 tháng cho đến 6 năm.
4. Chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc
Người thân nên lưu ý và luôn bên cạnh bệnh nhân để quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở họ uống thuốc đúng giờ và chọn thực đơn món ăn suốt tuần thơm ngon và bổ dưỡng sức khỏe. Luôn dành lời động viên và khuyến khích họ nếu người bệnh có bất cứ một sự tiến bộ nào. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này để có thể giúp họ vượt qua khóa trị liệu thành công hay giải quyết các vấn đề trong lúc điều trị.
Ngoài ra, bạn nên chú ý rằng chỉ có bác sĩ hay chuyên gia mới có năng lực chẩn đoán được chứng bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Thế nên, nếu có nghi ngờ về các dấu hiệu được đề cập trong bài viết thì nên đi khám sức khỏe chuyên sâu, phán đoán chính xác bệnh để có hướng điều trị sớm nhất bạn nhé.