Rối loạn ăn uống là chứng bệnh tâm lý liên quan đến những xáo trộn trong hành vi ăn uống. Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ra sao sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
1. Hội chứng rối loạn ăn uống là gì?
Đây là một chứng bệnh tâm lý có thật nhưng nhiều người vẫn chưa hoàn toàn hiểu về nó. Hội chứng này liên quan đến thói quen bất thường trong ăn uống do người bệnh quá lo ngại về vóc dáng cơ thể. Hầu hết những cá nhân khi được hỏi đều cho rằng đó là do những người mắc chứng bệnh này thích gây sự chú ý.
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hội chứng rối loạn ăn uống đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 30 triệu người chỉ tính tại nước Mỹ. Con số thực sự chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều vì còn nhiều bệnh nhân không thừa nhận hoặc không biết mình đang mắc bệnh.
2. Phân loại và dấu hiệu của rối loạn ăn uống
1. Chán ăn tâm thần
Dấu hiệu rối loạn ăn uống thường thấy nhất là hiện tượng chán ăn tâm thần. Đây là hành động có ý thức của bệnh nhân nhằm duy trì cân nặng mà nguyên do chủ yếu là sợ hãi tình trạng thừa cân. Người bệnh có sự méo mó trong việc tự nhận xét về ngoại hình của bản thân. Dấu hiệu này có thể dễ nhầm lẫn với bệnh chán ăn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần quan tâm hơn nếu dấu hiệu này kết hợp cùng việc cân nặng giảm bất thường, mất kinh và có nỗi ám ảnh về ngoại hình.
Phần lớn bệnh nhân mắc chứng bệnh chán ăn tâm thần đều ở độ tuổi thanh niên, 76% căn bệnh diễn ra ở độ tuổi 11 – 20 tuổi. Tác hại của rối loạn ăn uống dẫn tới tử vong tương đối cao, chiếm khoảng 6% - tỷ lệ cao nhất trong các nhóm bệnh tâm lý.
2. Ăn ói
Người mắc chứng bệnh ăn ói có thể bị sụt cân bất thường và có nhiều dấu hiệu khác cần chú ý. Họ có chế độ ăn thất thường, ăn thiếu kiểm soát và thường xuyên cần vào nhà vệ sinh sau khi ăn. Chính những ám ảnh về ngoại hình làm họ sợ hãi và muốn trừng phạt mình bằng cách nhịn đói, uống thuốc xổ hoặc tập thể dục giảm cân quá mức.
Điều này vô tình dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất như suy nhược, các bệnh đường ruột… Cũng giống như người mắc bệnh chán ăn, hội chứng ăn ói trong rối loạn ăn uống thường đến do nỗi lo lắng quá đà về trọng lượng cơ thể kết hợp cùng một số chứng bệnh rối loạn tâm lý khác.
3. Rối loạn ăn uống kiểu Bulimia Neurosa
Bulimia Neurosa là kiểu rối loạn đặc trưng bởi việc quá nhiều đi kèm hành động nôn mửa, tập luyện quá mức hay sử dụng thuốc nhuận tràng để tống khứ lượng thức ăn vừa nạp vào cơ thể. Đối tượng mắc bệnh đều có chung nỗi lo sợ tăng cân và hầu hết đều không hài lòng với vóc dáng của bản thân. Chứng bệnh này có thể gây tổn thương đến đường tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến tim do mất cân bằng điện giải.
4. Rối loạn ăn uống kiểu Pica
Pica là một kiểu rối loạn mới được công nhận gần đây. Các bệnh nhân thường có cảm giác thèm các chất phi thực phẩm như đất, phấn, xà phòng, cuộn len hay thậm chí bột giặt và bụi bẩn. Pica có thể xảy ra cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Chứng bệnh này nguyên nhân có thể là do cơ thể thiếu hụt những vi chất cần thiết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn mua loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe để cải thiện những vi chất còn thiếu hỗ trợ quá trình điều trị.
Tuy nhiên, độ tuổi dễ mắc phải nhất là ở trẻ em, phụ nữ mang thai và những người mắc chứng bệnh tâm lý. Hội chứng Pica làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây nhiễm trùng và chấn thương đường ruột. Tùy thuộc vào chất người bệnh ăn vào, Pica còn có thể gây tử vong.
5. Rối loạn ăn uống kiểu Rumination Disorder
Rối loạn kiểu Rumination Disorder là chứng bệnh tâm lý gây không ít phiền toái cho người bệnh. Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân nhai nuốt và có hiện tượng ợ ra nhai lại. Triệu chứng này thường xảy ra trong khoảng thời gian đầu mỗi bữa ăn. Nó không phải là một dạng trào ngược vì đây là tự ý người bệnh muốn vậy. Chứng rối loạn này có thể xuất hiện từ thời thơ ấu. Nếu không giải quyết sớm có thể dẫn tới tình trạng giảm cân và suy dinh dưỡng trầm trọng.
6. Rối loạn ăn uống kiểu (ARFID)
Đây là cái tên mới trong phân loại các nhóm bệnh rối loạn. Thông thường chứng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 7 tuổi. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài đến tận tuổi trưởng thành nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Những cá nhân mắc chứng bệnh này thường thiếu hứng thú với ăn uống hoặc cực ghét một mùi vị, màu sắc hết một món ăn nào đó.
3. Nguyên nhân rối loạn ăn uống
1. Những tác động từ môi trường xung quanh
Những tác động từ môi trường xung quanh ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hay sống tại những môi trường trọng nhan sắc, kỳ thị vóc dáng chính là những tác nhân dẫn tới tình trạng này.
2. Tác động từ hành vi và ứng xử của người thân trong gia đình
Những người bị mắc chứng bệnh này thường chịu tác động từ hành vi ứng xử của người thân trong gia đình. Anh chị em hay ba mẹ nhịn ăn giảm cân hay quá chú trọng đến cân nặng, ngoại hình có thể nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn ăn uống ở trẻ.
3. Tổn thương tâm lý
Những cá nhân mắc chứng bệnh tâm lý ít nhiều sẽ có những vấn đề về tâm lý và tình cảm. Họ khó quản lý cơn giận và thường hay gây xung đột với gia đình, bạn bè. Tổn thương tâm lý trong tiềm thức có thể là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.
4. Do gen
Cơ thể con người có thể xuất hiện một số gen dễ làm chúng ta tổn thương về mặt tâm lý. Ngoài ra, nếu gia đình có người mắc bệnh rối loạn ăn uống cũng khiến khả năng bạn bị mắc bệnh cao hơn người bình thường.
5. Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh
Những người mắc chứng bệnh này nếu đã loại trừ những nguyên nhân trên thì khả năng cao là do các đường dẫn truyền của dây thần kinh trong cơ thể đang bị rối loạn.
4. Tác hại của rối loạn ăn uống
Đây là chứng bệnh tâm lý không hề đơn giản như mọi người tưởng tượng. Ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Thói quen nhịn ăn hoặc ăn uống thất thường dẫn tới chứng chán ăn kinh niên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe người bệnh.
Ví dụ như trong hội chứng ăn ói, người bệnh ăn uống vô độ sau đó dùng việc nôn ói hay dùng thuốc xổ giúp bản thân dễ chịu hơn nhưng việc này gây ra hiện tượng mất nước cũng như mất cân bằng hóa chất trầm trọng. Rối loạn ăn uống kiểu Pica cũng là loại bệnh nguy hiểm không kém có thể khiến người bệnh tử vong bất cứ lúc nào.
5. Chẩn đoán và cách điều trị rối loạn ăn uống
1. Chẩn đoán
Nguyên nhân rối loạn ăn uống khá khó xác định. Hiện tại, các y bác sĩ tâm lý chỉ phát hiện ra yếu tố di truyền, tổn thương tâm lý hoặc mất cân bằng về nội tiết tố. Cách điều trị rối loạn ăn uống rất khó khăn do đến khi phát hiện ra thì bệnh tình đã ở mức báo động.
Hầu hết các trường hợp điều trị bệnh này đều có thể bình phục nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Có trường hợp bệnh phải mất đến hơn 5 năm mới có thể chữa lành. Gia đình cần quan tâm và đưa bệnh nhân đến gặp địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ngay khi họ có hiện tượng bỏ nhiều bữa liên tục, không có nhu cầu ăn uống và thường xuyên lo lắng đến ám ảnh về tình trạng cân nặng của bản thân.
Nếu để lâu dài chứng bệnh có thể khiến người bệnh bị trầm cảm nặng, tự cảm thấy ghê tởm bản thân và có ý niệm hủy hoại cơ thể.
2. Điều trị
Làm gì khi bị rối loạn ăn uống? Bạn sẽ cần sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý và đôi khi là cả chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện lại chế độ ăn hàng ngày. Muốn điều trị rối loạn ăn uống đầu tiên sẽ cần điều trị bệnh về mặt thể chất. Càng can thiệp sớm ngay khi bệnh mới bắt đầu thì thời gian điều trị càng nhanh và kết quả càng khả quan. Trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ cần thực hiện những xét nghiệm về sức khỏe cùng các bài đánh giá tâm lý để kiểm tra xem có điều gì bất thường hay không. Tìm hiểu rõ nguồn cơn gây bệnh và xác định nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ giúp ích cho quá trình điều trị có kết quả tốt hơn.
Thời gian bình phục tùy theo tình trạng bệnh nhưng đa phần có thể mất đến hàng tháng đến hàng năm. Những thay đổi lớn trong hành vi ăn uống có thể do bệnh nhân đang mắc phải nhiều bệnh khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tham gia các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết chính xác tình trạng sức khỏe và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý. Việc điều trị có thể bao gồm giúp bệnh nhân rèn luyện thói quen ăn uống tốt, tác động về tâm lý giúp người bệnh thay đổi cảm xúc, thuốc điều trị trầm cảm và không thể thiếu sự cảm thông, chia sẻ của gia đình, bạn bè.
Rối loạn ăn uống là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ tuổi. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chứng bệnh này bằng cách giảm thiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng, tham gia tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe để giải tỏa tâm lý và tăng cường sức khỏe cho bản thân. Vui chơi giải trí cùng người thân hay du lịch nghỉ dưỡng cũng là một ý tưởng không tồi hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tâm lý bạn có thể thử.