Theo thống kê, có khoảng 3,8 triệu người dân Mỹ ở độ tuổi trưởng thành mắc phải triệu chứng rối loạn nhân cách kịch tính. Theo đó, căn bệnh này có những biểu hiện như: cảm xúc hay suy nghĩ hời hợt, có hành vi thể hiện sự lôi kéo hay giở trò mánh khóe.
1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì
Triệu chứng này có tên tiếng Anh là Histrionic personality disorder (gọi tắt HPD). Đây là một loại rối loạn về tâm thần, người mắc phải có những cư xử, suy nghĩ hay các hành động theo cách cứng nhắc, không lành mạnh.
Theo đó, những người này thường gặp trắc trở khi nhận thức hay xử lý những tình huống giữa các mối quan hệ người với người. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp họ sẽ không tự nhận thấy bản thân mình mắc phải HPD, bởi những sự thể hiện về suy nghĩ hay cách ứng xử là điều hoàn toàn bình thường với họ.
Bệnh rối loạn nhân cách kịch tính có thể xảy ra từ thời điểm còn là thiếu niên hoặc thời gian đầu của tuổi trưởng thành với nhiều dạng rối loạn khác nhau, đến độ tuổi trung niên thì bệnh sẽ khó nhận biết hơn.
Vậy nên, nếu phát triệu những biểu hiện lạ thường về tâm lý thì bạn nên đăng ký tư vấn sức khỏe tâm lý tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín.
2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách kịch tính
1. Nguyên nhân nào gây bệnh HPD
Gen di truyền
Bệnh HPD có những đặc trưng liên quan đến tính cách và yếu tố di truyền từ bố mẹ đến con cái, bởi đó là một trong những nguyên nhân phổ biến. Hơn nữa, những đặc điểm về tính cách này cũng thể hiện tính tình của một con người.
Môi trường sống thiếu sự quan tâm, công việc
Môi trường sống được hiểu là nơi bạn sinh ra và lớn lên, trải qua những sự kiện trong đời, các mối quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình với nhau và mọi người xung quanh.
2. Ai có nguy cơ cao bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Các nguyên nhân của bệnh HPD hiện vẫn đang được nghiên cứu chính xác, nhưng có một số vấn đề gây gia tăng quá trình phát triển và gây nên triệu chứng của căn bệnh này được thể hiện qua các yếu tố như: tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh lý về tâm thần, sự giáo dục hạn chế, bị lợi dụng về cơ thể và ngôn ngữ thời thời còn nhỏ, cuộc sống trong gia đình không yên ấm và không nhận được sự quan tâm từ người thân, mắc bệnh rối loạn cách hành xử từ thời thơ ấu, thành phần hóa học và cấu trúc não bộ bị thay đổi.
3. Các triệu chứng biểu hiện rối loạn nhân cách kịch tính thường gặp
Đầu tiên, người mắc HPD thường tỏ cảm xúc quá đà nhưng lại hời hợt, có những hành vi muốn tìm kiếm đến sự chú ý từ mọi người, người bệnh luôn ở trong tình trạng “diễn” để được mọi người xung quanh để ý đến mình. Người bệnh có tâm trạng, niềm tin hay ý kiến khá nông cạn và dễ bị mọi người ảnh hưởng và có những phản ứng hứng khởi với thú vui nhất thời. Luôn cần người khác thấy những biểu cảm hay cảm xúc của bản thân chỉ để được chú ý và công nhận về mình. Hơn nữa, những người này thường làm quá các căn bệnh, thậm chí có thể đe dọa người khác sẽ tự tử để thu hút sự chú ý. Bệnh nhân HPD còn có những hành động khiêu gợi nhằm mục đích kiểm soát người khác.
Bên cạnh đó, nếu người bị HPD không nhận được sự chú ý hay sự quan tâm thì họ sẽ có cảm giác thù hằn, nhỏ mọn và có thể dẫn đến gây sự với người khác. Họ có xu hướng biểu hiện tình dục rất dễ dãi thông qua các tư thế hay hành vi nhằm tạo sự thu hút đến người khác, tuy nhiên trong thâm tâm họ lại không muốn quan hệ tình dục. Ngoài ra, họ còn là người có tính ích kỷ, không thể cảm thông với những vấn đề xảy ra ở những người xung quanh mình, bởi họ luôn coi bản thân là trung của sự chú ý.
4. Cách điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
Khi điều trị bệnh HPD thường sẽ có gặp nhiều khó khăn và gian nan, bởi có những phương pháp chữa trị không đúng hoặc người bệnh không thể hợp tác với nhà trị liệu. Vì thế, rất có thể sẽ làm cho bệnh nhân có tình trạng năng hơn so với ban đầu. Theo đó, với căn bệnh này thì trị liệu bằng tâm lý sẽ mang đến hiệu quả hơn. Các bác sĩ nên trò chuyện với bệnh nhân và tư vấn để giúp họ hiểu rõ về bệnh HPD, không quên trao đổi riêng với người thân để tìm hướng điều trị tốt nhất. Hơn nữa, người nhà nên trò chuyện thường xuyên với họ để giúp họ thoải mái đầu óc, suy nghĩ lưu thông nhằm mục đích phá bỏ đi sự căng thẳng và áp lực bao vây.
Thêm vào đó, tư vấn nhóm sẽ không thực sự thích hợp cho bệnh nhân HPD, bởi họ luôn tìm kiếm sự chú ý của những người tham gia trị liệu và có thể nói quá những triệu chứng của họ. Đối với những trường hợp nặng, bên cạnh việc điều trị tâm lý thì có thể phối hợp sử dụng thuốc trong quá trình chữa bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ mô hình cho việc chữa trị kết hợp cùng lúc uống thuốc, với cách này sẽ giúp bệnh giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, xu hướng đi du lịch kết hợp khám và điều trị bệnh chính là loại hình dịch vụ mới mẻ, giúp người bệnh thư giãn và cho kết quả chữa bệnh hiệu quả hơn mà bạn nên cân nhắc lựa chọn.
Trên đây là các thông tin làm rõ căn bệnh rối loạn nhân cách kịch tính là gì mà bạn đọc có thể chưa nghe qua. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích để bạn có thể bảo vệ bản thân thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và đúng cách, từ đó ngăn ngừa được mọi bệnh tật và giúp bạn yên tâm hơn trong cuộc sống.