Xã hội hiện đại kéo theo hàng loạt hội chứng tâm lý khó chữa. Trong đó, rối loạn lo âu là căn bệnh phổ biến được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Rối loạn lo âu có chữa được không, điều trị thế nào? Câu trả lời sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây,

1. Rối loạn lo âu có chữa được không?

Rối loạn lo âu là bệnh lý mà biểu hiện đặc trưng của người bệnh là luôn có cảm giác lo sợ trước những tình huống bình thường hàng ngày. Sự sợ hãi vô hình này thường mang tính chất khá vô lý nhưng lại kéo dài và lặp đi lặp lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Không những thế, rối loạn lo âu còn kéo theo một loạt bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ và rối loạn nhân cách. Rối loạn lo âu có chữa được không? Câu hỏi này là vấn đề mà hầu hết bệnh nhân quan tâm.

Rối loạn lo âu có thể chữa được nhưng cần thời gian khá dài và kiên trì làm theo một phác đồ điều trị rối loạn lo âu đúng cách ngay từ đầu. Vấn đề bệnh có chữa được không còn phụ thuộc phần nhiều vào ý chí người bệnh cũng như sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình.

Rối loạn lo âu – Căn bệnh không nên xem thường

Rối loạn lo âu – Căn bệnh không nên xem thường

2. Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu mới hết bệnh?

Hội chứng rối loạn lo âu thường đi liền với trầm cảm khiến căn bệnh tâm lý càng thêm phần trầm trọng. Tình trạng bệnh thường diễn ra khó lường và đôi khi gây kho khăn trong công việc điều trị. Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu tùy thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh sớm hay muộn. Nếu phát hiện bệnh sớm, phác đồ điều trị sẽ đơn giản hơn và mang lại kết quả khả quan hơn.

Chính vì vậy, bạn và gia đình nên chú ý tham khảo các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm bảo vệ bản thân khỏi các chứng bệnh bất ngờ và điều trị kịp thời nếu chẳng may có bệnh. Đừng để đến khi các hội chứng tâm lý này trở nên nghiêm trọng nó có thể gây rất nhiều hệ lụy phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả tính mạng người bệnh.

Một số bệnh lý có thể xảy ra khi hội chứng rối loạn lo âu không được xử lý kịp thời như bệnh đột quỵ, bệnh tim và một số bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, tinh thần mệt mỏi sức khỏe giảm sút còn dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mất năng lượng và dễ mắc các chứng bệnh lây nhiễm.

Rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày

Rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày

3. Chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu

1. Làm kiểm tra thể chất

Đới với các trường hợp mắc bệnh tâm lý các bác sĩ cần kết hợp nhiều liệu trình và có những sự điều chỉnh hợp lý sao cho phù hợp với từng biểu hiện của người bệnh. Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần được kiểm tra thể chất để nắm rõ tình trạng bệnh đã ảnh hưởng thế nào đến cơ quan chức năng trong cơ thể để tìm hướng giải quyết phù hợp. Bài kiểm tra thể chất này cũng phần nào giúp bác sĩ hiểu rõ hơn sức khỏe của bệnh nhân và chọn phương hướng điều trị tốt nhất.

2. Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu và nước tiểu là bước tiếp theo nhằm chẩn đoán bệnh. Bước này còn nhằm giúp các bác sĩ xem xét bệnh nhân có mắc các bệnh nội khoa như tim, phổi, nội tiết hay không.

Chứng bệnh tâm lý cần được điều trị sớm (

Chứng bệnh tâm lý cần được điều trị sớm

3. Đặt các câu hỏi về triệu chứng và lịch sử y tế

Việc sử dụng thuốc điều trị một số bệnh hiện nay cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh rối loạn lo âu. Ngoài ra, đối với những đối tượng sử dụng chất kích thích và có lối sống không lành mạnh cũng rất dễ mắc chứng bệnh này.

4. Đặt câu hỏi tâm lý

Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý là cách tốt nhất hiện nay nếu căn bệnh chưa đến giai đoạn quá nghiêm trọng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể trị khỏi trong vài tháng nếu phát hiện bệnh sớm và khám chữa bệnh tại địa chỉ bệnh viện tâm lý uy tín, chất lượng. Các câu hỏi tâm lý giúp các bác sĩ đào sâu vào tâm hồn bệnh nhân tìm ra nguyên do gây bệnh và có phương hướng giải quyết tốt nhất.

5. Áp dụng các tiêu chí được liệt kê trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5)

DSM-5 là cẩm nang được đánh giá là tốt nhất trong khoa tâm thần hiện tại và cực hữu ích cho bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Kết quả phụ thuộc vào phác đồ điều trị đúng cách

Kết quả phụ thuộc vào phác đồ điều trị đúng cách

4. Phác đồ điều trị bệnh rối loạn lo âu

1. Tâm lý trị liệu

Phương pháp tâm lý trị liệu là liệu pháp hàng đầu dùng để chữa trị các vấn đề về tâm bệnh của các chứng rối loạn thần kinh. Chuyên gia sẽ tư vấn cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân đồng thời giúp người bệnh hiểu được bản chất của căn bệnh. Điều này rất tốt cho người bệnh lấy lại sự tự tin, bình tĩnh và có tinh thần chiến đấu vượt qua bệnh tật.

Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý sẽ hướng người bệnh học tập những cách kiểm soát căng thẳng, giảm stress. Một số kỹ thuật thư giãn nhằm giảm đi tâm trạng bồn chồn như thiền định, thở sâu, tham gia các lớp học yoga hay đơn giản chỉ là nghỉ ngơi trong bóng tối cũng là cách tốt giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe và giảm thời gian suy nghĩ tiêu cực.

Bệnh rối loạn lo âu cần sự quan tâm của cả xã hội

Bệnh rối loạn lo âu cần sự quan tâm của cả xã hội

2. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Rối loạn lo âu có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị. Nếu trong trường hợp bệnh nhân đã đến giai đoạn rối loạn lo âu nặng sẽ cần sử dụng thuốc theo đơn của bác dĩ. Những loại thuốc Tây y có tác dụng giảm các triệu chứng rối loạn và thường được sử dụng kèm các phương pháp điều trị khác.

Khi bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn lo âu khác nhau thì sẽ có các loại thuốc đặc trị khác nhau. Tuy vậy, điều trị bằng thuốc Tây y có cũng có rất nhiều hạn chế như những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, khi bắt buộc phải uống thuốc người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ dẫn và liều lượng sử dụng bác sĩ đã hướng dẫn. Một số loại thuốc được kê toa để chữa bệnh rối loạn lo âu như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu và thuốc an thần.

2.1. Thuốc chống trầm cảm

Loại thuốc này gây áp lực trực tiếp vào các chất dẫn truyền thần kinh làm hạn chế bớt những căng thẳng do rối loạn lo âu gây ra. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể kể đến như Paxil, Zoloft và Effexor.

Các loại thuốc điều trị thường có tác dụng an thần

Các loại thuốc điều trị thường có tác dụng an thần

2.2. Buspirone

Buspirone là loại thuốc chống lo âu có thể sử dụng lâu dài để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như thuốc chống trầm cảm, loại thuốc này cũng cần tối thiểu vài tuần trước khi phát huy công dụng của nó. Ngoài ra, khi sử dụng Buspirone người bệnh thường cũng xuất hiện một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu.

2.3. Các thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau được sử dụng như một biện pháp ngắn hạn đối với những bệnh nhân có dấu hiệu nặng của bệnh rối loạn lo âu. Bệnh nhân có thể hoảng loạn, gặp ảo giác và muốn tự tử nên rất cần những loại thuốc giúp an thần. Tuy nhiên, những loại thuốc này được khuyến cáo không nên dùng nhiều và không dùng khi không cần thiết vì nó có thể dẫn tới lệ thuộc thuốc và gây ra những tác dụng phụ.

3. Trị liệu hành vi nhận thức

Bệnh rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Trị liệu hành vi nhận thức cũng là cách hay giúp bạn lấy lại tinh thần và hạn chế sự phát tác của bệnh sau này. Tất nhiên, điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả điều trị vẫn là sự kiên trì, cố gắng của bệnh nhân.

Cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày hỗ trợ quá trình điều trị

Cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày hỗ trợ quá trình điều trị

5. Lối sống và liệu pháp khắc phục tại nhà

1. Hoạt động và tập thể dục thường xuyên, đều đặn

Thay đổi lối sống hàng ngày là cách tốt nhất bệnh nhân có thể làm để thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. Tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày không chỉ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện mà còn khiến tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. Bạn có thể mua máy tập gym tại nhà hoặc thử thách với một môn thể thao mới, tham gia các phòng tập rèn luyện sức khỏe cùng bạn bè cũng là một ý tưởng hay.

2. Chăm chút cho giấc ngủ của bạn

Giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm lý. Không phô trương khi nói rằng bệnh rối loạn lo âu có chữa được không phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Hầu hết người bệnh khi mắc chứng bệnh này đều không có giấc ngủ ngon trọn vẹn. Nếu mất ngủ kéo dài bạn nên đến bác sĩ nhờ tư vấn và sử dụng loại thuốc phù hợp. Nếu chứng bệnh mất ngủ vẫn chưa quá nghiêm trọng, bạn có thể kết đang tìm kiếm.

Thư giãn bằng những hoạt động yêu thích

Thư giãn bằng những hoạt động yêu thích

3. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn

Bác sĩ tâm lý không chỉ là người giúp bạn lập ra phác đồ điều trị phù hợp mà còn chỉ cho bạn những cách thư giãn, giải tỏa tâm trạng tuyệt vời. Ngoài một số bài bấm huyệt và những động tác tập luyện, bạn có thể tham khảo thêm các loại máy massage toàn thân xua tan mệt mỏi đáng mua nhất hiện nay giúp bạn thư thái, thoải mái hơn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh dai dẳng này.

4. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giúp bạn cải thiện sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

5. Tránh uống rượu và dùng chất kích thích

Các chất kích thích chỉ có tác dụng giảm đi nỗi lo âu và cải thiện tâm trạng tạm thời. Về lâu về dài, chính việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khiến chứng bệnh tâm lý ngày càng trở nặng.

Thiền là phương pháp tốt giúp ổn định tinh thần

Thiền là phương pháp tốt giúp ổn định tinh thần

6. Bỏ hút thuốc và giảm lượng cà phê mỗi ngày

Thuốc lá và cà phê nhìn chung đều là 2 thứ cần hạn chế bớt không chỉ đối với người mắc chứng rối loạn lo âu. Một chế độ ăn sạch, uống sạch, loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại cho cơ thể sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.

Nhìn chung, rối loạn lo âu có chữa được không phụ thuộc vào độ kiên trì và ý chí người bệnh. Ngoài ra, thời điểm này cũng là lúc bệnh nhân rất cần gia đình, bạn bè quan tâm, ủng hộ để có thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thể hiểu thêm về chứng bệnh rối loạn lo âu tưởng chừng như đơn giản này.