Áp lực thi cử là vấn đề ngày càng nóng trong xã hội và nhận được sự quan tâm của đông đảo của các bậc phụ huynh, thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và nó gây nên hậu quả gì cũng như cách khắc phục ra sao?
1. Tình hình áp lực thi cử ở Việt Nam như thế nào?
Tình hình thi cử ở Việt Nam hiện nay rất nặng nề. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, hơn 90% học sinh đều khẳng định rằng, họ đã có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi đại học. Và không chỉ ở học sinh mà ngay cả giáo viên, phụ huynh cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực này. Mặc dù đã có nhiều giải pháp giảm bớt các khâu, quy trình thi cử, xong những căng thẳng, những lo lắng của các em học sinh, sinh viên trong mỗi kỳ thi dường như vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm nhiều.
2. Hậu quả áp lực thi cử gây nên hệ lụy gì?
1. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của học sinh
Những áp lực của quá trình thi cử trước tiên có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các em học sinh. Các tình trạng như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, suy giảm thị lực,... thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, áp lực cũng khiến các em bị giảm cân và mắc nhiều các bệnh lý nghiêm trọng hơn như dạ dày hay ảnh hưởng thần kinh.
2. Tác động tiêu cực đến tâm lý học sinh
Có không ít học sinh gặp phải các vấn đề tâm lý do quá căng thẳng thường xuyên. Các em dần trở nên lo lắng, sợ hãi trước mỗi kỳ thi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em.
3. Phát sinh các bệnh liên quan đến thần kinh, trầm cảm
Hậu quả của áp lực thi cử phải kể đến các vấn đề liên quan đến thần kinh. Nhiều học sinh đã gặp phải các bệnh về thần kinh, stress và thậm chí là có dấu hiệu của bệnh trầm cảm do quá áp lực. Với tần suất học hành liên tục, kiến thức nhiều, gánh nặng điểm số, thành tích, áp lực nặng nề gây nên những tổn thương không nhỏ đối với hệ thần kinh.
4. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử học đường
Hậu quả nghiêm trọng và đau buồn nhất thường xuất hiện do áp lực thi cử đó là tình trạng tự tử. Vì quá căng thẳng, trầm cảm kéo dài, các em dễ rơi vào trạng thái bất lực, cô đơn và có những suy nghĩ tiêu cực, nghiêm trọng nhất là có ý định tự tử.
3. Nguyên nhân gây nên áp lực thi cử
1. Kỳ vọng từ gia đình, thầy cô
Sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô đối với con em hay học sinh của mình là điều dễ hiểu. Song đôi khi sự kỳ vọng này lại quá khắt khe. Các em sẽ bị cha mẹ thầy cô la mắng, khiển trách thậm chí có những hình phạt nếu không đạt được kết quả tốt. Và như vậy vô hình chung đã tạo nên những gánh nặng và áp lực rất lớn lên các em. Nên chú ý đến khả năng của trẻ cũng như quan tâm, cho trẻ ăn các món ăn giảm stress và không gây áp lực việc học để tránh xảy ra tình trạng căng thẳng này.
2. Kỳ vọng của bản thân học sinh
Được danh hiệu học sinh giỏi, được điểm số cao, thầy cô bạn bè ngưỡng mộ,... Chính sự kỳ vọng của chính mình đó đã vô tình tạo gánh nặng lên bản thân các em và là nguyên nhân của áp lực thi cử.
3. Quan niệm đại học là con đường duy nhất
Rất nhiều người trong xã hội vẫn còn mang nặng tư tưởng này, không đỗ đại học đồng nghĩa với việc sẽ không có việc làm tốt, không có tương lai tươi sáng. Càng kỳ vọng nhiều thì lại càng gây sức ép cho con cái. Áp lực chồng chất áp lực làm cho các em dễ rơi vào trạng thái u uất, muốn tìm một phương án để được giải thoát.
4. Kỳ thi đại học luôn khó khăn, tỷ lệ chọi cao
Sự khó khăn trong mỗi kỳ thi, đặc biệt là thi đại học với tỷ lệ chọi cao, nhất là các trường top đầu khiến các em càng trở nên căng thẳng và áp lực thi cử hơn.
5. Khối lượng kiến thức phải ôn tập nặng nề
Chương trình học với lượng kiến thức nhiều, thời gian ôn thi ngắn đã khiến các em học sinh trở nên căng thẳng và áp lực nhiều hơn.
6. Sợ cảm giác bị so sánh, chê trách từ mọi người nếu không đạt kết quả
Rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng bị chê trách, bị so sánh với các bạn cùng lớp cùng trường. Điều đó vô hình chung làm các em có tâm lý tự ti và lo lắng dẫn tới việc càng áp lực nhiều hơn trước mỗi kỳ thi.
7. Mục tiêu đặt ra quá sức nhưng kiến thức chưa đủ
Đặt mục tiêu quá lớn, kỳ vọng quá nhiều nhưng khối lượng kiến thức lại chưa thực sự sẵn sàng, không đủ cho các kỳ thi. Từ đó làm nảy sinh sự lo lắng và áp lực trong quá trình thi, ôn thi.
4. Dấu hiệu của áp lực thi cử quá mức, phụ huynh nên cần chú ý
Áp lực thi cử là nguyên nhân dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận thấy các em có dấu hiệu của tình trạng này, cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh cần sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy các em đang gặp áp lực thi cử, học hành không hề nhỏ:
Ngại đi học, ngại đến trường: lơ là chuyện học tập, sợ đi học, mở sách ra là cảm thấy có áp lực hoặc bị đau đầu.
Ngại giao tiếp với người khác, tự ti, tủi thân: Áp lực thi cử khiến các em ngại giao tiếp, sống khép kín, khép nép khi thấy mọi người nói chuyện về thi cử, học tập.
Thường xuyên cáu giận không rõ nguyên nhân: Rối loạn cảm xúc, tức giận, quát mắng không rõ nguyên nhân.
Ăn uống thất thường hay bỏ bữa: Những lo lắng, căng thẳng khiến cho các em ăn uống không ngon miệng, ăn không đúng bữa, thậm chí bỏ ăn.
Rối loạn giấc ngủ (nằm mơ, hay giật mình, thiếu ngủ): Các triệu chứng cũng được thể hiện rõ trong giấc ngủ. Các em thường xuyên ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khó ngủ.
Có các hành vi bất thường: Sự rối loạn cảm xúc gây nên những hành vi bất thường như la hét, dễ khóc,...
Gặp khó khăn trong việc tập trung, hay quên: Sự căng thẳng gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em và là nguyên nhân của việc giảm trí nhớ, hay quên, không tập trung.
Việc học sa sút, kết quả kém: Chính những rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tâm lý, sợ học khiến cho việc học của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kết quả sa sút.
Hay mệt mỏi, ngủ gật, ngất xỉu trong lớp: Các em sẽ thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung, thường ngủ gật trong lớp.
Đề cập hoặc hành động tự sát: Khi có dấu hiệu này chứng tỏ các em đã bị áp lực và tổn thương tâm lý rất nặng nề.
5. Cách để vượt qua áp lực thi cử như thế nào hiệu quả?
Để vượt qua áp lực thi cử, cần sự nỗ lực và cố gắng từ phía bản thân các em học sinh và sự quan tâm, hỗ trợ đầy tâm lý của cha mẹ, thầy cô cũng như những người xung quanh.
1. Thay đổi suy nghĩ tích cực (làm bài tốt nhất, thay vì cố gắng đạt kết quả tốt, đại học không là con đường duy nhất,...)
Điểm số không phải là tất cả và cũng không phải là yếu tố quyết định mọi chuyện. Đại học càng không phải là con đường duy nhất để phát triển tương lai và chứng minh sự thắng lợi hay thất bại của bản thân. Thay đổi được suy nghĩ về những vấn đề này thì tinh thần các em sẽ thoải mái và bớt áp lực hơn.
2. Lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với khả năng và sở thích bản thân
Công việc hay môn học phù hợp với khả năng hay sở thích sẽ giúp bản thân thoải mái và phát huy được năng lực mình có một cách tốt hơn. Đây là cách giảm áp lực thi cử hiệu quả giúp các em tự tin, hứng thú học tập hơn.
3. Chia sẻ áp lực với người thân, thầy cô
Việc trao đổi hay chia sẻ những lo lắng khúc mắc sẽ phần nào giúp tinh thần thoải mái hơn. Bên cạnh đó, những người xung quanh sẽ giúp các em có được những lời khuyên tốt hơn để có thể vượt qua những áp lực của các kỳ thi.
4. Cách ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi quan trọng
Hãy lên kế hoạch hợp lý và khoa học cho việc ôn thi của bản thân. Việc này không những giúp các em xây dựng củng cố kiến thức tốt hơn mà còn đảm bảo được sức khỏe và tinh thần, chuẩn bị cho các kỳ thi một cách tốt nhất.
4. Thư giãn hợp lý
Bên cạnh thời gian học tập, ôn thi hãy tạo một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân. Chơi các bộ môn thể thao vừa tốt cho sức khỏe lại thư giãn tinh thần tốt, nghe một bản nhạc mình thích, đến khu vui chơi giải trí, hay đơn giản là đi dạo bên ngoài sẽ phần nào giúp giải tỏa căng thẳng để có thể đối phó với các môn học một cách hiệu quả và thoải mái.
5. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho các em học sinh. Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, bên cạnh đó hạn chế thức khuya, dậy sớm để luôn khỏe mạnh và thoải mái.
6. Luyện tập hơi thở để giảm căng thẳng
Hơi thở đều đặn sẽ phần nào giúp tinh thần các em trở nên thoải mái, giảm bớt căng thẳng hơn. Luyện tập hơi thở đều đặn mỗi ngày là giải pháp tốt giúp giảm thiểu áp lực thi cử.
7. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm
Để có một tinh lực tốt nhất cho các kỳ thi, ngoài việc đảm bảo một tinh thần thoải mái thì sức khỏe thể chất luôn là vấn đề quan trọng cần lưu ý. Ngoài các thực phẩm bổ dưỡng trong chế độ ăn mỗi ngày, cha mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm bồi bổ trí óc để tăng cường trí nhớ cũng như giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
8. Chuẩn bị sẵn các vật dụng trước kỳ thi
Để chủ động và tránh phải lo lắng, phân tâm trước mỗi kỳ thi, hãy lên danh sách và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Dành thời gian để kiểm tra những vật dụng trước kỳ thi để không rơi vào những tình huống khó xử và làm gia tăng thêm áp lực khi thi.
Áp lực thi cử luôn là vấn đề khiến xã hội lo lắng và quan tâm, nhất là trong thực tại thi cử như hiện nay. Vì thế, bố mẹ hãy quan tâm hơn đến con em mình, giúp các em có tinh thần thoải mái nhất, bồi bổ các thực phẩm tăng cường trí nhớ để ôn thi tốt hơn và đạt được kết quả như mong muốn. Hơn thế, các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi quan điểm về vấn đề thi cử để tránh áp đặt những suy nghĩ khắt khe và không còn phù hợp lên con cái. Thưởng cho con những món quà con thích sau khi thi xong hay các chuyến đi chơi du lịch ngắn ngày thư giãn tinh thần để giảm bớt những căng thẳng từ quá trình học tập của trẻ cũng như cho trẻ có thêm động lực trên con đường học tập sắp tới.