Rối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh mãn tính. Các triệu chứng của bệnh khá tương đồng với bệnh tâm thần phân liệt. Trong bài viết sau, Sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn định nghĩa về bệnh cũng như cách điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì
Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder) hay còn gọi tắt là PPD. Đây là bệnh mãn tính, rối loạn nhân cách lập dị. Trong đó người bệnh thường xuyên có những biểu hiện nghi ngờ, miễn cưỡng giao tiếp và luôn có lòng thù hận, giận dữ với người khác. Bệnh PPD có thể trở thành ảo tưởng nếu các ý nghĩ và lòng tin của họ trở nên cứng nhắc. Lúc này bất cứ ai cũng không thể thuyết phục được họ.
Đặc biệt những người mắc hội chứng rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng thường bị ảnh hưởng về suy nghĩ. Dù họ vẫn luôn làm việc và sinh hoạt thường ngày nhưng lại dễ bị cô lập. Bệnh này thuộc nhóm đầu tiên trong số các dạng rối loạn nhân cách phổ biến hiện nay.
2. Nguyên nhân rối loạn nhân cách hoang tưởng
1. Nguyên nhân nào gây bệnh
Hiện tại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng là gì. Một số nghiên cứu mới nhất chỉ ra, chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng liên quan đến việc kết hợp giữa các yếu tố xã hội - sinh lý và tâm lý.
Ngoài ra, bệnh cũng xuất phát từ sự di truyền do bố mẹ hoặc trong gia đình có người bị mắc tâm thần phân liệt. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho biết việc chấn thương thể chất hay tình cảm do tuổi thơ thường xuyên bị đánh đập, cô lập cũng là yếu tố gây bệnh hoang tưởng.
2. Ai có nguy cơ cao bị rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng
Bệnh rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nhưng bệnh thường tác động phổ biến nhất đến nữ giới hơn là nam giới.
3. Các triệu chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng thường gặp
Triệu chứng điển hình của bệnh hoang tưởng là sự nghi ngờ, không tin tưởng tất cả các mối quan hệ. Người bệnh thường nghi ngờ lời hứa hẹn và tin rằng mọi người chỉ đang lừa dối và lợi dụng mình.
Người bị bệnh PPD thường rất ít khi tâm sự với người khác. Nhiều khi họ luôn giữ sự thù hận và khó tha thứ trong lòng. Vì thế, người thân và bạn bè nên thường xuyên quan tâm, động viên và trò chuyện với họ nhiều hơn. Đến những phòng tập rèn luyện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng hay các hoạt động vui chơi giải trí cuối tuần là cách giúp bạn gắn kết, thân mật với người bệnh hơn.
Nhạy cảm và luôn nhận lấy những lời nhận xét tiêu cực về mình cũng là biểu hiện của người bị bệnh rối loạn hoang tưởng. Họ luôn tự ti và suy nghĩ bản thân không có khả năng để làm việc cùng người khác.
Do đó, bạn nên động viên và khen ngợi họ nhiều hơn cả trong công việc và cuộc sống thường ngày. Nhiều khi người bị bệnh hoang tưởng PPD thường nghi ngờ và không tin tưởng những lời nhận xét vô hại của người khác. Những lúc như thế họ dễ nóng tính, cáu gắt và thậm chí là trả đũa, tấn công người khác.
Do xuất phát từ sự hoài nghi, không tin tưởng người thân, vợ chồng, bạn bè nên người bị bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng thường lạnh lùng và có khoảng cách trong các mối quan hệ. Họ thường xa lánh xã hội và bị cô lập cả trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày.
Thêm nữa, người mắc bệnh PPD hay cáu gắt, bị cô lập nên họ thường lạnh lùng trong tất cả các mối quan hệ. Thêm một triệu chứng của người bệnh rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng là sự thù địch, bướng bỉnh và rất hay tranh luận với người khác.
4. Cách điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng
1. Tư vấn tâm lý
Bản chất của người bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng là thường nghi ngờ người khác. Vì thế, việc điều trị bệnh PPD sẽ gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh sẽ nghi ngờ cả bác sĩ. Nếu người bệnh chấp nhận thì phương pháp tư vấn tâm lý mới có hiệu quả. Đây là phương pháp điều trị bệnh sẽ tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối phố cũng như cải thiện tương tác với xã hội hàng ngày.
2. Thuốc điều trị
Nói chung các loại thuốc điều trị không phải là phương pháp trị bệnh rối loạn hoang tưởng triệt để. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ liệt kê ra các loại thuốc đặc trị bệnh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn tinh thần, lo âu…
Nếu chấp thuận điều trị theo phương pháp tư vấn tâm lý kết hợp sử dụng thuốc điều trị người bệnh có thể duy trì công việc và các mối quan hệ lành mạnh hàng ngày. Tuy nhiên việc làm này cần phải diễn ra liên tục và hiện tại chưa có phương pháp nào chữa trị bệnh hoàn toàn.
3. Chế độ sinh hoạt chăm sóc từ người thân
Một chế độ sinh hoạt chăm sóc chu đáo từ người thân là điều rất cần với những người bị bệnh rối loạn hoang tưởng. Người thân và bạn bè nên thông cảm và chia sẻ cùng với người bệnh.
Hãy thường xuyên chia sẻ, trò chuyện cùng họ. Nếu có thể, hãy rủ người bệnh tham gia các hoạt động cộng đồng, tập thể dục nâng cao sức khỏe, tham gia các lớp tập yoga thư giãn tinh thần…
Tuy nhiên đây cũng chỉ cách hỗ trợ điều trị bệnh tạm thời. Bởi lẽ, rất khó có thể có thể điều trị bệnh dứt điểm do người bệnh rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng có xu hướng nghi ngờ sự quan tâm, giúp đỡ của người khác. Để chủ động phòng bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát.
Nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tỉ lệ chữa bệnh rối loạn hoang tưởng cũng khá cao. Do đó, người thân và bạn bè cần hiểu và dung nạp người bệnh để họ có cuộc sống không khá khó khăn trong cộng đồng. Gia đình hãy tạo một lối sống lành mạnh, tích cực để họ quên đi những suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi người khác.
Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh suốt đời sẽ có cuộc sống bị cô lập và cản trở khả năng làm việc hay duy trì những mối quan hệ hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.