Sau khi sinh, tâm lý người phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều, kết hợp với nhiều yếu tố tác động khác, rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách giảm stress sau sinh ngay sau đây nhé.

1. Cách để nhận biết chứng trầm cảm sau sinh

1. Để ý những cảm giác tiêu cực kéo dài

Hội chứng buồn chán sau sinh sẽ bắt đầu được cải thiện trong vòng hai tuần. Nhưng nếu sau khoảng thời gian đó mà hội chứng này vẫn không thuyên giảm, thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

2. Theo dõi tình trạng suy nhược của bản thân

Khi mới làm mẹ, cuộc sống chắc chắn sẽ bị xáo trộn rất nhiều, có lẽ bạn sẽ rất mệt mỏi vì cơ thể cần thời gian để hồi phục, còn em bé thì sinh hoạt chưa vào nề nếp. Đây là tình trạng chung mà các mẹ ai cũng gặp phải, nhưng nếu cứ kéo dài và không có dấu hiệu phục hồi sau khi đã nghỉ ngơi thì có thể đây là một dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.

3. Chú ý về tâm trạng thất thường

Những thay đổi nội tiết tố, trách nhiệm mới khi lên chức mẹ cùng sự mệt mỏi khủng khiếp trong giai đoạn này đều gây ra tâm trạng thất thường. Nếu những biểu hiện đó ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là có cảm giác giận dữ hoặc phiền muộn kèm theo, có lẽ bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

4. Cảm xúc của bạn với em bé

Thông thường, người mẹ và em bé có cảm xúc đặc biệt, có sợi dây vô hình gắn kết hai mẹ con, nhưng nếu như bạn cảm thấy không kết nối được với em bé, và các triệu chứng khác xuất hiện ngày càng nhiều, thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

5. Lưu ý về cảm giác thèm ăn

Thông thường, chứng trầm cảm sau sinh khiến các mẹ chán ăn, nhưng trong một số trường hợp thì lại ăn nhiều hơn bình thường. Sự thay đổi này cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, hoặc nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ thì đó cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhanh đói, nhưng nếu đi kèm với các triệu chứng khác, thì việc thèm ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo.

6. Sự hứng thú của bạn còn không

Nếu bạn thấy mình không còn hứng thú với những hoạt động yêu thích của bản thân trước kia và thường xuyên muốn ở một mình, tự cô lập bản thân thì có lẽ bạn đã bị trầm cảm sau sinh.

2. Trầm cảm sau sinh có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh có chữa được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, và các bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy trầm cảm sau sinh gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm, thì bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Những chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách giải tỏa stress sau sinh phù hợp và đúng đắn nhất.

3. 10 cách giảm stress sau sinh giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng

1. Cho mẹ sau sinh thư giãn nhiều hơn

Đây là một trong những cách vượt qua stress sau sinh hiệu quả nhưng không phải ai cũng làm được. Vì sau khi sinh con, người mẹ dễ bị chìm đắm trong nhiều việc khác nhau, nào là cho em bé bú, dỗ em bé,... và nhiều việc khác nữa. Vì thế, khi có người thân chăm sóc em bé thì bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi và học cách chợp mắt ngắt quãng.

Nhờ sự hỗ trợ từ người chồng chăm em bé để bản thân có thời gian nghỉ ngơi

Nhờ sự hỗ trợ từ người chồng chăm em bé để bản thân có thời gian nghỉ ngơi

2. Cho con bú nhiều hơn

Cho con bú nhiều hơn là cách giảm stress sau sinh khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng thuốc để điều trị trầm cảm sau sinh thì cần dừng việc cho con bú để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con.

3. Cố gắng tìm cho mình giấc ngủ tốt hơn

Việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng, nhưng trong thời gian đầu, có lẽ mẹ cần học cách chợp mắt ngắt quãng hoặc nghỉ ngơi khi cần thiết. Nếu em bé đã ngủ say, mẹ cũng cố gắng đặt lưng để nghỉ ngơi một chút.

4. Chia sẻ nhiều hơn với người thân và bạn bè

Đây là cách hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả. Bạn cố gắng nói chuyện với người biết lắng nghe, đó có thể là bất kỳ ai, là chồng, bạn thân, người bạn đã làm mẹ,... Hãy nói với họ về những việc bạn đang trải qua, cảm giác của bạn, việc tâm sự cũng có thể giúp bạn xua tan lo lắng và phiền muộn trong lòng. Bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh chuyên nghiệp, chu đáo cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tâm trạng khủng hoảng giai đoạn này.

5. Cố gắng suy nghĩ lạc quan hơn, tập trung vào những điều tốt đẹp nhất

Hãy suy nghĩ tích cực hơn, đừng để những điều tiêu cực xâm chiếm tâm trí của bạn. Bạn luôn là người mẹ tốt nhất với con mình, đừng so sánh với người khác, và cũng đừng quá áp lực.

6. Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, sử dụng nguồn thực phẩm sạch, lành tính sẽ giúp bạn khỏe khoắn hơn và cung cấp dưỡng chất cho bé thông qua sữa mẹ. Tránh thực phẩm có hàm lượng đường cao vì chúng có thể gây thay đổi tâm trạng, khiến bệnh trầm cảm sau sinh tiến triển xấu.

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

7. Tập thể dục nhiều hơn

Những hoạt động thể chất sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn không cần phải tập thể dục cường độ cao, mà chỉ cần đưa bé đi dạo mỗi ngày, hay đăng ký lớp học Yoga vừa giúp tinh thần tốt hơn lại làm đẹp dáng, tăng cường sức khỏe.

8. Tham vấn chuyên gia tâm lý

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, hãy tham vấn chuyên gia tâm lý. Bạn có thể đến các chuyên khoa tâm lý ở bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để các bác sĩ xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Hoặc bạn có thể đăng ký khám tâm lý chuyên sâu bởi các bác sĩ giỏi hàng đầu trên Adayroi.com rất tiện lợi. Khi đến các bệnh viện, phòng khám mình đăng ký bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực dần dần hoặc liệu pháp tương tác để những người xung quanh hiểu và hỗ trợ bạn.

9. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp giải tỏa stress sau sinh để đạt hiệu quả cao nhất.

10. Không làm việc một mình

Bạn không nên ôm đồm hết mọi việc mà hãy chia sẻ và nhờ người thân giúp bạn chăm sóc em bé.

4. Lưu ý khi bạn bị stress sau sinh

1. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước bất kỳ loại thực phẩm chức năng hỗ trợ nào

Nếu bạn muốn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Phải có người thân hỗ trợ bạn vượt qua cơn khủng hoảng

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, có những suy nghĩ gây hại cho bản thân và em bé, thì cần nói với người thân, họ sẽ cùng bạn vượt qua khủng hoảng.

Có sự hỗ trợ của người thân

Có sự hỗ trợ của người thân

Hy vọng những cách giảm stress sau sinh được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này một cách tốt nhất. Với những ông chồng hãy dành sự quan tâm nhiều hơn đến người vợ của mình trong và cả giai đoạn sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm nhé.