Căn bệnh trầm cảm đang rất phổ biến và thường gặp ở trẻ vị thành viên. Những gia đình có con ở độ tuổi từ 10-18 thường chủ quan khi tính cách và hành vi của con trẻ có sự thay đổi bất thường. Sự thay đổi này có thể khiến trẻ bị mắc bệnh trầm cảm. Vậy dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

1. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì về tâm lý

1. Luôn thấy tức giận vô cớ không rõ nguyên nhân

Có nhiều trẻ vị thành niên phải học tập với cường độ lớn dưới sức ép từ cha mẹ. Việc học hành bị ép buộc như vậy sẽ khiến trẻ trở nên nóng tính, chán nản. Có một số trẻ thường có dấu hiệu là đập phá nhà cửa, la hét lớn hay cáu gắt với mọi người xung quanh.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi ở tuổi dậy thì thường là buồn chán và bị mệt mỏi

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi ở tuổi dậy thì thường là buồn chán và bị mệt mỏi

2. Cảm thấy thấy thất vọng về bản thân mình

Đa số những trẻ vị thành niên đều có dấu hiệu đó là cảm thấy thất vọng về bản thân, vô dụng và nghĩ rằng sẽ không làm được việc gì thành công. Nếu trẻ có biểu hiện như vậy, phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý và đưa trẻ tới thăm khám sức khỏe tại các trung tâm tâm lý lớn trước khi đưa ra kết luận trẻ có bị trầm cảm hay không.

3. Cảm thấy buồn chán không lý do

Nếu trẻ thay đổi tính cách không còn hoạt bát như trước nữa mà thay vào đó là rất trầm lắng và ảm đạm không lý do cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn quan trọng của bệnh mà phụ huynh cần phải tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ trẻ vượt qua.

4. Không có hứng thú trong sở thích, giao tiếp

Trẻ thành niên bị trầm cảm thường không còn hứng thú với các sở thích chúng từng thích trước đó, như việc tự rút khỏi các hoạt động vui chơi thường ngày. Thay vào đó trẻ thường ngồi yên, ngủ nhiều hoặc tự nhốt mình trong phòng.

5. Nổi loạn, đối địch đối với cha mẹ, xã hội

Trạng thái tỏ ra thù địch hoặc nổi loạn là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Phụ huynh cần kiên nhẫn quan tâm con trẻ và tìm hiểu nguyên nhân thay vì quát mắng hay trừng phạt chúng. Trong trường hợp này hãy đưa trẻ tới ngay các cơ sở bệnh viện uy tín để khám, tránh trường hợp bệnh bước vào giai đoạn khó điều trị bệnh hơn.

Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường hay đối địch với cha mẹ

Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường hay đối địch với cha mẹ

6. Trở nên nhạy cảm với lời phê bình, chê bai

Đa số ở tuổi dậy thì trẻ sẽ thường bị mặc cảm nếu người lớn phê bình quá nhiều về kết quả học tập giảm sút hoặc bị bạn bè chê bai về ngoại hình, điều kiện sống. Trẻ sẽ bị mắc bệnh trầm cảm khi phải đối diện với những vấn đề đó trong thời gian dài với những phản ứng nhạy cảm và gay gắt.

7. Bi quan về cuộc sống

Trẻ ở độ tuổi dậy thì mà bị trầm cảm thường suy nghĩ rằng cho dù trong bất cứ chuyện gì bản thân mình cũng đều là nạn nhân, đòi hỏi nhận được sự thương hại từ những người khác. Việc quá bi quan luôn nghĩ mình là nạn nhân sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối và khó chịu với cuộc sống xung quanh. Đồng thời trẻ sẽ luôn yêu cầu mọi người xung quanh phải công bằng với mình vô điều kiện.

8. Khó khăn để có thể tập trung, thường hay quên

Bệnh trầm cảm sẽ khiến trẻ có trí nhớ kém, lơ đãng, hay quên và không thể nào tập trung tới việc học hành. Đây là dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì thường gặp. Phần lớn cha mẹ sẽ chủ quan coi đây là chuyện hết sức bình thường ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên không đưa con đi khám dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn theo thời gian.

9. Suy nghĩ, có những câu nói về cái chết, hay tự tử

Phụ huynh nếu nghi ngờ con mình bị bệnh trầm cảm hãy thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Trong các cuộc nói chuyện đó nếu trẻ thường kể những câu chuyện liên quan tới cái chết hay việc tự sát thì hoàn toàn có thể khẳng định rằng trẻ đã mắc phải chứng bệnh tâm lý này.

10 Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Nếu trẻ bị trầm cảm quá nặng trẻ sẽ bị ám ảnh tới cái chết và có xu hướng chấm dứt cuộc đời bằng việc tự tử. Cha mẹ và người thân xung quanh cần luôn ở bên cạnh và chú ý tới các hành vi và dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì để tránh các trường hợp đáng tiếc nhất có thể xảy ra.

Trẻ bị trầm cảm thường bị ám ảnh bởi việc tự kỷ

Trẻ bị trầm cảm thường bị ám ảnh bởi việc tự kỷ

2. Những hành vi biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

1. Thay đổi thói quen ngủ

Ở độ tuổi dậy thì trẻ cần phải cần ngủ khoảng 8 đến 9 tiếng mỗi ngày. Nhưng đối với những trẻ vị thành niên mắc bệnh trầm cảm thì điều này rất khó có thể thực hiện. Ban đầu trẻ sẽ có dấu hiệu trằn trọc khó ngủ, ngủ không được sâu giấc. Trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên sẽ bị triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì là các cơn ác mộng rồi, sau đó dẫn tới tình trạng bị mất ngủ kéo dài.

Trẻ ở độ tuổi dậy thì bị trầm cảm thường có nhiều biểu hiện rõ ràng

Trẻ ở độ tuổi dậy thì bị trầm cảm thường có nhiều biểu hiện rõ ràng

2. Rối loạn ăn uống, giảm hoặc tăng cân quá mức

Đa số trẻ sẽ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là cảm thấy chán ăn, không có cảm giác muốn ăn và bỏ bữa thường xuyên. Những điều đó sẽ khiến trẻ bị sụt cân nhanh chóng hoặc mắc phải căn bệnh thiếu máu trong một thời gian ngắn.

Nhưng ngược lại có nhiều trẻ do trầm cảm nặng lại chọn việc ăn uống thật nhiều để giảm bớt sự phiền muộn, khiến cơ thể tăng cân quá mức. Nếu có dấu hiệu này các bậc phụ huynh cần phải thật chú ý và có phương pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách.

3. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Trẻ ở thanh thiếu niên bị mắc bệnh trầm cảm luôn cảm thấy cơ thể mỏi mệt. Thường xuyên có triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì là đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng kèm theo cảm gián chán nản, lo âu.

4. Trở nên khép mình, thích ở một mình

Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên là thích được ở một mình trong phòng. Nếu có bạn bè, người thân xung quanh thường xuyên hỏi thăm thì việc điều trị bệnh trầm cảm sẽ có kết quả khả quan hơn.

5. Dùng chất kích thích, rượu bia

Bệnh sẽ được đánh giá là ở mức độ nặng và khó điều trị khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là tự sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Hoặc nặng hơn nhiều trẻ bắt đầu tìm hiểu và sử dụng các chất ma túy gây nghiện. Với các trường hợp như vậy, phụ huynh cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để khám tâm lý cho trẻ và được điều trị bệnh bằng các phương pháp chuyên khoa tâm lý kịp thời.

Trẻ em vị thành niên mắc bệnh trầm cảm dễ tìm đến các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng

Trẻ em vị thành niên mắc bệnh trầm cảm dễ tìm đến các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng

6. Học tập sa sút

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường khó tiếp thu việc học tập dẫn tới kết quả học tập giảm sút. Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì này sẽ phát triển theo thời gian dài, nên phụ huynh khó có thể phát hiện bệnh trầm cảm ở trẻ sớm. Trong một số trường hợp đặc biệt, ban đầu trẻ lại cảm thấy hưng phấn với công việc học tập, nhưng kết quả học tập sau đó lại không khả quan.

7. Ít chú ý chăm sóc bản thân

Một số trẻ vị thành niên mắc bệnh trầm cảm thường bỏ qua việc vệ sinh cá nhân hàng ngày (Đánh răng, rửa mặt, tắm rửa…), không chăm chút đến ngoại hình bản thân như trước nữa. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì giai đoạn đầu.

8. Không kiểm soát được hành động

Trẻ sẽ có các biểu hiện không kiểm soát được hành động như chống đối cha mẹ, trộm cắp, trốn học, bị dụ dỗ sử dụng các chất ma túy gây nghiện hoặc nặng hơn là những hành vi chống đối xã hội. Việc rối loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ thanh thiếu niên hiện nay đang có tỷ lệ tăng cao, một trong những nguyên nhân chính là do bị mắc căn bệnh trầm cảm. Khi gặp tình trạng như vậy, trẻ cần phải được đưa tới bệnh viện để khám tâm lý.

9. Tự thay đổi bản thân

Có rất nhiều các bậc phụ huynh nghĩ rằng việc con cái đang ở độ tuổi vị thành niên tự thay đổi phong cách và lối sống là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên không nên chủ quan, nếu việc thay đổi quá nhanh hoặc thay đổi lối sống sai lệch, vi phạm quy chuẩn đạo đức cũng là một dấu hiệu trẻ đã bị mắc phải căn bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên khiến kết quả học tập bị giảm sút

Bệnh trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên khiến kết quả học tập bị giảm sút

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì khác biệt so với ở người lớn. Phụ huynh, thầy cô và người thân xung quanh cần đặc biệt quan tâm tới trẻ ở độ tuổi này. Nếu có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm trên hãy đưa trẻ tới các cơ sở y khoa lớn để có được những phương pháp điều trị khỏi bệnh..