Các mối quan hệ thân mật có thể gặp trục trặc nếu bạn không xử lý được vấn đề khó nói này. Vợ/chồng của bạn đang mắc kẹt trong hố sâu lo lắng và không rời khỏi nhà. Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh này và cảm thấy thật tồi tệ, không chỉ với nửa kia, mà còn cả với chính bạn.

“Lo âu không tồn tại đơn độc,” nhà tâm lý học và tác giả Carolyn Daitch, tiến sĩ, giám đốc trung tâm trị liệu rối loạn lo âu tại Farmington Hills, Michigan cho biết. “Thậm chí trong cả những mối quan hệ mặn nồng nhất, nếu một người mắc phải chứng lo âu, nó có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ và làm giảm niềm tin, sự thân mật, đồng thời cũng có thể gây ra nỗi thất vọng khi không ai có được thứ mình muốn.”

Việc coi chứng lo âu là chuyện của bạn đời chỉ càng khiến mọi thứ đi xa hơn vì nó cũng có thể dập tắt đi tình cảm của hai nếu để cho các vấn đề trầm trọng thêm. Một khi hiểu được sự lo lắng đang xâm chiếm suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của nửa kia, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để xoa dịu những tình huống căng thẳng, và cả hai có thể cùng nhau giải quyết những khúc mắc từ lo âu trong mối quan hệ của mình.

1. Hai bạn đang không hiểu nhau

Sẽ có cảm giác như thể hai người đang nói hai ngôn ngữ khác nhau, và thực tế là đúng như vậy, Daitch giải thích. Bạn nói chuyện bằng “lý trí” còn nửa kia nói bằng “cảm xúc”. Chẳng trách việc giao tiếp không được trơn tru! “Giống như bạn không biết phải truyền đạt thế nào,” bà nói thêm.

Rối loạn lo âu không được giải quyết có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ

Rối loạn lo âu không được giải quyết có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ

2. Nửa kia của bạn có thể né tránh các địa điểm hay tình huống

Né tránh là đặc tính quan trọng của lo âu. Trừ khi hai bạn thấu hiểu cho nhau, nếu không nó có thể gây ra rạn nứt trong mối quan hệ.

Việc đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa gây lo âu cho nửa kia thì bạn có thể là người đảm nhận công việc này. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ trở nên bực bội. Còn nửa kia thì có lẽ chẳng bao giờ phục hồi, vì phương pháp điều trị bao gồm cả việc thực hiện hành động gây ra lo âu, Daitch giải thích.

3. “Tôi mệt” có nghĩa là “tôi sợ”

Jeremy Tyler, bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm trị liệu và nghiên cứu lo âu tại trường đại học Y Perelman thuộc đại học Pennsylvania cho biết, đúng là lo âu có thể gây kiệt sức. Nhưng nếu bạn đời lúc nào cũng “quá mệt” không thể ra ngoài, thì có lẽ đó là một lời biện hộ.

Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường lo rằng sẽ “làm điều gì đó đáng xấu hổ,” ông nói. Để tránh bị nhìn như một tên ngốc, họ không tham gia những chuyến đi mang lại cảm giác không thoải mái.

4. Lo âu ảnh hưởng đến thể chất

“Nhiều người cảm thấy nỗi lo âu của mình trong ruột, ngực hay cổ,” Daitch cho biết. Cơn hoảng loạn có thể đặc biệt khủng khiếp vì các cảm giác vật lý đôi khi tương tự như một cơn đau tim, nhưng các triệu chứng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Nếu bạn biết nửa kia của mình đang không gặp nguy hiểm, hãy cho người ấy không gian để nhận thức các suy nghĩ đã kích hoạt lo âu và thời gian để thực hiện vài nhịp thở sâu.

5. Bạn chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng

Nửa kia cảm thấy buồn bực về điều gì đó. Nhưng bạn có thực sự hiểu họ đang đau khổ vì điều gì? “Một số người không tiết lộ những phần sâu thẳm và đáng sợ của nỗi lo âu cho người được cho là thân thiết nhất với họ,” Tyler nói. “Họ mắc kẹt trong chính nỗi lo âu ấy.”

Người bệnh thường có xu hướng không giãi bày hết nỗi lo âu cho người thân

Người bệnh thường có xu hướng không giãi bày hết nỗi lo âu cho người thân 

6. Giữ sự điềm tĩnh để làm gương cho bạn đời

Khi nửa kia đang căng thẳng thì bạn không nên tỏ ra cáu gắt. “Chúng ta là tấm gương phản chiếu cảm xúc, hành động của nhau,” Daitch giải thích. Giữ bình tĩnh và tình thương có thể giúp ngăn chặn khoảnh khắc lo âu trở nên sôi sục.

7. Tìm cách kết nối

“Hãy nghĩ về thời điểm bạn lo âu về một điều gì đó – chứng sợ độ cao hay một sự kiện đau buồn – rồi nhân lên 10 lần. Đó là cảm giác lo âu mà người bạn đời đang trải qua”, Tyler nói.

Khai thác kinh nghiệm của bản thân có thể giúp bạn đồng cảm với nửa kia của mình. “Chỉ cần lắng nghe và kết nối,” ông đề xuất, “vì điều đó sẽ mở ra mọi cuộc giao tiếp sau này.”

8. Công nhận và hỗ trợ

Nửa kia có thể cảm thấy xấu hổ về nỗi lo âu. Sẽ rất tốt nếu ta công nhận cảm giác của họ. Bạn hiểu cảm giác lo lắng của chồng khi lái xe trở lại sau tai nạn gần đây. Nhưng bạn có niềm tin. Anh ấy mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì bản thân đang nghĩ.

“Hỗ trợ nhưng không nuông chiều,” Daitch giải thích. Điều bạn không muốn làm là phải chở chồng đi khắp mọi nơi.

9. Nửa kia có thể cần đến hỗ trợ chuyên nghiệp

Ai cũng có những giây phút lo lắng, nhưng khi lo âu làm gián đoạn cuộc sống và mối quan hệ, đó là lúc cần tìm kiếm sự hỗ trợ. Điều này có thể là hội chứng rối loạn lo âu.

Lo âu hoàn toàn có thể chữa trị được, Tyler nói. Hãy đến Anxiety and Depression Association of America (tạm dịch là “Hiệp hội các nhà tâm lý học hành vi và nhận thức và Hiệp hội trầm cảm và lo âu Hoa Kỳ”) để tìm kiếm tài nguyên hỗ trợ và một chuyên gia trị liệu tâm lý chuyên sâu.

Tìm đến các chuyên gia tâm lý khi nửa kia của bạn mắc rối loạn lo âu

Tìm đến các chuyên gia tâm lý khi nửa kia của bạn mắc rối loạn lo âu

10. Biết được lúc nào nên cách ly

Có nhiều điều một người có thể làm để cảm thấy yên tâm. Tại một số thời điểm trong trị liệu, Tyler sẽ cho phép bạn đời của bệnh nhân được quyền “không nói về lo âu.”

Họ cùng nhau nghĩ ra một kế hoạch. Khi người vợ bắt đầu rơi vòng xoáy của câu hỏi “sẽ ra sao nếu”, thì chồng có thể nhẹ nhàng nói, “Em à, anh sẽ không tham gia vào chuyện này, không phải anh thờ ơ, mà vì anh thực sự quan tâm đến em rất nhiều.”