Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn đặc trưng bởi những suy nghĩ ám ảnh tràn ngập trong tâm trí, và sự ép buộc bản thân.
Những suy nghĩ ám ảnh và các hành vi lặp lại này thường ảnh hưởng một cách rõ rệt đến cuộc sống của bạn, nhưng hoàn toàn có thể chữa trị được thông qua các liệu pháp thích hợp. Dù có là người mắc bệnh, hay đang hỗ trợ cho ai đó ở trong tình trạng OCD, bạn cần phải biết 10 sự thật về hội chứng này, đó là:
- OCD có thể gây ra tình trạng lo âu quá mức
- Nhiều người mắc bệnh nhận thức rõ về các triệu chứng
- OCD ảnh hưởng đến 2,5% dân số trong suốt cuộc đời của họ
- Triệu chứng bệnh thường khởi phát trong độ tuổi vị thành niên, hoặc vừa bước vào giai đoạn trưởng thành
- Vẫn chưa thể xác định loại gen độc lập gây ra OCD
- OCD không thể chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc chụp X quang
- Đã có những phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao
- Căng thẳng có thể gây ra, đồng thời khiến OCD trở nên trầm trọng hơn
- OCD là chứng bệnh tâm thần mãn tính
- Bạn vẫn có thể thoải mái sống cùng với OCD
1. OCD có thể gây ra tình trạng lo âu quá mức
Khi mắc bệnh, bạn thường rơi vào tình trạng lo âu quá mức do những suy nghĩ ám ảnh tạo ra. Thông thường, bạn phải thực hiện những động tác nào đó, hay ép buộc bản thân để giảm đi lo âu. Những động tác này bao gồm:
- Kiểm tra nhiều lần để chắc chắn rằng cửa nẻo đã được khóa.
- Ngồi đếm số lượng đồ vật, từ ngữ.
- Sắp xếp lại mọi thứ theo một thứ tự nhất định, hoặc chỉ để đảm bảo tính cân đối.
- Lặp lại hành vi nào đó trong nhiều lần, như bật tắt đèn 5 lần chỉ vì 5 là một con số đẹp.
Đặc trưng của OCD là sự ám ảnh, cưỡng ép, nhưng triệu chứng biểu hiện lại khác nhau đối với mỗi người. Khi mắc bệnh, bạn còn có thể bị rối loạn co giật, đồng thời có những thao tác lặp đi lặp lại như chớp mắt, co giật cơ mặt. Bên cạnh đó còn có những dạng bệnh khác do OCD gây ra, như ám ảnh về sự sạch sẽ, ám ảnh về sự cân đối và thứ tự, thích tích trữ.
2. Nhiều người mắc bệnh nhận thức rõ về các triệu chứng
Khi ở trong tình trạng OCD, bạn có thể nhận ra sự cáu kỉnh, hay bị ám ảnh, ép buộc quá mức mà bản thân gặp phải. Đây là một trong những yếu tố gây khó chịu nhất của chứng bệnh.
3. OCD ảnh hưởng đến 2,5% dân số trong suốt cuộc đời của họ
Không có sự khác biệt nào về tỉ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới. Tất cả mọi người, dù đến từ nền văn hóa, hay sắc tộc nào đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng những yếu tố sau đây có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh, đó là:
Độ tuổi: Nguy cơ mắc phải OCD đạt mức cao nhất khi ở cuối giai đoạn vị thành niên, nhưng sẽ giảm xuống khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Giới tính: Nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc phải OCD ngang nhau khi bắt đầu dậy thì, nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn trong giai đoạn thơ ấu.
Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những ai có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh. Mức độ gần gũi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng, đặc biệt là khi người thân của họ phát bệnh khi còn nhỏ, hoặc trong độ tuổi thiếu niên.
Tổn thương trong cuộc sống: Tổn thương, căng thẳng trong cuộc sống, như bị lạm dụng tình dục, người thân qua đời, cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Cấu trúc não bộ: Dù vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có mối liên hệ nhất định giữa các triệu chứng của OCD với sự bất thường trong não bộ.
4. Triệu chứng bệnh thường khởi phát trong độ tuổi vị thành niên, hoặc vừa bước vào giai đoạn trưởng thành
Tuy nhiên, ngay cả trẻ 4 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Dù rất hiếm, nhưng OCD cũng có thể xảy ra với những người đã hoàn toàn trưởng thành. Lượng người mắc bệnh phổ biến nhất hiện nay nằm trong độ tuổi 19.
5. Vẫn chưa thể xác định loại gen độc lập gây ra OCD
Hội chứng OCD là kết quả từ sự tương tác phức tạp giữa những trải nghiệm trong cuộc sống và yếu tố di truyền. Dù vẫn chưa thể xác định loại gen độc lập gây ra bệnh, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ về mặt di truyền dựa trên nghiên cứu từ các cặp song sinh, trong đó nếu có một người mắc bệnh, thì người kia cũng sẽ có nguy cơ cao bị OCD.
6. OCD không thể chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc chụp X quang
Nếu nghĩ bản thân mình đang bị mắc bệnh, bạn cần đến gặp các chuyên gia sức khỏe tâm thần, ví dụ như bác sĩ tâm lý, hoặc nhà tâm lý học, để được chẩn đoán. Các triệu chứng của OCD rất giống với các chứng bệnh khác, do vậy, sự giúp đỡ từ những chuyên gia là điều rất cần thiết.
7. Đã có những phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao
Các phương pháp điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc, ví dụ như Prozac (fluoxetine), Zoloft (sertraline), Paxil (paroxetine) và Anafranil (clomipramine), để tác động đến nồng độ serotonin trong cơ thể, bên cạnh tâm lý trị liệu, như liệu pháp nhận thức-hành vi. Hai phương pháp này có độ hiệu quả ngang bằng nhau. Hiện các nhà khoa học đang tìm kiếm các phương pháp điều trị khác, như kích thích não sâu (DBS) dành cho những ai bị kháng trị OCD.
8. Căng thẳng có thể gây ra, đồng thời khiến OCD trở nên trầm trọng hơn
Kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân là cả một quá trình lâu dài trong làm giảm mức độ và tần suất biểu hiện bệnh. Bạn hãy bắt đầu với những cách giảm stress căng thẳng hiệu quả mỗi ngày lâu dần thành thói quen tốt và bạn sẽ phải bất ngờ về khả năng chế ngự cảm xúc tiêu cực của mình.
9. OCD là chứng bệnh tâm thần mãn tính
Bạn nên tập trung trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh, thay vì cố gắng chữa trị dứt điểm.
10. Bạn vẫn có thể thoải mái sống cùng với OCD
Với các biện pháp ứng phó hiệu quả và điều trị bệnh tại chỗ, bạn vẫn có thể có được một cuộc sống vui vẻ và thịnh vượng.