Hiện nay rất nhiều bạn học sinh gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần do stress học tập, căng thẳng, lo lắng quá độ. Vậy biểu hiện của stress trong học tập là gì? Cần làm gì để hạn chế stress cho các em? Bài viết sau sẽ chỉ ra các dấu hiệu của stress trong học tập và cách khắc phục.
1. Biểu hiện stress trong học tập
Áp lực bài vở, thi cử, sự mong đợi của phụ huynh khiến trẻ dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng cao độ và stress. Biểu hiện của áp lực học tập thường rất khó xác định, bố mẹ dễ bỏ qua, khiến tình trạng căng thẳng của trẻ thêm nghiêm trọng.
1 Kết quả học tập sa sút
Nhiều người chỉ cho rằng trẻ lười nhác, ham chơi nên kết quả học tập mới sa sút. Tuy nhiên những áp lực về việc học tập đè nặng trên vai cũng rất dễ khiến trẻ học tập sa sút. Khi tinh thần bất ổn, đầu óc căng thẳng thì trẻ không thể tiếp thu kiến thức, trí nhớ cũng suy giảm đi rất nhiều.
2. Gặp khó khăn trong việc tập trung
Đau đầu, thần kinh căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do áp lực học tập thường khiến trẻ tinh thần bất ổn, không thể tập trung hay tiếp nhận thông tin vào não bộ. Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và chán nản với mọi thứ.
3. Thường xuyên mất ngủ
Học tập cao độ, lo lắng về bài vở và chuyện thi cử khiến trẻ khó ngủ thậm chí không ngủ được. Đầu óc căng thẳng cộng với chứng mất ngủ kéo dài sẽ làm cho cơ thể trẻ nhanh chóng suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần.
4. Tâm trạng lo lắng bất an
Áp lực về điểm số, kết quả, sự mong đợi của gia đình khiến trẻ rất áp lực trong việc học. Các em luôn cảm thấy lo lắng, không tự tin, luôn trong trạng thái bất an và căng thẳng cao độ.
5. Sợ đi học sợ thầy cô
Trẻ không muốn đến lớp, sợ đi học, không muốn gặp thầy cô cũng là một dấu hiệu thường thấy của chứng stress do áp lực học tập. Trẻ luôn lo lắng sẽ bị trách mắng vì bài vở ở trường, khiến các em muốn trốn tránh.
6. Rối loạn ăn uống
Áp lực học tập, stress cao độ khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người thường xuyên lo lắng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, hay bị đầy bụng, buồn nôn.
7. Lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người
Lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người là biểu hiện của stress trong học tập. Một số trẻ khi chịu quá nhiều áp lực về việc học sẽ khiến chúng trở nên lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người. Chúng không muốn ai hỏi về việc học, hay có tư tưởng chống đối và trở nên cộc cằn hơn rất nhiều.
8. Thường xuyên cáu gắt không rõ nguyên nhân
Áp lực của học hành khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, không muốn nói chuyện, thường xuyên cáu gắt mà không rõ nguyên nhân. Khi tinh thần bất ổn, lo lắng và mệt mỏi thì trẻ rất nhạy cảm nếu ai đó hỏi han.
9. Lao vào học tập quá mức
Nếu một vài đứa trẻ vì quá mệt mỏi mà chống đối lại việc học thì rất nhiều đứa trẻ chọn cách lao vào học tập, học suốt ngày đêm vì lo lắng về kết quả, điểm số. Học tập quá mức khiến não bộ của trẻ càng trở nên căng thẳng, stress có xu hướng sẽ nặng hơn.
10. Có biểu hiện chống đối, tiêu cực
Như đã nói ở trên không phải đứa trẻ nào chịu áp lực cũng sẽ cố gắng để đạt được kết quả như mong muốn. Một số đứa trẻ khi bị stress vì học tập sẽ có biểu hiện chống đối, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực, bất hợp tác với bạn bè, thầy cô và gia đình.
11. Hay đau đầu, ngủ gật
Học tập cao độ, đầu óc căng thẳng, thường xuyên lo lắng khiến trẻ mệt mỏi, đầu óc mơ hồ, hay đau đầu và buồn ngủ. Đây là một dấu hiệu rất hay gặp phải ở những đứa trẻ bị stress do áp lực của việc học.
12. Thường xuyên than vãn về việc học tập
Bên cạnh đó rất nhiều đứa trẻ lại có biểu hiện của áp lực học tập bằng việc hay than vãn về việc học, chúng kêu la mệt mỏi, bài vở quá khó,... Khi trẻ hay than thở và rên rỉ về việc học thì rất dễ đã bị stress do áp lực của việc học.
2. Phụ huynh cần làm gì khi thấy con có biểu hiện stress trong học tập
Stress do học tập quá độ rất nguy hiểm, dễ khiến trẻ bị rối loạn tâm thần nên khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của việc căng thẳng, mệt mỏi vì học tập, phụ huynh cần kịp thời tác động để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
1. Lắng nghe, trò chuyện với con nhiều hơn
Hãy luôn lắng nghe con tâm sự những khó khăn, mệt mỏi trong học tập và hay chia sẻ, thông cảm cùng con. Chỉ khi trò chuyện với con nhiều hơn bố mẹ mới nhận thấy được những khó khăn trẻ đang trải qua và tìm cách giúp đỡ trẻ có phương pháp học tập, nghỉ ngơi phù hợp.
2. Gỡ rối những khó khăn vấn đề trong học tập thay vì đặt nặng điểm số
Cùng trẻ học tập, trò chuyện xem trẻ đang cảm thấy khó khăn ở đâu để cùng trẻ vượt qua. Đừng đặt nặng vào thành tích và điểm số, nó sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Hãy đồng hành cùng con trong việc học, định hướng cách học, khuyên trẻ nghỉ ngơi và lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực của trẻ.
Bố mẹ cũng hãy là người biết phê bình, khen thưởng đúng lúc, những món quà nho nhỏ tặng vì con có những tiến bộ trong học tập hay làm được việc tốt, giúp đỡ mọi người như: món đồ chơi con yêu thích bấy lâu hay chiếc balo đi học mới màu sắc trẻ thích hoặc bộ dụng cụ học tập đầy đủ,... cũng có tác dụng khích lệ con cố gắng và cảm thấy được quan tâm, yêu thương hơn rất nhiều đấy.
3. Tạo điều kiện để con chọn môn học ưa thích
Thay vì ép buộc trẻ học một môn học mà trẻ không có hứng thú, đam mê và năng lực, khiến trẻ căng thẳng và xuất hiện các biểu hiện của stress trong học tập thì bố mẹ nên tâm sự để con được chia sẻ những điều mà con muốn, môn học mà con yêu thích và có đam mê. Hãy luôn tạo điều kiện tối đa để trẻ có thể tự quyết định và lựa chọn môn học mà bé yêu thích thay vì ép buộc.
4. Cho trẻ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ có một nguồn năng lượng dồi dào để có thể học tập tốt. Cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng, chế biến đa dạng thành các món ăn ngon, hấp dẫn, hợp khẩu vị trẻ, đặc biệt nên sử dụng nhiều thực phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, nên hạn chế cho con ăn các thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, chất kích thích. Một bữa cơm ngon miệng, đầy dinh dưỡng, cả nhà cùng ăn cơm và chia sẻ việc học cùng con sẽ giúp trẻ có thêm động lực.
Bên cạnh việc học thì bố mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của con. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp trẻ cải thiện trí óc và khả năng tập trung. Dành thời gian trong ngày để trẻ vận động, thư giãn sẽ giúp mọi căng thẳng được giải tỏa, đầu óc trở nên minh mẫn hơn.
5. Trao đổi với chuyên gia, bác sĩ để tìm hướng can thiệp kịp thời
Các bậc phụ huynh nếu nhận thấy trẻ stress nặng thì nên đưa trẻ đến thăm khám tâm lý tại các cơ sở y tế có tiếng, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp kịp thời, đưa ra liệu pháp phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế chuyên điều trị chứng căng thẳng và stress. Tại Adayroi.com cũng có cung cấp các gói dịch vụ đăng ký khám tư vấn chuyên khoa tâm thần uy tín.
Nắm được các biểu hiện của stress trong học tập sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ nhận biết tình hình sức khỏe về thể chất, tinh thần của trẻ. Học tập rất quan trọng tuy nhiên không nên khiến nó trở thành nỗi ám ảnh đối với trẻ, bố mẹ hãy giúp trẻ có một tinh thần học tập tự nguyện và hãy luôn bên trẻ để động viên, chia sẻ giúp con vượt qua những khó khăn.