Tự kỷ rất thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là khi các bậc phụ huynh tập trung nhiều vào công việc ít quan tâm con cái các bé càng dễ mắc tự kỷ. Nếu không may con em bạn mắc phải căn bệnh này thì hãy làm theo 12 cách dạy trẻ tự kỷ đơn giản tại nhà sau để cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh của bé nhé!
- Gọi tên trẻ từ khi còn trong thai kỳ
- Luôn nói chuyện ngang tầm mắt trẻ
- Tham gia các hoạt động cùng bé
- Tập ngồi cho trẻ
- Đợi và làm theo lần lượt
- Hỗ trợ bé tập nói và làm mẫu hành động
- Tạo nhu cầu cho bé
- Cầm tay chỉ việc cho trẻ
- Kiên nhẫn và tập từng bước nhỏ
- Tổ chức các trò chơi đa dạng
- Xây dựng cấu trúc lịch trình cho bé
- Củng cố những phản hồi của trẻ
1. Gọi tên trẻ từ khi còn trong thai kỳ
Dạy trẻ tự kỷ tại nhà đơn giản nhất chính là việc bạn gọi tên trẻ một cách thường xuyên. Điều này có thể lôi kéo tối đa được sự chú ý của bé, từ đó tăng khả năng giao tiếp với bố mẹ.
2. Luôn nói chuyện ngang tầm mắt trẻ
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tiếp theo mà Blog Adayroi muốn gợi ý cho bạn chính là nên ngồi ngang tầm mắt của trẻ để nói chuyện. Chính việc này sẽ giúp bé tập cách giao tiếp bằng mắt với mọi người. Sau đó hãy bắt đầu từ những đồ chơi, đồ ăn bắt mắt để tạo hứng thú cho con chủ động chú ý vào bạn nhé!
3. Tham gia các hoạt động cùng bé
Một cách hữu hiệu khác để trẻ tăng cường sự tiếp xúc và giao lưu là bạn và bé cùng tham gia hoạt động. Cách dạy trẻ tự kỷ này được nhiều chuyên gia khuyên và đánh giá là phương pháp tốt nhất. Khi mọi người cùng chơi sẽ tạo nên được sự gắn kết vô hình, từ đó khiến mối quan hệ của bố mẹ và con gần gũi hơn rất nhiều. Bạn có thể thay đổi luật chơi để phù hợp với trẻ.
4. Tập ngồi cho trẻ
Tập ngồi là phương án giúp bé tập trung chú ý hơn, trẻ sẽ biết cách để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên khi tập cho trẻ ngồi, bạn nên loại bỏ các yếu tố như tiếng ồn, đồ chơi xung quanh để bé hoàn toàn quan tâm đến việc đang luyện tập. Vị trí ngồi lý tưởng nhất là các góc hẹp.
5. Đợi và làm theo lần lượt
Điều quan trọng khi bạn giao lưu với con chính là cần có sự tương tác bằng việc đợi chờ và thay phiên nhau thực hiện nhiệm vụ. Khi bạn làm như vậy, trẻ cũng sẽ học và bắt chước theo dần dần. Hơn thế nữa, bạn còn đang gián tiếp dạy cho con phép lịch sự từ khi còn bé.
6. Hỗ trợ bé tập nói và làm mẫu hành động
Để giúp bé tập nói thì khi nói chuyện với bé bạn hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản và nhất quán. Đồng thời bạn cũng nên nhấn mạnh vào từ chính trong câu để bé hiểu được tối đa nghĩa của lời bố mẹ đang nói. Những cử chỉ, sự trầm bổng về cảm xúc và giọng nói của bạn sẽ có tác dụng khiến bé có hứng thú hơn về câu chuyện hơn rất nhiều.
Sau đó hãy cho bé thêm một thời gian để bộ não bắt đầu xử lý thông tin, cân nhắc đáp án và đưa ra phản hồi phù hợp nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm và muốn được tư vấn chính xác hơn về cách thực hiện thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín, giỏi chuyên môn.
7. Tạo nhu cầu cho bé
Nhu cầu của trẻ bị tự kỷ khá ít và không rõ ràng, vì vậy bạn cần là người tạo nên các tình huống để kích thích trẻ biểu hiện ra. Theo những người có kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ thì đây là cơ hội vô cùng tốt để con của bạn học cách tương tác. Có thể kể đến các cách đơn giản như để đồ lên cao, đặt đồ vào một chiếc hộp trong suốt, đưa đồ chơi cho trẻ với số lượng ít để lựa chọn.
8. Cầm tay chỉ việc cho trẻ
Đối với trẻ tự kỷ thì việc bắt chước là không dễ dàng, vì vậy bạn cần phải học cách dạy trẻ tự kỷ như thế nào sao cho hiệu quả nhất. Và điều cần thiết ngay lúc này chính là bạn cần dạy trẻ thực hiện mọi thứ một cách chi tiết và chính xác.
9. Kiên nhẫn và tập từng bước nhỏ
Để hoàn thành đúng như mong đợi với đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ là điều xa xỉ. Chính vì thế, bạn hãy dạy trẻ từng bước nhỏ bằng những hành động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện tốt thì mới tiến hành đến chuỗi những động tác khó và đòi hỏi sự phức tạp hơn.
Một gợi ý hay cho bạn chính là hãy dạy trẻ theo chuỗi tiến từ bước đầu tiên đến cuối cùng. Và khi cảm thấy con đã nắm được cơ bản thì dạy theo chuỗi ngược từ bước cuối đến bước đầu để tạo cho bé khả năng tự xâu chuỗi lại hành động.
10. Tổ chức các trò chơi đa dạng
Chơi trò chơi là cách nhanh nhất giúp trẻ thoát khỏi bốn bức tường trong suy nghĩ và tư duy. Bạn có thể để trẻ tự nghĩ ra cách chơi mới để tăng cường sự sáng tạo, tránh sự rập khuôn và máy móc. Cùng với đó, bạn hãy đa dạng các loại trò chơi để nâng cao nhận thức của con.
11. Xây dựng cấu trúc lịch trình cho bé
Việc xây dựng lịch trình giúp bé hiểu và biết cách dự đoán trước những hành động sẽ xảy ra. Điều này giúp trẻ tự kỷ thấy an toàn hơn, không gặp phải sự bỡ ngỡ cũng như lúng túng khi một sự việc xảy ra. Bên cạnh đó, bạn hãy cho trẻ biết khi thì bắt đầu và khi nào kết thúc trò chơi để có sự chuẩn bị và học được cách hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian quy định
12. Củng cố những phản hồi của trẻ
Khi trẻ chủ động nhìn mọi vật bằng mắt, tập trung chú ý hơn và thực hiện đúng những hành vi nhỏ thì bạn nên tiến hành củng cố cho trẻ. Các hình thức cụ thể như mỉm cười, khen ngợi bằng lời nói, ôm hoặc hôn trẻ và cũng có thể thưởng bằng các đồ chơi, đưa con đến những khu vui chơi giải trí.
Hy vọng với những cách dạy trẻ tự kỷ trên bài viết mà đưa ra đã giúp ích tối đa cho bạn trong việc đưa con thoát khỏi sự tiêu cực của căn bệnh này. Hãy quan tâm đến con trẻ trước khi quá muộn bạn nhé!