Cha mẹ có biết trẻ bị tự kỷ có thể quan sát và nhận biết thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày? Dưới đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ 3 tuổi mà bạn có thể tham khảo để chủ động theo dõi tình trạng của bé nhà mình.

1. Các dấu hiệu trẻ tự kỷ 3 tuổi thường hay thấy

Những dấu hiệu này có thể quan sát thông qua hành vi, cách cư xử và sinh hoạt hàng ngày của trẻ với gia đình, người thân và bè bạn.

1. Không tương tác với những người bên ngoài gia đình

Trẻ có dấu hiệu tự kỷ thường sẽ tự cô lập và giới hạn không gian tiếp xúc của bản thân. Trẻ dường như cảm thấy vùng an toàn của mình ngày càng thu hẹp. Trẻ chọn tiếp xúc với những thứ thân quen của mình như: gia đình, người quen, bạn bè đã biết. Việc giao tiếp tương tác mở rộng mối quan hệ bị hạn chế khá nhiều. Trẻ không có nhu cầu hoặc có cơ hội thì tỏ ra không quan tâm, không hợp tác.

Trẻ tự kỷ do nhiều nguyên nhân.

Trẻ tự kỷ do nhiều nguyên nhân

2. Không thích vận động

Những trẻ không thích vận động, không thích chơi các môn thể thao cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Việc thiếu vận động hàng ngày không những không đảm bảo sức khỏe cho trẻ mà còn là yếu tố tiềm tàng khiến trẻ dễ mắc phải căn bệnh tự kỷ khá phổ biến hiện nay. Đây là một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ 3 tuổi mà cha mẹ không nên bỏ qua.

3. Tránh giao tiếp bằng mắt

Một trong những biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ 3 tuổi là ánh mắt- thường được dùng để giao tiếp khá hiệu quả. Việc vận dụng ánh mắt trong giao tiếp bị hạn chế cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Trong trường hợp này trẻ sẽ lảng tránh nhìn trực tiếp vào mắt hoặc nếu có thì ánh mắt không còn linh hoạt, nhanh nhạy tương tác phản ứng nữa.

4. Không chia sẻ với người khác

Nếu trẻ có thói quen chia sẻ tâm tình từ trước nhưng bây giờ lại thay đổi và hạn chế thì cha mẹ nên chú ý theo dõi. Việc không chia sẻ, ngại tỏ bày cũng sẽ khiến trẻ ngày càng khó chịu với vấn đề mà mình đang mắc phải. Trẻ không muốn chia sẻ những câu chuyện thường ngày, những thắc mắc với cha mẹ, thầy cô… là những tình huống mà bạn nên chú ý quan sát và theo dõi.

Quan sát trẻ để sớm biết dấu hiệu bệnh.

Quan sát trẻ để sớm biết dấu hiệu bệnh

5. Không biết kể chuyện

Đến một độ tuổi nhất định, vấn đề truyền đạt sự vật sự việc của trẻ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì vậy, nếu trẻ không thể diễn đạt, hoặc trình bày một câu chuyện cho gọn gàng thì cũng có thể trẻ có nguy cơ mắc phải căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần hết sức quan tâm bởi đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em.

6. Rất khó để xoa dịu hoặc dỗ dành

Trẻ con tuy luôn có những giây phút khó chịu, không nghe lời cha mẹ nhưng thường được dỗ dành sẽ nhanh chóng cân bằng lại. Với những trẻ dù cha mẹ đã làm mọi cách mà trẻ rất khó để xoa dịu hoặc rất khó để tìm cách dỗ dành cũng cần xem lại. Dấu hiệu này cũng được các chuyên gia cảnh báo là không tốt cho trẻ nhỏ. Nó có liên quan đến căn bệnh tự kỷ nguy hiểm hiện nay.

7. Không leo cầu thang bằng cách bước từng bước chân xen kẽ

Trong các hoạt động vận động hàng ngày bạn có thể dễ dàng nhận thấy trẻ của bạn có những thói quen và hành vi khác thường. Nếu trẻ đi thang bộ mà không đi như mọi người bằng cách bước từng bước xen kẽ thì rất có thể trẻ đang có những dấu hiệu về bệnh tự kỷ. Việc không điều khiển được hành vi, không điều khiển được hoạt động hoặc điều khiển khác thường đều là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.

8. Không thể viết hoặc viết nguệch ngoạc

Bạn có thể quan sát thêm hoạt động tập viết, tập vẽ của trẻ. Tuỳ vào độ tuổi mà căn cứ vào yêu cầu này để đánh giá trẻ chính xác hơn. Nếu đã đến độ tuổi có thể tập viết, cầm viết mà trẻ không thực hiện được viết hay vẽ thì cũng cần xem lại. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy chứng rối loạn học tập ở trẻ nhỏ hoặc rất có thể trẻ của bạn bị mắc bệnh tự kỷ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ chưa phát triển kỹ năng viết vẽ. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn dấu hiệu này cha mẹ nên chủ động quan sát thêm.

9. Không dùng nhiều hơn ba từ trong một câu

Theo thời gian phát triển của trẻ, não bộ thể chất đều có sự tiến triển hoàn thiện mỗi ngày. Nhưng khi quan sát hàng ngày, lúc trò chuyện với trẻ, bạn có nhận thấy trẻ khó diễn đạt câu dài, ý dài thì cũng nên chú ý.

Có thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện phần diễn đạt ý kiến của bản thân. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và đến độ tuổi phải đáp ứng mà trẻ chưa đáp ứng được thì cần xem lại. Những trẻ nhỏ không thể diễn đạt được câu có 3 chữ trở lên tương ứng với độ tuổi của trẻ là đã có nguy cơ cảnh báo trẻ có thể bị chứng bệnh tự kỷ.

Việc không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt liên quan đến việc não bộ của trẻ bị ảnh hưởng hoặc khiếm khuyết một phần.

10. Không biết trò chơi nói dối

Tuy không khuyến khích trẻ nói dối nhưng khi tham gia trò chơi thì trẻ không hợp tác. Điều đó đồng thời có nghĩa là trẻ chưa có thể tự điều khiển não bộ của mình. Việc nói dối trong trò chơi là yêu cầu cho trẻ có kỹ năng nhạy bén sắp xếp có ý thức hành vi và suy nghĩ của mình. Đây cũng là một trong những cách để làm bài kiểm tra trẻ của bạn có bị tự kỷ hay không.

11. Không biết tự chăm sóc bản thân như tự mặc quần áo, hay đi ngủ

Những kỹ năng sống hàng ngày của trẻ như: tự làm vệ sinh, tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi, tự ăn cơm, tự đi ngủ,... đến một độ tuổi nhất định bắt buộc trẻ phải tự mình có thể thực hiện. Nhưng khi đã quá tuổi mà trẻ của bạn không thể hoàn thành thì rất có thể trẻ đã mắc phải căn bệnh tự kỷ. Đây là dấu hiệu không điều khiển được hành vi, suy nghĩ của bản thân để có thể thực hiện những hoạt động thường ngày.

12. Đánh mất các kỹ năng trước đây đã từng có

Theo thời gian, các kỹ năng mà cha mẹ huấn luyện cho trẻ trước đó không được nâng cấp mà ngày càng giảm chất lượng, giảm kỹ năng thực hiện. Thậm chí, có trẻ còn không có thể thực hiện được như trước nữa cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ có thể xảy ra ở trẻ.

Trẻ tự kỷ thường cô lập mình.

Trẻ tự kỷ thường cô lập mình

2. Điều trị trẻ tự kỷ ở đâu hiệu quả

Rất nhiều cha mẹ quan tâm đến việc tìm một địa chỉ chữa bệnh tự kỷ ở trẻ hiệu quả. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị một cách tốt nhất. Hiện nay, có khá nhiều địa chỉ chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em nhưng cha mẹ có con bị tự kỷ hoặc muốn nhận được tư vấn về căn bệnh này hiệu quả tốt nhất cần tìm đến các cơ sở y tế chất lượng như bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với trung tâm Điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ; khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi Trung ương,...

Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm những tài liệu liên quan đến tự kỷ được Mosaic.org.vn phát hành, mua đọc các sách hay viết về bệnh tự kỷ ở trẻ để có được thông tin về bệnh này kỹ càng hơn. Việc chủ động phòng chống bệnh tốt nhất nên được ưu tiên hàng đầu chính là cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ kết hợp việc quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách, không thờ ơ, thiếu chú ý.

Với những dấu hiệu trẻ tự kỷ 3 tuổi trên cha mẹ nên nắm bắt đồng thời quan sát theo dõi con mình để sớm nhận biết liệu bé có mắc phải chứng tự kỷ hay không từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng.