Tình trạng trầm cảm ở đối tượng học sinh đang trở thành vấn đề đáng báo động trong toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
1. Cảm giác buồn, trống rỗng hoặc vô vọng
Khi rơi vào tình trạng trầm cảm, các em học sinh sẽ luôn có cảm giác buồn phiền mà không rõ lý do là gì. Trong suy nghĩ, cảm xúc luôn trống rỗng, không có hy vọng hay bất kỳ niềm vui nào. Tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên với tần suất nhiều hơn. Ba mẹ cần phải thể hiện sự quan tâm nhiều hơn qua việc thường xuyên trò chuyện, dẫn con đi chơi, đi ăn các món ăn ngon mà con thích. Điều đó sẽ giúp con không cảm thấy bị bỏ rơi và tránh được tình trạng bị trầm cảm nặng.
2. Sự giận dữ bùng nổ bất chợt
Những cơn giận dữ bùng nổ một cách bất chợt, không rõ nguyên nhân hay lý do gì cũng là một dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Các em sẽ cảm thấy tức giận ở hầu hết thời gian với những hành động như la hét, đập phá hay những hành động tương tự khác.
3. Mất hứng thú hoặc niềm vui trong cuộc sống
Đối với những học sinh bị trầm cảm, mọi niềm vui trong cuộc sống dường như không có ý nghĩa. Các em sẽ tự động rút lui và mất cảm hứng với những hoạt động mà trước đây đã từng rất yêu thích như tới các khu vui chơi giải trí cùng gia đình. Trong mọi hoạt động, các em sẽ ngồi yên và không có một chút quan tâm đến những gì đang diễn ra.
4. Rối loạn giấc ngủ
Một trong những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh đó là rối loạn giấc ngủ. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, xong trầm cảm cũng khiến cho giấc ngủ thay đổi, các em có thể ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường. Tìm hiểu các phương pháp giúp ngủ sâu là cách tốt nhất giúp bé có được đồng hồ sinh học ổn định, duy trì sức khỏe tốt.
5. Mệt mỏi và thiếu năng lượng
Hãy quan sát hành vi và hoạt động của học sinh. Nếu các em luôn có biểu hiện mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cho chứng trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ. Cho con dùng các thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ và giảm thiểu các hoạt động căng thẳng cho con thời gian nghỉ ngơi hồi phục.
6. Thay đổi khẩu vị
Khi mắc bệnh trầm cảm, khẩu vị của các em học sinh cũng bị thay đổi. Để đối phó với những căng thẳng, buồn phiền, có thể xuất hiện tình trạng ăn nhiều, ăn quá mức. Hoặc ở một số người sẽ là tình trạng ăn ít, ăn không ngon miệng.
7. Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn
Đây cũng là một trong những biểu hiện trầm cảm ở học sinh. Khi gặp tình trạng bệnh này, đa phần học sinh sẽ luôn trong tình trạng lo lắng, bồn chồn với mọi chuyện, mọi tình huống mà không rõ nguyên do. Đặc biệt, các em sẽ dễ dàng bị kích động bởi những chuyện dù nhỏ nhất và có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
8. Suy nghĩ chậm, nói hoặc chuyển động cơ thể
Trầm cảm khiến cho mọi suy nghĩ, hành động của cơ thể trở nên chậm chạp hơn bình thường. Vì vậy, khi thấy con em mình có biểu hiện này, bố mẹ hãy chú ý bởi rất có thể đó là một dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Phát hiện sớm và liên hệ khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cho việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
9. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
Các em học sinh còn trẻ, còn nhiều tương lại xong lại luôn xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị nào, thường nói mình cảm thấy mình vô dụng thì bố mẹ hãy cẩn thận. Bởi rất có thể các em đang dần đi vào thế giới của căn bệnh trầm cảm nguy hiểm.
10. Rắc rối suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
Khi bị trầm cảm, các em rất khó khăn trong việc đưa ra hoặc trình bày những suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó là việc không tập trung, khó khăn trong ghi nhớ, thường quên lãng mọi thứ rất nhanh.
11. Những suy nghĩ thường xuyên hoặc tái diễn về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử
Khi các câu chuyện của các em luôn xoay quanh những cái chết hay việc tự tử thì bố mẹ hãy cẩn thận, vì rất có thể đó là một dấu hiệu trầm cảm ở học sinh.
12. Các vấn đề về thể chất không giải thích được, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau đầu
Nếu các vấn đề sức khỏe như đau lưng, đau đầu đột nhiên xuất hiện mà không do bất kỳ một chấn thương nào thì có thể đó cũng là dấu hiệu của chứng trầm cảm. Bố mẹ nên đưa các em đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, thực hiện các gói khám sức khỏe tổng quát để nhận định rõ hơn tình trạng sức khỏe của các em.
13. Học lực sụt giảm
Trầm cảm khiến tinh thần luôn mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ giảm sút,... Và đó là lý do khiến cho học lực của học sinh bị giảm sút. Bố mẹ hãy nghĩ đến chứng bệnh này nếu thấy lực học của các em bị giảm sút một cách đột ngột.
2. Lời khuyên giúp học sinh thoát khỏi cơn trầm cảm
Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống của các em học sinh. Chính vì vậy, làm thế nào để đưa các em thoát khỏi tình trạng đó luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh và nhiều người băn khoăn. Cùng tham khảo một vài lời khuyên dưới đây khắc phục tình trạng bệnh một cách tốt hơn.
1. Nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý xuất sắc
Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ và cung cấp giải pháp tốt nhất cho việc điều trị trầm cảm dựa trên tình trạng bệnh của học sinh. Đặc biệt các giải pháp tâm lý trị liệu có thể góp phần to lớn vào xác định các vấn đề gây nên chứng trầm cảm và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả hơn. Vậy nên, bố mẹ hãy tham khảo và lựa chọn những chuyên gia tâm lý xuất sắc để thăm khám và điều trị bệnh cho con em mình.
2. Sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Trầm cảm không phải là căn bệnh khó chữa, xong nếu không lựa chọn đúng phương pháp thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả chữa bệnh. Đó là lý do, bố mẹ cần lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Tập các bài tập về ý thức
Các bài tập về ý thức không thể thiếu trong tiến trình điều trị bệnh trầm cảm ở học sinh. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra phác đồ điều trị với các bài tập phù hợp. Các bài tập này góp phần chữa lành và khắc phục những tổn thương trong tâm lý của các em.
4. Hòa mình vào thiên nhiên nhiều hơn
Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, thầy cô và phụ huynh nên tạo điều kiện thuận tiện nhất để các em có thể hòa mình vào với thiên nhiên. Đây là giải pháp khá hữu hiệu để giúp các em vượt qua giai đoạn trầm cảm tốt hơn. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời còn có tác dụng trong việc sản sinh ra một loại hormone giúp tâm trạng vui vẻ và phấn chấn hơn.
Vậy nên thay vì ở trong phòng suốt ngày bố mẹ hãy khuyến khích các em bước ra ngoài, đi dạo phố hay mua sắm. Sự tiếp xúc với cuộc sống năng động, ồn ào sẽ có tác dụng phục hồi những tổn thương tâm lý nên bệnh trầm cảm cũng sẽ được ngăn chặn tốt hơn. Hoặc bố mẹ có thể tổ chức những chuyến picnic, những tour du lịch trong nước ngắn ngày để thay đổi không khí và tâm trạng của các em một cách tốt nhất.
5. Chăm chỉ tập thể dục
Việc tập thể dục không chỉ giúp con có được sức khỏe mà còn giúp tinh thần thêm thư thái và yêu cuộc sống hơn. Hãy cùng con luyện tập thể dục thường xuyên để chống lại căn bệnh trầm cảm hiệu quả nhé.
6. Chủ động kết nối với xã hội thực (không phải thế giới ảo)
Sự ồn ào, náo nhiệt của xã hội thực tế sẽ giúp phục hồi những tổn thương tâm lý của các em một cách hữu hiệu. Hãy giúp các em tránh xa thế giới ảo trên các phương tiện truyền thông, để các em hòa mình vào cuộc sống một cách tự nhiên và hào hứng nhất. Thay vì các trò chơi trên điện thoại, máy tính thì hãy cho bé chơi các trò chơi vận động ngoài trời nhiều.
7. Nghỉ ngơi đầy đủ
Một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ có vai trò rất quan trọng trong phục hồi sức khỏe cũng như tinh thần của học sinh. Vậy nên, hãy khuyên các em ngủ nghỉ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc hay học tập quá sức.
8. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng
Việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cho các em luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kém hào hứng trong mọi hoạt động. Vậy nên, bố mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách lựa chọn các thực phẩm sạch và an toàn cho các bữa ăn.
Trầm cảm ở học sinh gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vậy nên, với các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh trên đây, phụ huynh và các thầy cô đã phần nào hiểu rõ hơn về chứng bệnh. Việc quan trọng nhất là ba mẹ, người lớn phải nắm rõ được tâm lý tuổi mới lớn của học sinh. Hãy chú ý đến các em và lưu ý các lời khuyên trên đây để giúp học sinh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trầm cảm nguy hiểm.