Bệnh trầm cảm rất nguy hiểm và khá khó khăn để điều trị dứt điểm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các phương pháp trị liệu tâm lý thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Vậy cụ thể người bệnh trầm cảm cần thực hiện các phương pháp điều trị tâm lý nào? Theo dõi bài viết sau để biết nhé!

1. Trị liệu tâm lý là gì?

Trị liệu tâm lý là là việc áp dụng một hệ thống các phương pháp, kỹ thuật về tâm lý học để tác động lên một chủ thể nhất định nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, gạt bỏ những trở ngại trong suy nghĩ và hành động, những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc tiết chế, điều khiển cảm xúc, giúp ổn định tinh thần và cuộc sống như mong muốn.

Điều trị trầm cảm bằng trị liệu tâm lý

Điều trị trầm cảm bằng trị liệu tâm lý

2. Các phương pháp trị liệu tâm lý bệnh trầm cảm

Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý trị liệu có rất nhiều phương pháp, tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân cũng như mức độ trầm cảm mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

1. Hướng dẫn chỉ huy

Trị liệu tâm lý bằng phương pháp hướng dẫn chỉ huy là cách nhà tâm lý trực tiếp tiếp xúc và giải đáp các vấn đề khiến người bệnh lo âu. Phương pháp có hiệu quả rất tốt khi cần giải quyết các vấn đề tâm lý chưa quá nguy hiểm và khó khăn.

Phương pháp này có thể để những người thân bên cạnh áp dụng để liên hệ với người bệnh, chia sẻ và giải quyết những vấn đề ít quan trọng về tâm lý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phần nào giúp người bệnh ổn định tâm lý chứ về đường dài thì không có khả năng tạo hiệu quả.

2. Tập trung vào bệnh nhân

Trong các phương pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng nữa đó là trị liệu tập trung vào bệnh nhân. Phương pháp này căn cứ vào tiên đề là bản thân bệnh nhân, nếu thực sự muốn giải quyết các vấn đề của mình thì bản thân bệnh nhân phải đủ can đảm nhìn nhận vấn đề một cách thực tế.

Nhờ đó mà người bệnh có thể nói ra những phiền muộn, lo âu. Nhà trị liệu sẽ tiếp nhận những chia sẻ của bệnh nhân mà không phản hồi khen chê, họi chỉ giúp bệnh nhân hiểu rõ tình hình bệnh và những phản ứng của mình.

3. Phân tâm liệu pháp

Phân tâm là phương pháp điều trị tâm lý công phu và lâu dài để thăm dò hoạt động nhân thức và đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc của các xung đột và khả năng kiềm chế của người bệnh. Mục đích của phương pháp này là mang vào ý thức những ký ức hay xung đột bị kiềm chế để thúc đẩy cá nhân giải quyết các vấn đề đó trong hiện thực.

4. Liên tưởng tự do

Phương pháp liên tưởng tự do giúp thăm dò vô thức của người bệnh, giúp thả lỏng các ẩn ức bị dồn ép. Người bệnh thư giãn và nghỉ ngơi để tinh thần tự do suy tưởng, hồi ức lại những sự kiện, ước muốn, cảm xúc thể chất và hình ảnh tinh thần của bản thân dù có đau khổ hay có vẽ ít cần thiết. Nhà phân tâm học sẽ có vai trò đứng phía sau bệnh nhân để bệnh nhân bình tĩnh suy nghĩ, tránh trường hợp bị ngắt quãng nguồn tư tưởng.

Trị liệu tâm lý có khả năng chữa trầm cảm rất tốt

Trị liệu tâm lý có khả năng chữa trầm cảm rất tốt

2.5. Phân tích mộng

Phương pháp tâm lý trị liệu bệnh trầm cảm này giúp nhà trị liệu đi sâu thêm vào nguyên nhân vô thức của bệnh nhân. Khi ngủ, bản ngã cít chống đối các xung động nhờ vậy có một động cơ thúc đẩy, mà chúng ta không biểu diễn được khi tỉnh giấc, nó có thể xuất hiện trong giấc mơ. Có những động cơ thúc đẩy không thể biểu diễn trong mơ, mà phải giải dạng dưới một hình thức biểu tượng.

6. Phân tích chống đối

Phân tích chống đối nghĩa là tìm hiểu lý do người bệnh không muốn thảo luận một vài ý nghĩa về ham muốn hay suy nghĩ của mình. Sự chống đối này ngăn chặn các vật liệu bị dồn ép trở lại ý thức và làm tâm trạng luôn bi lụy. Những vấn đề về đời sống tình dục hay các ác cảm đối với những người xung quanh. Đôi khi sự chống đối biểu hiện bằng cách bệnh nhân thiếu hợp tác, không làm theo những điều mà mọi người muốn ở mình.

7. Phân tích chuyển di

Trong điều trị bằng phân tích di chuyển, đa số trường hợp, người phân tích được bệnh nhân đồng hóa với một người thân quen hoặc người họ yêu thương. Cảm xúc sẽ di chuyển, nếu là lòng thương hay thán phục thì cảm xúc sẽ là “dương”và “âm” khi có ác cảm hay ganh tỵ đối với các nhà trị liệu.

8. Phê bình phép trị liệu phân tâm học

Mục tiêu của phương pháp phân tâm học là giúp nhân cách người bệnh thay đổi một cách triệt để và vĩnh viễn, để đạt mục đích, bệnh nhân phải điều trị từ 2 đến 3 năm. Vì phương pháp phân tâm học nhấn mạnh vào ý thức và nhân cách của bệnh nhân, nên thích hợp với bệnh nhân thông minh vừa phải và không mắc bệnh tâm thần.

9. Phép trị liệu thái độ hành vi

Tham vấn trị liệu tâm lý bằng phép thái độ, hành vi là cách nhà trị liệu tìm cách loại bỏ các triệu chứng giúp người bệnh hết rối loạn dù họ không điều gì đã xảy ra. Trị liệu thái độ, hành vi chú tâm vào thái độ, cử chỉ chứ không quan tâm đến bản ngã hay nhân cách của người bệnh.

10. Tâm lý kịch

Phương pháp tâm lý kịch giúp người bệnh biểu diễn trực tiếp các rối loạn bên trong của cảm xúc khi được hoạt diễn các hoàn cảnh đời sống liên quan đến các khó khăn của bản thân. Không khí của tâm lý kịch giúp bệnh nhân đối diện với các vấn đề của chính bản thân mình với tâm thế ít căng thẳng và nhẹ nhàng hơn.

Nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh

Nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh

11. Trị liệu nhóm

Trong các phương pháp trị liệu tâm lý thì phương pháp trị liệu nhóm càng lúc càng được sử dụng phổ biến để giúp điều trị tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm không cần dùng thuốc. Trị liệu nhóm thường không có chỉ huy, tuy nhiên tùy theo trường phái mà các nhà trị liệu sẽ hướng dẫn và dẫn dắt cuộc thảo luận của nhóm theo từng mức độ khác nhau.

12. Trò chơi liệu pháp

Trò chơi liệu pháp thường được áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm, nhằm mục đích giúp người bệnh buông thả cảm xúc bị cưỡng chế bằng cách sử dụng các kỹ thuật chơi khác nhau. Các trường hợp thái độ và cử chỉ của trẻ khó thích nghi thì người ta thường sử dụng phép trị liệu này.

13. Thôi miên

Thôi miên được sử dụng để nhận lại sự tình nguyện hợp tác của người bệnh. Khi bệnh nhân bị thôi miên, nhà trị liệu sẽ đi sâu vào trạng thái ám thị của bệnh nhân, làm cho chủ thể tin và làm những việc mà họ không thể tưởng tượng.

14. Phân tích trạng thái nửa tỉnh nửa mê

Cho bệnh nhân một sử dụng thuốc sodium amytal để rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê, không hẳn là vô thức. Trong trạng thái này, người bệnh sẽ được dẫn dắt để nói thẳng ra những đau thương của mình.Phương pháp này được dùng như một phương tiện thăm dò, điều trị nhanh chóng tình trạng căng thẳng cảm xúc của người bệnh.

3. Tham vấn bác sĩ trị liệu tâm lý chuyên khoa

Các phương pháp tâm lý trị liệu kể trên rất tốt để điều trị tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm, tuy nhiên để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhát thì bệnh nhân nên nhận sự thăm khám và chữa trị tâm lý của các bác sĩ tâm lý chữa bệnh trầm cảm giỏi, dày dặn kinh nghiệm.

Các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được bản thân mỗi bệnh nhân mắc loại trầm cảm nào, mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh đã phát triển đến giai đoạn nào, tính cách cũng như tình trạng tâm lý của mỗi bệnh nhân để định hướng người bệnh điều trị tâm lý theo những liệu pháp phù hợp nhất.

Với kinh nghiệm và kiến thức của bác sĩ chuyên khoa thì họ có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn phương pháp tâm lý trị liệu hiệu quả, giúp bệnh nhân cải thiện tình hình bệnh tật, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Để điều trị bệnh trầm cảm thì ngoài uống thuốc thì các phương pháp trị liệu tâm lý là biện pháp điều trị cho kết quả tốt nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên mọi người có thể biết thêm về các cách để trị liệu tâm lý cho người bệnh trầm cảm.

Nếu bạn có người thân mắc bệnh trầm cảm thì hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để nhận được phương pháp điều trị tâm lý phù hợp nhất.