Cuộc sống tạo ra nhiều áp lực khiến cho stress trở thành tình trạng vô cùng phổ biến. Stress có ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh? Xem ngay bài viết dưới đây để biết tác hại của stress tới sức khỏe, tâm lý và công việc.
1. Tác hại của stress với sức khỏe
1. Ảnh hưởng đến da và khí sắc
Stress gây ra nhiều ảnh hưởng tới làn da và khí sắc. Biểu hiện rõ ràng nhất của sự ảnh hưởng này chính là việc da mọc mụn đột ngột. Nguyên nhân gây ra điều này đó là stress làm thay đổi hormone, tăng phản ứng viêm, làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Những chất béo, chất bẩn tích tụ nhiều ở dưới lỗ chân lông sẽ tạo nên mụn (có thể là mụn đầu đen hoặc mụn bọc), từ đó khiến cho da không được mịn màng, da nhanh bị lão hóa, nhăn nheo, tái sạm. Mặc dù sử dụng các sản phẩm kem trị mụn cao cấp nhưng nếu như cơ thể luôn trong tình trạng stress kéo dài thì rất khó có thể điều trị mụn dứt điểm được.
2. Ảnh hưởng đến não bộ
Trong số những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất thì não bộ là bộ phận đứng đầu. Stress làm cho hormone cortisol tiết nhiều, từ đó sẽ tác động xấu tới vùng não - nơi có trách nhiệm, nhiệm vụ đưa ra quyết định và ghi nhớ. Điều này lý giải cho việc chúng ta không thể đưa ra được quyết định đúng, chính xác, phù hợp trong lúc căng thẳng. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho não, giảm stress giúp cho bạn hạn chế được mức độ ảnh hưởng của căn bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
3. Ảnh hưởng đến tim mạch
Tác hại của stress ảnh hưởng xấu tới người bệnh đó là việc stress ảnh hưởng tới tim mạch. Những người bị stress nặng, kéo dài có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tai biến, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,... Nguyên nhân của điều này đó là khi bị stress, tim sẽ giải phóng hormone cortisol - hormone gây ra cao huyết áp, béo phì, tiểu đường. Chính vì vậy mà những người bị stress sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch. Người nhà cần đặc biệt chú ý sử dụng máy đo huyết áp để theo dõi tình trạng tim mạch của người bệnh thường xuyên, tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
4. Ảnh hưởng đến hệ cơ
Stress là nguyên nhân làm cho tim đập nhanh hơn, đồng thời cũng làm huyết áp tăng cao, giải phóng ra những hormone xấu. Những điều này khi tác động tới hệ cơ xương sẽ gây ra cảm giác căng cứng và đau nhức, từ đó hoạt động, vận động sẽ khó khăn hơn.
5. Tăng/giảm cân thất thường
Stress ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Tùy theo từng người mà stress có thể khiến họ bị tăng cân hoặc giảm cân. Sự tăng cân hoặc giảm cân này sẽ phụ thuộc vào việc bạn phản ứng như thế nào trong lúc cơ thể bị căng thẳng.
Khi bị stress mọi người thường có 2 xu hướng là ăn nhiều hơn hoặc ăn ít hơn. Tuy nhiên có trường hợp người bị stress mặc dù ăn ít nhưng vẫn tăng cân là do năng lượng dùng để tiêu hóa lượng thức ăn đã được dùng đối phó sự căng thẳng.
Nếu như bị stress khiến cơ thể bị giảm cân, suy nhược thì tốt nhất nên bổ sung ngay những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe để cơ thể được bảo vệ khỏe mạnh.
6. Nguy cơ sảy thai trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai phụ nữ thường dễ bị stress do nội tiết tố bị thay đổi, điều này gây nên rối loạn tâm lý. Ảnh hưởng của stress đến thai nhi và thai phụ còn tùy theo các dạng rối loạn. Rối loạn căng thẳng stress sau sang chấn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc sinh non. Các mẹ bầu cần phải giữ tinh thần thoải mái và đăng ký các gói chăm sóc sức khỏe bà bầu tại những cơ sở uy tín để giúp giải tỏa những căng thẳng trong suốt quá trình mang thai.
7. Suy nhược cơ thể
Một tác hại của stress gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đó là việc suy nhược cơ thể. Khi bị stress, tâm lý của người bệnh bị rối loạn, thường xuyên lo âu, chán ăn, bỏ ăn, chẳng thiết tha đến các dịch vụ spa làm đẹp bản thân... sức khỏe suy giảm nhanh chóng.
8. Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Stress gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới các cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm một số chức năng, từ đó có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh đi xuống. Những người bị stress kéo dài nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có khả năng mắc phải những bệnh lý nguy hiểm, làm cho tinh thần sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
9. Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tới việc thức ăn di chuyển ở bên trong cơ thể, gây ra táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng, buồn nôn,... Tác hại của stress cho người bệnh là stress có thể ảnh hưởng tới việc cơ thể sản xuất dịch tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, ợ chua.
10. Ảnh hưởng đến đường huyết
Stress có thể làm cho mức đường huyết tăng cao. Nếu như bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2, thì khi bị stress, bạn sẽ thấy chỉ số mức đường huyết của cơ thể tăng cao hơn.
11. Hệ thống miễn dịch
Những người thường xuyên bị stress, căng thẳng sẽ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn là những người bình thường. Nguyên nhân của điều này đó là khi bị stress bị hormone căng thẳng sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, từ đó cơ thể dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công hơn. Tác hại của stress gây ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống bị suy yếu đồng thời làm cơ thể mất thời gian lâu hơn để phục hồi.
12. Huyết áp không ổn định
Stress là nguyên nhân tạo ra những hormon như cortisol có khả năng làm tăng huyết áp. Nếu tình trạng huyết áp tăng này kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng tồi tệ cho sức khỏe.
13. Hệ hô hấp gặp vấn đề
Stress là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề về hô hấp như bệnh hen suyễn, tăng nguy cơ lên cơn hen nhiều hơn, khiến cho bệnh hen diễn biến nặng hơn. Lý giải cho điều này đó là những hormone căng thẳng sẽ làm cho việc hít thở của người bệnh trở lên khó khăn hơn, từ đó có thể dẫn tới những cơn hoảng loạn.
14. Giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản
Những người bị stress thường bị rối loạn sinh lý, suy giảm ham muốn và chức năng sinh sản. Nguyên nhân của điều này đó là stress làm cho hàm lượng testosterone bị sụt giảm, từ đó có thể dẫn tới việc rối loạn cương dương ở nam giới, giảm quá trình sản sinh estrogen ở nữ giới gây ra rối loạn kỳ kinh.
2. Tác hại của stress đến tâm lý
1. Nguy cơ trầm cảm
Hậu quả của stress kéo dài chính là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới bệnh trầm cảm. Những người khi bị trầm cảm thường sẽ có mức cortisol cao hơn người bình thường, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào não. Căng thẳng khiến cho các hệ thống dẫn truyền của hệ thần kinh như serotonin, dopamine hay norepinephrine bị mất cân bằng, từ đó gây ra việc tâm trạng thất thường, cơ thể mất ngủ người mệt mỏi, thiếu sức sống.
2. Rối loạn tâm lý
Những người bị stress sẽ gặp phải hậu quả của khủng hoảng tâm lý đó là có cảm giác lo âu, suy nghĩ sợ hãi. Nguy hiểm hơn là họ sẽ khó có thể thoát ra được trạng thái này. Thời gian bị càng lâu sẽ càng tăng khả năng gây ra chứng rối loạn lo âu đặc biệt nguy hiểm.
Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh sẽ hoàn toàn bị mất khả năng kiểm soát cảm xúc, họ bị chìm sâu vào trong những suy nghĩ bi quan, tiêu cực của bản thân, từ đó dễ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho bản thân, trong đó có cái chết.
3. Làm giảm trí nhớ
Bên cạnh đó, khi bị stress, tế bào não sẽ bị thiếu oxy, từ đó làm cho cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, người uể oải, trí nhớ suy giảm...
Bộ não là bộ phận đặc biệt dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể. Não luôn cần dinh dưỡng , nhất là ôxy để có thể khỏe mạnh và hoạt động đúng cách, đúng chức năng. Nếu như cơ thể phải chịu sự căng thẳng quá mức, nguy cơ cao người bệnh sẽ bị mất trí nhớ hoặc co rút não trước tuổi 50. Hệ miễn dịch bị suy yếu, rất dễ rơi vào trầm cảm. Khi đó việc bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ não và trí nhớ là vô cùng cần thiết.
4. Gây mất ngủ
Một trong những tác hại của stress gây ra cho người bệnh chính là triệu chứng mất ngủ. Đa phần những người bị stress sẽ có giấc ngủ bị gián đoạn hoặc rối loạn. Nếu điều này kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
5. Hay cáu gắt, chống đối, thiếu cảm thông
Những người bị stress thường xuyên không kiểm soát được cảm xúc và khó khống chế được hành vi của bản thân. Vì vậy khi bị stress, họ sẽ rất dễ cáu gắt, có hành vi chống đối và thiếu sự cảm thông với người khác.
6. Tự tử, hành vi gây hại đến bản thân
Một trong những hậu quả của khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng chính là người bệnh có khả năng tìm tới cái chết. Người bị stress bị khủng hoảng tâm lý, thiếu khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bản thân. Khi bị stress, người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm từ đó có thể có những hành bị làm hại bản thân, thậm chí tự tử.
3. Tác hại của stress với công việc
1. Suy giảm chất lượng công việc
Khi bị stress, người bệnh thường bị suy giảm nghiêm trọng về cả thể chất cũng như tinh thần. Chính vì vậy trong công việc, người bị stress sẽ không thể tỉnh táo để có thể tập trung làm việc được hiệu quả. Công việc vì vậy mà bị ảnh hưởng, suy giảm chất lượng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Giảm hiệu suất công việc
Người bị stress do khó tập trung làm việc, tinh thần không giữ được sự tỉnh táo nên khả năng làm việc không cao, hiệu suất công việc cũng bị giảm sút lớn.
3. Dễ chán nản bỏ việc
Do tinh thần bị căng thẳng, khó tập trung, công việc hay gặp sai sót hoặc không thể giải quyết tốt được nên những người bị stress sẽ dễ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn bỏ việc giữa chừng.
4. Không tập trung vào công việc
Hậu quả của stress kéo dài là khiến nhân viên không thể tập trung tinh thần để giải quyết mọi việc. Khi tinh thần không còn minh mẫn, tỉnh táo thì trí óc sẽ khó có thể hoạt động một cách hiệu quả. Vì thế người làm việc rất dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong công việc.
5. Công việc bế tắc không có hướng giải quyết
Do không thể tập trung làm việc tốt nên những người bị stress luôn cảm thấy bế tắc, không biết giải quyết công việc như thế nào cho đúng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người bị stress, khiến họ càng dễ rơi vào trạng thái chán nản.
6. Căng thẳng, ảnh hưởng các mối quan hệ
Khi bị căng thẳng, những người này sẽ có tâm lý bị rối loạn, không kiềm chế được cảm xúc nên có thể có những hành động vượt quá giới hạn, gây ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ đồng nghiệp xung quanh.
Những tác hại của stress này khiến cho căn bệnh nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Khi bị stress, bạn nên tìm đến những bệnh viện, phòng khám với dịch vụ chuyên khoa tâm thần uy tín để thăm khám, tư vấn.
Trên đây là những tác hại của stress gây ra cho người bệnh. Vì stress có khả năng gây ra nguy hiểm cho cả bản thân người bệnh và những người xung quanh nên nếu như rơi vào trường hợp căng thẳng, áp lực, bạn hãy chủ động điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Thường xuyên chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để giúp ổn định sức khỏe tinh thần lẫn thể chất và có một cuộc sống hạnh phúc.