Tự kỷ là bệnh lý rất phức tạp, biểu hiện cũng khá đa dạng. Các bệnh nhân tự kỷ thường có biểu hiện bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Việc xác định các dạng tự kỷ rất quan trọng để các bác sĩ có phương pháp điều trị riêng, phù hợp. Vậy đó là những dạng nào?
1. Những dạng tự kỷ nhẹ theo lâm sàng
Dựa theo chẩn đoán lâm sàng tự kỷ được chia thành nhiều dạng, mỗi dạng có một đặc điểm riêng biệt, tùy thuộc vào loại tự kỷ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy dựa theo lâm sàng tự kỷ có mấy dạng?
1. Tự kỷ điển hình
Tự kỷ điển hình là hiện tượng suy yếu khả năng về sử dụng ngôn ngữ, nhận thức, vận động,hành vi cũng như giao tiếp,,... người bị tự kỷ điển hình thường gặp khó khăn trong lĩnh hội kiến thức và trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Tự kỷ chức năng cao
Những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao thường có chỉ số thông minh ở mức trung bình hoặc trên trung bình, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, khả năng nhận thức rất hạn chế. Tự kỷ chức năng cao khiến trẻ bị chậm nói, chậm ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và phát triển xã hội kém.
3. Hội chứng Asperger
Người mắc hội chứng Asperger thường không hạn chế về ngôn ngữ hay giao tiếp, tuy nhiên thay vì giao tiếp với mọi người thì họ lại có xu hướng giao tiếp một mình, hay độc thoại, thiếu kỹ năng tiếp xúc xã hội, khả năng thấu hiểu và làm việc nhóm rất kém. Trẻ mắc hội chứng Asperger thường có sở thích khá lạ, trẻ thường rất vụng về và chậm chạp.
4. Hội chứng Rett
Trong tất cả các dạng tự kỷ thì hội chứng Rett khá nghiêm trọng. Đây là hội chứng tâm trạng bị rối loạn, chỉ xuất hiện chủ yếu ở phái nữ. Trẻ bị hội chứng Rett có não nhỏ, vận động khó khăn, tỉ lệ cơ thể không đồng đều, tay chân thường bị trẹo hay có triệu chứng khó thở, hay xuất hiện chứng động kinh và không còn khả năng cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhiều trẻ bị hội chứng Rett nặng sẽ bị liệt, phải dùng xe lăn và có người luôn bên cạnh để chăm sóc.
5. Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ
Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ là chứng rối loạn phổ tự kỷ chỉ xuất hiện khi còn nhỏ, trước 3 tuổi. Chứng rối loạn phân rã tuổi thơ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ. Có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ ngay từ giai đoạn đầu nhưng cũng có trường hợp trẻ phát triển bình thường trong quá khứ, tuy nhiên chúng đột ngột mất phương hướng, mất khả năng ngôn ngữ và trở nên bạo lực. Trẻ có hiện tượng sự thoái lùi phát triển xảy ra trước 10 tuổi.
6. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa)
Rối loạn Heller sẽ xuất hiện từ lúc trẻ bắt đầu biết đi đến tầm khoảng lên 6 tuổi, trẻ thường bị rối loạn thoái hóa, trí thông minh bị suy giảm, chậm ngôn ngữ và khả năng hòa hợp với cuộc sống hạn chế. Trẻ em mắc hội chứng rối loạn thoái hóa thường hay xuất hiện chứng động kinh, chậm chạp, chỉ số thông minh hạn chế. Tuy nhiên hiện tượng rối loạn thoái hóa rất hiếm gặp.
7. Rối loạn phát triển bao quát - không phân định rõ (PDD-NOS)
Trong tất cả các dạng tự kỷ, rối loạn phát triển bao quát - không phân định rõ trường hợp nhẹ nhất. Dạng tự kỷ này không được phân loại cụ thể. Trẻ mắc chứng tự kỷ không điển hình thường là tự kỷ nhẹ. Rối loạn tự kỷ không phân định vẫn có khả năng giao tiếp, sinh hoạt và nhận thức tốt, vì đây chưa hẳn là tự kỷ.
2. Phân loại theo trí tuệ phát triển ngôn ngữ
Khi phân loại tự kỷ dựa vào khả năng phát triển ngôn ngữ người ta cũng có thể chia bệnh thành nhiều dạng khác nhau, tùy theo dạng bệnh mà người bệnh sẽ nhận phương pháp điều trị riêng biệt.
1. Tự kỷ có trí thông minh cao và nói được
Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được là dạng bệnh tuy trẻ không có những biểu hiện tiêu cực song trẻ lại khá nhút nhát, rất thụ động, hay xuất hiện các hành vi bất thường trong đời sống hằng ngày. Trẻ tự kỷ có trí thông minh cao thường có khả năng đọc rất sớm, nhìn rất tốt, khả năng nhận thức và tiếp thu rất nhạy bén.
2. Tự kỷ có trí thông minh cao nhưng không nói được
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được là những trẻ có sự đối lập giữa khả năng nói, cử động và thực hiện. Trẻ không có kỹ năng nói nhưng rất nhạy bén với các kích thích vào thính giác, khả năng nhìn tốt, tuy nhiên thường xuất hiện các hành vi bất thường. Trẻ có xu hướng giữ yên lặng và tự cô lập bản thân, thường rất bướng bỉnh. Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được có thể giao tiếp luân phiên hoặc rất thích giao tiếp.
3. Tự kỷ có trí thông minh kém, có thể nói được
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được là những trẻ tuy có thể nói được nhưng hành vi và thái độ rất kém, trẻ thường có biểu hiện phá phách, hay la hét, thích chống đối và rất hung hãn. Trẻ thường có trí nhớ kém, hay nói vấp, diễn đạt kém, khả năng tập trung kém.
4. Tự kỷ có trí thông minh kém, không nói được
Trong tất cả các dạng tự kỷ thì tự kỷ có trí thông minh kém, không nói được khá nghiêm trọng. Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được thường có biểu hiện là tĩnh lặng, chỉ biết dùng một vài từ hoặc sử dụng cử chỉ, trẻ thích quan tâm đến những mô hình, máy móc. Trẻ rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động tuy nhiên không thích giao tiếp, tiếp xúc với mọi người xung quanh.
3. Phân loại theo mức độ
Dựa vào mức độ bệnh nặng nhẹ người ta cũng có thể chia chứng tự kỷ thành nhiều dạng khác nhau mà người bệnh sẽ được áp dụng các liệu pháp điều trị riêng biệt. Vậy dựa theo mức độ tự kỷ có mấy dạng?
1. Tự kỷ nhẹ (rất nhẹ và nhẹ)
Trẻ bị tự kỷ mức độ nhẹ và rất nhẹ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối tốt, khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh tuy hơi hạn chế nhưng vẫn chấp nhận được, trẻ có thể tiếp thu và học các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói khá thuần thục. Trẻ vẫn có khả năng nhận thức và tiếp thu, ít có những biểu hiện chống đối, đôi lúc hay xuất hiện những hành vi bất thường.
2. Tự kỷ trung bình
Trẻ tự kỷ ở mức độ trung bình vẫn có thể giao tiếp bằng mắt và giao tiếp với người ngoài nhưng tương đối hạn chế. Trẻ có thể nói nhưng chưa thuần thục, đôi lúc diễn đạt còn khó hiểu và lủng củng. Khả năng nhận thức, vận động và hành vi vẫn còn khá hạn chế.
3. Tự kỷ nặng (nặng và rất nặng)
Trẻ tự kỷ mức độ nặng và rất nặng thường không có khả năng giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ, trẻ không giao tiếp với người ngoài và bị chậm nói. Trẻ bị tự kỷ nặng thường có biểu hiện chống đối, hay u uất, nhạy cảm với mọi kích thích, có xu hướng bạo lực và làm tổn thương cơ thể, hay bị động kinh và nhiều hành vi bất thường.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã biết được chứng tự kỷ được chia làm nhiều dạng, các dạng tự kỷ cũng được phân loại dựa vào nhiều yếu tố. Tùy vào mỗi dạng tự kỷ mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc riêng biệt. Tuy nhiên dù là dạng tự kỷ nào đi nữa thì việc sớm thăm khám chuyên khoa tâm lý ở các bệnh viện chất lượng sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, mỗi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh tự kỷ kết hợp khám tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời nhé!