Hiện nay có rất nhiều căn bệnh mang triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Hãy cùng điểm qua 17 căn bệnh có triệu chứng trầm cảm sau đây để bạn và người thân có thể biết được và tìm được cách chữa trị phù hợp nhất.

1. Các loại bệnh có biểu hiện trầm cảm không nên chủ quan

1. Chấn thương

Thông thường những người bệnh nhân sau khi chấn thương sẽ có những rối loạn tinh thần về những nguyên nhân gây ra những tổn thương đó. Đặc biệt với những chấn thương nặng và do những tác động mạnh gây ra, bệnh nhân sẽ luôn suy nghĩ về chúng và có cảm giác sợ sệt với những tác nhân đó nói chung. Khi bạn gặp những vấn đề này thì sẽ hay bị cảm giác bồn chồn, lo lắng, ảo giác hay những hồi ức không tốt đẹp. Khi những bệnh nhân có những dấu hiệu này thì người thân nên cố gắng trấn an tâm lý của họ, có kế hoạch chăm sóc người bệnh trầm cảm nhẹ và giúp họ cảm thấy tin tưởng vào cuộc sống xung quanh hơn.

Những chấn thương bên trong và bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng trầm cả

Những chấn thương bên trong và bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng trầm cảm

2. U não

Những tế bào u trên não sẽ tác động rất nhiều đến các loại thần kinh. Căn bệnh u não thường có những biểu hiện bên ngoài như là: tình trạng nhức đầu, hay bị động kinh, hay bị yếu liệt tay chân… Tuy nhiên nếu khối u bắt nguồn ở phần nội sọ, đặc biệt là bị u màng não ở vùng trán nền ngược thì những người bệnh hay đến bác sĩ chuyên khoa giỏi kiểm tra với những dấu hiệu của bệnh có triệu chứng trầm cảm như là lo lắng, bị tâm thần phân liệt hay là tình trạng hưng cảm.

3. Ung thư

Một trong những căn bệnh có triệu chứng trầm cảm nhiều nhất hiện nay đó chính là ung thư. Dù là bệnh nhân bị ung thư gì từ não, gan, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung… đều thường hay bị tâm lý hoảng sợ vì họ sợ cái chết. Chính vì tâm lý lo sợ và suy nghĩ tiêu cực như vậy nên nhiều bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Chính vì như vậy nên dấu hiệu bệnh ung thư của họ rõ ràng và bệnh ngày càng xấu đi mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù vẫn đang trong quá trình điều trị. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động tầm soát ung thư ít nhất 1 năm 1 lần để sớm phát hiện ra bệnh và có hướng điều trị kịp thời, chóng phục hồi.

4. Tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh trầm cảm ở những người đang bị bệnh lý tiểu đường đó chính là quá trình và hiện tượng stress oxy hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đường huyết tăng sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh của người bệnh, cũng như gây ra tình trạng xơ vữa của mạch máu trên cơ quan não và thần kinh, điều này cũng làm cho não bị thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó người bệnh còn bị áp lực kiểm soát căn bệnh tiểu đường này nên cũng dẫn họ đến có những dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm.

5. Động kinh

Ở một số trường hợp bệnh động kinh thùy thái dương gây ra sẽ gây cho người bệnh có dấu hiệu bị trầm cảm. Những tổn thương tại bộ phận thần kinh này sẽ làm cho người bệnh luôn cảm thấy bị hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và gây áp lực lên chính bộ não của họ. Bên cạnh đó nồng độ hormone trong não bộ và cơ thể tăng cao khi bị động kinh cũng sẽ kích thích đến tâm trạng và chức năng não của họ.

6. HIV/AIDS

Đối với những người mang căn bệnh thế kỷ này thì họ có rất nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ luôn có suy nghĩ là họ sẽ chết, họ sẽ không được sống, họ cảm thấy lo âu về tương lai và số phận căn bệnh của họ. Chính những suy nghĩ này sẽ tác động lên bộ não và làm cho họ bị cảm giác cô độc, đơn côi, không ai quan tâm và dám tiếp xúc với họ. Điều này sẽ làm họ bị trầm cảm và tìm đến cái chết nhanh chóng hơn.

7. Bệnh Huntington

Một căn bệnh có triệu chứng trầm cảm mà bạn cũng có thể biết đó chính là Huntington. Đây là một căn bệnh di truyền có thể gây các tổn thương đến các tế bào thần kinh trong bộ não của con người. Tổn thương não sẽ ngày càng có khuynh hướng nghiêm trọng hơn và đến mức nặng có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan vận động, những suy nghĩ và hành vi ra bên ngoài của bệnh nhân. Những điều này sẽ làm cho bệnh nhân có những dấu hiệu thực sự của bệnh trầm cảm và có những hành động không đúng thể hiện ra bên ngoài.

Bệnh Huntington cũng có nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm

Bệnh Huntington cũng có nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm

8. Cường - suy tuyến giáp/cận giáp

Bệnh lý cường hay suy tuyến giáp hay cập giáp có những triệu chứng cơ bản như là hôn mê, thay đổi giọng nói, đau cơ hay nghe kém, đi tiểu nhiều và có thể suy giảm chức năng tình dục. Chính những điều này sẽ tác động lên suy nghĩ của người bệnh làm họ cảm thấy lo âu và suy nghĩ rất tiêu cực về cuộc sống xung quanh của mình. Những bệnh lý của cường và suy tuyến giáp và trầm cảm có hệ có liên hệ với nhau và làm cho quá trình điều trị bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không biết thoát khỏi chúng. Nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp để có phương hướng điều trị kịp thời.

9. Bệnh Lyme

10. Đa xơ cứng

11. Não úng thủy áp lực bình thường (Normal Pressure Hydrocephalus)

12. Bệnh Parkinson

Parkinson cũng là một bệnh lý có thể mang triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đây là một căn bệnh mãn tính về hệ thần kinh có tác động làm cho các cơ bị rung cũng như bị yếu. Theo các nghiên cứu thì trầm cảm là triệu chứng sớm nhất của căn bệnh Parkinson này và đây cũng là một triệu chứng làm gia tăng căn bệnh này.

13. Pellagra

14. Porphyria

15. Giang mai

Với những người bị giang mai thần kinh chiếm tỷ lệ khoảng 6.5% người bệnh trong giai đoạn 3 của bệnh, sẽ bị tổn thương ở khu vực của màng não cũng như các mạch máu đến não. Sau khi bị nhiễm bệnh giang mai khoảng từ 4 đến 25 năm thì bị suy nhược thần kinh, động kinh, trầm cảm, và có nguy cơ đột quỵ khá cao.

16. Lupus ban đỏ hệ thống

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay thì bệnh Lupus là bệnh có triệu chứng trầm cảm với tỷ lệ khoảng 93%. Những dấu hiệu lo lắng, suy tư sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống xung quanh của bệnh nhân. Chính việc lo âu và những dấu hiệu trầm cảm đó sẽ làm cho tình trạng bệnh Lupus ban đỏ thêm trầm trọng và giảm khả năng điều trị hơn.

Bệnh Lupus ban đỏ sẽ làm bệnh nhân dễ bị trầm cảm

Bệnh Lupus ban đỏ sẽ làm bệnh nhân dễ bị trầm cảm

17. Bệnh Wilson

Ở những người bị bệnh Wilson sớm sẽ có dấu hiệu bị rối loạn về mặt cảm xúc cũng như khí sắc bên ngoài. Nhiều trường hợp bị sa sút về mặt trí tuệ sẽ có khuynh hướng bị sa sút về mặt tinh thần và đôi khi còn gây ra các cơn hoảng loạn. Đây cũng là những triệu chứng trầm cảm của những người đang bị bệnh Wilson này.

2. Cần làm gì khi có triệu chứng trầm cảm

Trong quá trình điều trị các căn bệnh này bạn cần phải theo dõi xem các dấu hiệu trầm cảm cũng như căn bệnh này có xuất hiện cùng lúc hay không. Từ đó bạn cũng phải tìm hiểu được nguyên nhân gây ra trầm cảm là từ đâu, có phải xuất phát từ những căn bệnh kia hay không. Từ đó bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để có thể chẩn đoán bệnh và sử dụng các biện pháp chữa trị tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến tình trạng của những căn bệnh khác.

Ngoài ra bạn cũng nên đi khám chuyên khoa hay khám tầm soát bệnh trầm cảm để có được phương pháp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe toàn diện tốt nhất.

Hãy cố gắng vượt qua những dấu hiệu của trầm cảm

Hãy cố gắng vượt qua những dấu hiệu của trầm cảm

Với những thông tin về các căn bệnh có triệu chứng trầm cảm này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức sống cho bản thân cũng như chia sẻ đến những người xung quanh mình. Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại hóa, vì thế mỗi một cá nhân hãy tự bảo vệ mình bằng lối sống lành mạnh, siêng thể dục thể thao mỗi ngày kết hợp sử dụng nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng và chung tay giúp đỡ những người mắc phải chứng bệnh tâm lý này vượt qua và trở về với cuộc sống bình thường nhé!