Trẻ tự kỷ luôn có những biểu hiện thích một mình, ít giao tiếp và có xu hướng không muốn tương tác xã hội. Thế nên, đối với bố mẹ, người thân việc trang bị cho mình kiến thức về cách chăm sóc trẻ tự kỷ là rất cần thiết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn nhé!
1. Cách chăm sóc trẻ tự kỷ có khó không?
1. Tạo môi trường sống an toàn, nhất quán cho bé
Trước tiên bố mẹ cần tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh, an toàn và có đầy đủ tình yêu thương. Bạn không được chê bai hay so sánh trẻ với những bé khác, bởi điều này sẽ luôn ảnh hưởng đến tâm lý, bé hòa nhập khó hơn. Bạn cũng nên kết hợp đăng ký ngay gói khám chuyên khoa để các bác sĩ lên liệu trình điều trị cho bé đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ
Một ngày bạn nên dành ít nhất 2-3 giờ đồng hồ để chơi và giao tiếp với bé yêu, dạy con chỉ ngón tay vào các bộ phận trên cơ thể. Đây là phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao, hỗ trợ bé giao tiếp tốt, nhanh nhẹn hơn.
3 Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ có gì khác biệt
Bổ sung Magie
Cách chăm sóc trẻ tự kỷ chắc chắn bố mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết, trong đó có magie. Bởi thành phần này sẽ giúp bé làm chủ được các hành vi như nghiến răng, lo lắng, giảm chú ý, tập trung, tâm lý sẽ ổn định hơn.
Dầu cá
Dầu cá có chứa Omega-3 cùng các axit béo khác có lợi cho sự phát triển của cơ thể bé yêu. Hơn nữa, Omega-3 còn hỗ trợ làm tăng khả năng giao tiếp và hạn chế các hành vi gây rối, hiếu động ở trẻ. Vì thế, bố mẹ nên mua các loại dầu cá, chế phẩm giàu omega 3 để con dùng hàng ngày nhưng lưu ý tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị để sử dụng với liều lượng hợp lý.
Melatonin
Người tự kỷ thường có giấc ngủ kém, chính điều này còn làm tăng thêm khó chịu và thiếu tập trung, căng thẳng. Thế nên bổ sung melatonin là rất cần thiết để an thần, có giấc ngủ thoải mái và sâu giấc hơn.
Probiotic
Probiotic sẽ hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cho bé hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Lúc này hệ thống tiêu hóa khỏe sẽ giảm các triệu chứng tự kỷ. Để bổ sung hoạt chất này cha mẹ có thể lựa chọn dùng sữa chua lên men tự nhiên, có lợi cho đường ruột sử dụng cho bé và cả gia đình đều rất tốt.
2. Các phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
1. Các phương pháp y sinh học
Sử dụng thuốc
Bố mẹ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm các hành vi hung hăng, lo lắng, lầm lì, giảm chú ý ở trẻ. Những loại thuốc thường dùng chính là Haloperidol để chống loạn thần, thuốc kháng opiate để làm giảm tăng động. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung magnesium và vitamin B6 để hỗ trợ bệnh cho trẻ, tham khảo thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 để ưu tiên sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn của bé bố mẹ nhé!
Ăn kiêng
Ăn kiêng sẽ giúp cho bé kiểm soát được những thành phần hóa học có trong thức ăn không tốt cho cơ thể. Điều này còn hạn chế được tình trạng rối loạn nội tiết, dị ứng và thiếu sinh tố ở trẻ.
Vật lý trị liệu
Thường xuyên để trẻ vận động, tham gia các trò chơi ngoài trời sẽ làm tăng hành vi tích cực, hoạt động xã hội. Hơn nữa, điều này cũng giúp cho bé khỏe mạnh và phát triển thể chất tốt hơn.
Bấm huyệt
Theo các chuyên gia tâm lý học Nhật Bản cho rằng bấm huyệt là phương pháp để tạo áp lực lên da, mang đến sự hưng phấn và duy trì sức khỏe. Thế nên bạn có thể áp dụng các cách phù hợp để thực hiện cho trẻ, hỗ trợ ổn định tâm lý.
Neurofeedback
Phương pháp Neurofeedback là kỹ thuật chữa bệnh trực tiếp trên não, sử dụng các sóng điện não, với mục đích là điều khiển ý thức hoạt động của người bệnh. Thế nên lúc này bạn sẽ kiểm soát được hành động của bé, giúp trẻ tương tác tốt hơn khi điều trị.
Trị liệu tế bào gốc
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ chính là do gen. Thế nên áp dụng các phương pháp để thay thế, sửa chữa những mô bệnh và tổn thương trong cơ thể sẽ giúp cho hệ thống gen được hoàn chỉnh hơn.
Hoạt động trị liệu
Hỗ trợ bé hoạt động, vận động có chủ đích như chơi các trò dành cho trẻ tự kỷ như vận động ngoài trời, đuổi bắt sẽ giúp cho bé tương tác tốt hơn. Hơn nữa thể lực cũng khỏe mạnh, hạn chế hành động vô thức, ngồi lầm lì.
2. Các phương pháp tâm lý giáo dục
Phương pháp TEACCH
TEACCH là phương pháp tiếp cận cuộc sống của trẻ, với mục tiêu giúp cho bé trang bị những điều cần thiết nhất. Cụ thể là đào tạo những kỹ năng, hướng dẫn và tư vấn cách chăm sóc trẻ tự kỷ cho bố mẹ.
Phương pháp PECS
PECS sẽ hỗ trợ trẻ có thể giao tiếp không lời, cho phép bé được lựa chọn các hình thức khác nhau mà chúng muốn. Ví dụ như khi đang có nhu cầu đi vệ sinh bé sẽ giơ biểu tượng vệ sinh và người chăm sóc sẽ hỗ trợ.
Phương pháp social story
Phương pháp này sử dụng những câu chuyện để dạy cho trẻ, điểm nhấn là các câu hỏi mang tính xã hội tương tác như xin phép, xin lỗi, xin chào… Điều này giúp cho trẻ linh hoạt hơn khi gặp phải các tình huống ở ngoài đời.
Phương pháp SI
Trẻ tự kỷ thường xuyên phản ứng chậm, các giác quan không nhạy bén cho nên phương pháp SI sẽ hỗ trợ rất tốt để phát triển 5 giác quan ở cơ thể. Ví dụ như cho bé vào phòng nghe nhạc hay địa điểm có ánh sáng, tối để rèn luyện thị giác.
Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”
Trẻ tự kỷ thường không giao tiếp cho dù là lời nói hay ngôn ngữ cơ thể, điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Do đó, bạn có thể áp dụng các trò chơi như trả lời câu hỏi, bán hàng, làm bác sĩ, đóng vai nhân vật… kích thích khả năng nói ở trẻ.
3. Lời khuyên dành cho cha mẹ khi chăm trẻ tự kỷ
1. Xuất phát từ tình yêu thương
Cách chăm sóc trẻ tự kỷ hiệu quả nhất chính là xuất phát từ tình yêu thương của bố mẹ. Bạn hãy luôn kiên nhẫn và dành tình yêu, thời gian để hướng dẫn con mình những điều chúng không thể làm, chơi các trò chơi kích thích tính năng động, tương tác ở bé.
2. Trang bị kiến thức về bệnh tự kỷ
Làm thế nào để chăm sóc trẻ tự kỷ? trước tiên bạn hãy là một chuyên gia để biết được trẻ tự kỷ muốn gì, cần gì và phải làm thế nào khi chúng có hành vi tiêu cực. Hãy chủ động tìm hiểu những thông tin, kiến thức để hỗ trợ cho bé yêu được tốt nhất.
3. Tập cách chấp nhận và chiến đấu với tự kỷ
Thay vì lo âu, thất vọng và buồn bã bạn hãy tập chấp nhận sự thật. Từ đó tham khảo những thông tin, xin ý kiến từ chuyên gia để hỗ trợ bé yêu rèn luyện và hòa nhập tốt hơn.
4. Cần kiên trì, không nên từ bỏ
Bạn đừng bao giờ bỏ cuộc cũng như kết luận tương lai của con mình, bé còn một quãng đời phía trước và những tài năng có thể chưa được bộc lộ. Vậy nên cần phải kiên trì đi cùng con trên con đường gập ghềnh, vất vả này.
Trên đây đã giúp bạn có được những kiến thức, các phương pháp và lời khuyên trong cách chăm sóc trẻ tự kỷ. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để giúp con mình có cuộc sống khỏe mạnh và vui tươi hơn.