Nhiều bệnh nhân khi thấy dấu hiệu lo âu, hồi hộp,… thường đến chuyên khoa tim mạch thay vì nghĩ mình đang mắc chứng bệnh về tâm lý. Có thể nói các dấu hiệu stress rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về “căn bệnh của thời đại” này.

1. Các dấu hiệu stress về thể chất

1. Đau đầu thường xuyên

Lọ thuốc giảm nhức đầu là vật dụng không thể thiếu của bạn khi đi làm? Thực chất sự căng thẳng của não bộ có thể đến từ vấn đề bạn phải tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính và những rắc rối trong công việc thường ngày.

Stress khiến bản thân cảm thấy tuyệt vọng

Stress khiến bản thân cảm thấy tuyệt vọng

2. Luôn mệt mỏi, cạn năng lượng

Triệu chứng của stress phổ biến nhất là tình trạng cơ thể như bị rút cạn hết năng lượng. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và không có cảm hứng trong bất kỳ công việc nào.

3. Hay mắc bệnh

Stress ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều rắc rối cho hệ miễn dịch. Cơ thể và tâm trạng mệt mỏi dẫn đến bạn thường xuyên mắc các chứng bệnh từ cảm cúm thông thường đến một số bệnh nguy hiểm hơn như tim mạch, ung thư nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Bổ sung vitamin và thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe là điều cần thiết giúp bạn tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

4. Rụng tóc

Căng thẳng có thể dẫn tới tóc xơ, gãy rụng do khả năng tuần hoàn máu của cơ thể bị đình trệ. Ngoài giải quyết chứng rụng tóc từ bên trong, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc tóc, dưỡng tóc mềm mượt để cải thiện nhanh chất tóc từ bên ngoài.

Stress khiến vẻ ngoài tiều tụy, thiếu sức sống

Stress khiến vẻ ngoài tiều tụy, thiếu sức sống

5. Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trạng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự căng thẳng về tinh thần dẫn đến hội chứng đau bụng, đầy hơi hay tiêu chảy. Nguyên nhân là do stress làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn khiến cơ thể xuất hiện hiện tượng đầy hơi hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh nhân có thể gặp hiện tượng chuột rút thường xuyên và các căn bệnh về đường tiêu hóa.

6. Nổi mụn, phát ban

Dấu hiệu stress tiếp theo phải kể đến là sự xuống cấp nhanh chóng của làn da. Stress khiến cơ thể giải phóng ra nhiều hormone kích thích chất nhờn và các tuyến dầu trên da gây ra tình trạng mụn trứng cá. Bạn có thể cân nhắc chọn mua các loại máy xông mặt thải độc tố, làm sạch da để cải thiện tình hình hiện tại.

7. Trọng lượng thay đổi

Tăng giảm cân đột ngột không rõ nguyên do là một trong những dấu hiệu của stress thường thấy. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường không được chú ý.

8. Rối loạn nhịp tim

Tim đập nhanh, khó thở mặc dù không hoạt động mạnh là dấu hiệu stress thường bị nhầm lẫn với những chứng bệnh về tim mạch.

9. Hơi thở nặng nề, mệt nhọc

Rối loạn nhịp tim thường đi kèm với hơi thở nặng nề, mệt nhọc. Nhất là khi hoạt động mạnh hiện tượng này càng trở nên rõ ràng.

Người bệnh mất dần hứng thú với việc ăn uống

Người bệnh mất dần hứng thú với việc ăn uống

2. Các triệu chứng stress về về tinh thần

1. Mất ngủ thường xuyên

Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý có thể dẫn tới chu kỳ giấc ngủ bị biến động. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của stress bạn cần chú ý. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp bệnh nhân không hề mất ngủ mà ngược lại ngủ nhiều hơn. Dù ngủ nhiều hay mất ngủ, dấu hiệu này cũng đều khiến bệnh nhân mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.

2. Dễ xúc động hay cáu gắt không rõ nguyên nhân

Tâm trạng thất thường đôi khi nổi giận vô cớ chứng tỏ hormone trong cơ thể đang gặp vấn đề do stress quá mức. Nếu triệu chứng này xuất hiện liên tục có thể gây nguy cơ suy giảm trí nhớ hoặc gia tăng các triệu chứng rối loạn ám ảnh nghiêm trọng hơn.

3. Khó kiểm soát cảm xúc

Một trong những vấn đề thường xảy ra khi cơ thể có dấu hiệu stress là người bệnh rất khó kiểm soát cảm xúc. Bất kỳ vấn đề nào dù nhỏ hay lớn cũng dễ khiến họ bực bội và khó chịu.

Mất kiểm soát cảm xúc là dấu hiệu của stress

Mất kiểm soát cảm xúc là dấu hiệu của stress

4. Suy giảm trí nhớ

Chức năng não bộ sẽ suy giảm đáng kể sau những căng thẳng mà stress ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này. Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm đặc biệt giảm stress, tốt cho hệ thần kinh để cải thiện tình hình.

5. Khó tập trung suy nghĩ

Các chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, tập trung suy nghĩ của người bệnh. Họ mất dần đi sự tập trung thường thấy và đôi khi đưa ra những phán đoán sai lầm.

6. Luôn trong tâm trạng lo âu bồn chồn

Dấu hiệu stress tiếp theo là người bệnh luôn ở trong trạng thái lo âu, bồn chồn. Nếu ở cấp độ nhẹ, mỗi khi cảm thấy bản thân thiếu tập trung bạn có thể thưởng thức ngay một miếng socola đen để ổn định tâm trạng tốt nhất.

Mất ngủ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

Mất ngủ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

3. Các biểu hiện stress dựa trên hành vi

1. Ngại giao tiếp, khó thiết lập mối quan hệ mới

Một người hòa đồng, giỏi giao tiếp bỗng nhiên cảm thấy bối rối khi thiết lập mối quan hệ mới? Rất có thể họ đang mắc chứng tự ti, ngại giao tiếp mà hội chứng stress gây ra.

2. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Dấu hiệu thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Khi những tâm tư khó chia sẻ chất chứa quá nhiều khiến bản thân không thể chịu được nữa họ thường tìm đến rượu bia và chất kích thích. Đây là giải pháp tạm thời nhưng vô tình lại khiến căn bệnh này càng chuyển biến xấu hơn.

3. Không chăm sóc bản thân

Họ dành thời gian để buồn rầu, lo lắng nhiều hơn và dường như quên dần cách chăm sóc tốt nhất cho bản thân mình. Dấu hiệu này là tiền đề cho những biểu hiện chán ghét bản thân, mất đi ý niệm sống và dần có ham muốn chấm dứt cuộc đời sau này.

4. Hành vi tự tử hay làm hại bản thân

Dấu hiệu stress nguy hiểm nhất chính là người bệnh có ý nghĩ muốn tự tử và tự làm đau bản thân. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn này sẽ rất khó để điều trị. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải “sống chung với lũ” thời gian dài hoặc đến suốt cuộc đời bằng những đơn thuốc trị tâm bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Căng thẳng dẫn tới hành vi tự làm đau bản thân

Căng thẳng dẫn tới hành vi tự làm đau bản thân

4. Khi nào bạn cần trợ giúp từ người thân, bác sĩ?

Đừng đợi bệnh “hết thuốc chữa” mới đến gặp bác sĩ tâm lý! Cho đến nay vẫn rất nhiều người Việt không hề quan tâm đủ nhiều đến vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần.

Điều đó thể hiện ở việc rất ít cá nhân tuân thủ chương trình khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần do bộ Y tế kêu gọi. Điều này chính là nguyên nhân khiến hầu hết các căn bệnh hiểm nghèo đều được phát hiện khi ở giai đoạn cuối rất khó điều trị.

Đặc biệt với các chứng bệnh tâm lý, bạn càng cần phát hiện và điều trị kịp thời vì nó chuyển biến rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thói quen gặp chuyên gia tâm lý khi cảm thấy căng thẳng quá mức chưa có ở phần đông người Việt Nam.

Tuy nhiên, với tình trạng các vấn đề tâm bệnh đang ngày càng gia tăng, áp lực cuộc sống ngày càng đè nặng chúng ta nên quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân bằng cách tìm đến các dịch vụ tư vấn chuyên khoa tâm lý uy tín để điều trị bệnh sớm tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.