Khi nhắc đến tự kỷ, hầu hết chúng ta đều nghĩ đây là căn bệnh chỉ gặp ở trẻ em, nhưng sự thực là người trưởng thành vẫn có thể bị chứng bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bài trắc nghiệm tự kỷ người lớn để phát hiện sớm chứng bệnh này nhé.
1. Bài test trắc nghiệm tự kỷ người lớn của NHS
1. Nghiên cứu mới nhất của NHS
Khi nhắc đến tự kỷ, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng đây là căn bệnh của trẻ em. Nhưng theo công bố của NHS (Ủy ban Y tế quốc gia Anh) thì bệnh tự kỷ ở người lớn cũng giống như các chứng bệnh rối loạn tâm sinh lý khác, có thể là một căn bệnh mãn tính và tồn tại trong suốt cuộc đời người bệnh. Báo cáo của NHS đã thu hút được sự chú ý của quốc tế và khiến nhiều quốc gia giật mình vì có lẽ bệnh tự kỷ ở người lớn đã bị bỏ quên trong suốt một thời gian dài.
Theo báo cáo của NHS, tác động của bệnh tự kỷ càng về sau càng nghiêm trọng. Người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ thường có cảm giác cô độc, bị ám ảnh bởi suy nghĩ mình bị xã hội cô lập và đào thải.
Bằng cách thực hiện trắc nghiệm tự kỷ người lớn, kết quả mà NHS đưa ra khiến nhiều người giật mình vì có tới 1% người trưởng thành ở Anh mắc chứng bệnh tự kỷ. Số người lớn mắc chứng tự kỷ gần bằng với số trẻ em mắc chứng tự kỷ, và điều này cho thấy rằng bệnh tự kỷ ở người trưởng thành đã không có được sự quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh tự kỷ cao gấp 9 lần nữ giới, và tương đương với tỷ lệ giới tính ở trẻ em mắc bệnh tự kỷ, điều này cho thấy bệnh tự kỷ không mất đi mà vẫn tiếp tục tác động đến người bệnh khi trưởng thành. Ngoài ra, những người độc thân có tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người đã kết hôn.
Theo báo cáo của NHS, việc điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn cũng có nhiều hạn chế, dịch vụ y tế chưa mở rộng tới người lớn tự kỷ mà chỉ có dịch vụ chăm sóc những người rối loạn tâm thần.
2. Dấu hiệu tự kỷ người lớn chủ yếu
Có rất nhiều dấu hiệu của bệnh tự kỷ người lớn, chủ yếu là: Cảm thấy khó hiểu về suy nghĩ của người khác hoặc rất lo lắng về các tình huống xã hội. Cảm thấy khó khăn khi kết bạn hoặc rất thích ở một mình.
Có hành động quá thẳng thừng, thô lỗ hoặc có hành vi thiếu lịch sự với những người xa lạ. Cảm thấy khó khăn khi nói về cảm nhận hoặc cảm xúc của bản thân. Hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, không hiểu được những câu nói mỉa mai. Có những hành động giống nhau mỗi ngày và rất lo sợ nếu mọi việc thay đổi
3. Các dấu hiệu khác
Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu khác. Không hiểu các quy tắc xã hội. Tránh giao tiếp bằng mắt. Trở nên quá gần gũi với người khác, hoặc khó chịu khi có ai đó đến quá gần bạn hoặc có sự đụng chạm vào người bạn.
Nhận thấy những chi tiết nhỏ, âm thanh đặc trưng, mùi,... mà người khác thì không. Có hứng thú với những môn học hoặc những hoạt động nhất định. Trước khi thực hiện việc gì, họ đều lập kế hoạch cho mọi thứ một cách cẩn thận và kiểm soát chúng
Ngoài ra, những dấu hiệu tự kỷ có sự khác nhau nhất định giữa nam giới và nữ giới. Những người phụ nữ tự kỷ có thể im lặng hơn, che giấu cảm xúc của bản thân tốt hơn, và đối phó với những tình huống xã hội tốt hơn nam giới.
Nếu bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu trên đây và nghi ngờ mình có dấu hiệu tự kỷ, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để thực hiện khám sức khỏe chuyên sâu, test bệnh tự kỷ và có cách điều trị phù hợp.
2. Bài test sàng lọc tự kỷ WIRE
Tại Trung tâm nghiên cứu tự kỷ Cambridge, nhà tâm lý học Simon Baron-Cohen cùng các đồng nghiệp đã tạo ra bài test sàng lọc tự kỷ WIRE, như một thước đo đặc điểm tự kỷ ở người lớn. Theo kết quả thử nghiệm của bài trắc nghiệm tự kỷ người lớn này, 80% những người trên 32 điểm được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ hoặc một chứng rối loạn tâm thần nào đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bài test sàng lọc, chứ không phải là một phương tiện để chẩn đoán bệnh, vì thế nếu bạn thực hiện test và có số điểm từ 32 trở lên thì cũng đừng quá lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân nhé.
Bài test này gồm có 50 câu.
Nếu bạn trả lời hoàn toàn đồng ý (definitely agree) hoặc hơi đồng ý (slightly agree) ở những câu 2, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 13, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 33, 35, 39, 41 ,42, 43, 45, 46 thì bạn tính 1 điểm.
Nếu bạn trả lời hoàn toàn không đồng ý (definitely disagree) hoặc hơi không đồng ý (slightly disagree) ở những câu 1, 3, 8, 10, 11, 14, 15, 17, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 36, 37, 38, 40, 44, 47, 48, 49, 50 thì bạn tính 1 điểm.
Việc điều tra bệnh tự kỷ ở người lớn khó hơn nhiều so với trẻ em vì họ rất ít khi thể hiện hành vi của bản thân. Tuy nhiên, bài trắc nghiệm tự kỷ người lớn sẽ giúp việc phát hiện bệnh dễ dàng hơn và sự quan tâm của người thân, bạn bè cùng xã hội sẽ giúp họ có cuộc sống chất lượng hơn. Thường xuyên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời chữa trị sẽ giúp bạn và người thân có được sức khỏe tốt nhất.