Tăng động giảm chú ý là một trong những bệnh lý cực kỳ phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nhiều gia đình rất đau đầu trong việc tìm cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý đúng đắn ngay tại nhà. Tham khảo ngay những phương pháp hiệu quả trong bài viết sau để giúp trẻ sớm cải thiện bệnh này nhé.
1. Các phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý
1. Trị liệu bằng thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng
Hiện nay một số ông bố bà mẹ có suy nghĩ rằng việc bé bị tăng động là do bổ sung quá nhiều dưỡng chất rồi và không cần phải tác động đến chế độ ăn, dinh dưỡng hằng ngày nữa.
Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm,bởi theo các chuyên gia y tế đầu tiên để có thể chữa trị được cho những bé bị tăng động giảm chú ý chính là sử dụng liệu pháp thay đổi các chất dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày.
Bố mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu protein, tăng cường các loại carbohydrate phức hợp, bổ sung axit béo omega -3, cắt giảm các loại carbohydrate đơn,… Nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa đường và cafein…
Ngoài việc cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn mỗi ngày bạn cũng nên cho bé uống thêm các loại vitamin và khoáng chất được sản xuất đảm bảo chất lượng để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
2. Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành tốt công việc
Bạn nên tạo cho bé bị tăng động giảm chú ý một môi trường thật yên tĩnh để bé có thể hình thành được khả năng tập trung, đồng thời bạn phải tạo được sự chú ý cho bé khi giao tiếp hay thực hiện một hành động nào đó.
Bố mẹ hãy từ từ dạy cho bé khả năng quan sát, chú ý đến một đồ vật hay sự việc nào đó. Thông thường cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý này cần phải có sự kiên trì ở người dạy hoặc hướng dẫn. Chỉ cần bạn chỉ dạy cho bé từng bước nhỏ sẽ giúp bé có thể hình thành nên được những tư duy tốt nhất.
Việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để bé có thể học và hoàn thành tốt một công việc gì đó sẽ giúp bé nhận thức tốt hơn mọi thứ xung quanh cuộc sống mình. Bên cạnh đó gia đình và người thân cũng nên giúp bé lập ra thời gian biểu và nhắc nhở bé thực hiện chúng hằng ngày. Hành động này lặp đi lặp lại sẽ giúp bé hình thành nên những thói quen tốt hơn.
3. Liệu pháp hành vi nhận thức
Cha mẹ hay người thân xung quanh trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng cần phải nhận biết được những tình huống xung quanh hay những sự kiện khiến cho bé có vấn đề. Từ đó có thể tạo được một môi trường tốt nhất, đồng thời giải thích cho bé hiểu được những việc mà bé cần phải làm.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh, người thân cũng nên hướng dẫn, lâu lâu nhắc nhở và kiểm tra bé trong suốt quá trình học tập và thực hiện công việc. Khi bé có hành vi tốt bạn nên khích lệ hay khen thưởng cho bé. Còn khi bé mắc lỗi thì bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé và tránh tình trạng la mắng bé.
4. Trị liệu tâm lý
Một kinh nghiệm dạy con tăng động giảm chú ý khác mà bạn cũng nên biết đó chính là sử dụng trị liệu tâm lý. Theo đó, bạn hãy hướng bé chú ý đến những bài học tốt, tạo tâm lý ham học hỏi tìm hiểu từ đó dẫn đến hành vi của bé được phù hợp và tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa những chú ý không tốt, làm bé có những suy nghĩ và hành động xấu dễ ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của bé sau này.
5. Liệu pháp giáo dục và kỹ năng xã hội
Với liệu pháp giáo dục và kỹ năng xã hội sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng và cuộc sống xung quanh mình hơn. Bên cạnh đó chính xã hội cũng sẽ giúp bé hoàn thiện tư duy và nhận thức để có thể thay đổi suy nghĩ và hành vi của bản thân mình.
6. Dạy cho trẻ vận động tập thể dục
Các bài tập vận động, thể dục hằng ngày cũng có thể giúp trẻ lập được một kế hoạch vận động phù hợp nhất. Từ đó, trẻ có thể làm chủ vận động của mình cũng như trương lực cơ, hơn nữa một số bài tập thể dục còn giúp tăng sự tập trung chú ý ở bé rất tốt.
7. Phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý thông qua trò chơi
Các trò chơi phù hợp với lứa tuổi của bé sẽ giúp bé được giải tỏa căng thẳng, luyện tập được khả năng kiên trì đồng thời học được cách tổ chức cũng như ứng xử với bạn bè xung quanh mình khi chơi …
2. Kinh nghiệm dạy trẻ tăng động giảm chú ý
1. Khen ngợi và khuyến khích trẻ làm tốt hơn
Trong quá trình dạy cho những bé bị tăng động giảm chú ý thì bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề khen ngợi và khuyến khích trẻ kịp thời khi bé làm đúng và có những thay đổi tích cực. Đơn giản đó chỉ là lời khen đầy tính khích lệ hay bạn có thể thưởng cho bé đồ chơi mới, ngộ nghĩnh, dễ thương,... cũng đủ giúp bé có thêm nhiều động lực trong những lần sau hơn.
2. Lập thời gian biểu khoa học cho trẻ
Việc dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào là đúng còn phù thuộc vào cách dạy của bạn có thực sự đúng cách và khoa học hay không? Bạn phải đảm bảo rằng trong quá trình dạy bé bạn phải tập cho bé khả năng lập được thời gian biểu một cách khoa học và thực hiện mọi thứ theo thời gian biểu đó.
3. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Bạn phải đảm bảo cho bé ngủ đúng giấc, đúng thời gian để trí não của bé đi vào guồng hoạt động và được nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất có thể.
4. Hình thức phạt, phê bình khéo léo các hành động xấu
Khi bé làm sai điều gì bạn không nên la mắng liền mà phải biết cách phê bình, chỉ dẫn hay hướng dẫn bé làm lại. Còn trong những trường hợp cần thiết bạn phải có những hình thức phạt hay phê bình khéo léo với những hành động xấu. Điều này sẽ giúp bé có một tư duy và suy nghĩ theo chiều hướng làm điều tốt hơn.
5. Chia nhỏ nhiệm vụ
Với một công việc hay hành động nào đó dành cho bé, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra để bé có thể hoàn thành từng bước một. Điều này sẽ giúp bé được dễ dàng tập trung vào hành động, công việc đó hơn.
6. Tạo không gian riêng tư cho trẻ
Việc bé có được một không gian riêng yên tĩnh cũng là điều quan trọng trong suốt quá trình dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Điều này sẽ giúp bé có môi trường học tập cũng như tập trung tốt hơn.
7. Giải thích cặn kẽ các yêu cầu của bạn
Khi bạn dạy cho bé làm một hành động hay yêu cầu nào đó thì bạn nên giải thích cặn kẽ để bé nắm bắt thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất.
8. Để cho trẻ tự do suy nghĩ
Trong quá trình dạy cho trẻ bị tăng động giảm chú ý bạn cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tự do suy nghĩ một cách tốt nhất. Như vậy sẽ giúp bé hình thành nên khả năng tự lập, tư duy logic một cách tốt hơn.
Với các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý đúng đắn nhất trên đây bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp trẻ có thể phát triển trí tuệ một cách bình thường nhất. Nếu trong trường hợp bé bị tăng động giảm chú ý mức độ nặng thì bạn nên đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa tâm lý uy tín để có được sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ cùng lộ trình điều trị phù hợp, hiệu quả.