Bạn thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng và stress? Bạn không biết được mức độ stress như thế nào? Bảng câu hỏi dưới đây mà đã tổng hợp lại sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ stress đang ở tình trạng nặng hay nhẹ. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Trả lời bảng câu hỏi kiểm tra mức độ stress của bạn
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo âu, mệt mỏi, khó ngủ và nghi ngờ mình có những dấu hiệu biểu hiện của bệnh trầm cảm, stress ? Đừng ngại ngần hãy tham khảo ngay 21 câu hỏi kiểm tra mức độ stress của mình sau đây. Sau khi trả lời xong 21 câu hỏi dưới đây, bạn hãy note vào một tờ giấy hay điện thoại từng mức điểm cho câu trả lời đó.
1 câu hỏi sẽ bao gồm 4 thang điểm (từ 0 điểm đến 3 điểm). Theo đó, 0 điểm là không đúng với biểu hiện của bản thân. 1 điểm là chỉ đúng 1 phần, hoặc thi thoảng mới đúng. 2 điểm là đúng nhiều, phần lớn là đúng. 3 điểm là hoàn toàn đúng. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ stress bao gồm 21 câu hỏi sau.
Câu hỏi 1: Tôi cảm thấy khó thoải mái.
Câu hỏi 2: Tôi thường xuyên bị khô miệng.
Câu hỏi 3: Tôi hầu như không có chút cảm xúc tích cực, lạc quan nào.
Câu hỏi 4: Tôi thường xuyên bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, thở nhanh…).
Câu hỏi 5: Tôi hay bị ra mồ hôi tay chân, mồ hôi ở cơ thể…
Câu hỏi 6: Tôi cảm thấy rất khó bắt tay vào làm 1 việc gì đó.
Câu hỏi 7: Tôi thường phản ứng thái quá với các tình huống trong cuộc sống.
Câu hỏi 8: Tôi thấy mình hay suy nghĩ quá nhiều.
Câu hỏi 9: Tôi luôn cảm thấy lo lắng mình đang trở thành trò cười cho người khác.
Câu hỏi 10: Tôi thấy bản thân rất dễ bị kích động trước mọi tình huống.
Câu hỏi 11: Tôi cảm thấy khó có thể thư giãn.
Câu hỏi 12: Tôi thấy chán nản và hay tuyệt vọng.
Câu hỏi 13: Tôi cảm thấy chẳng có hi vọng về bất cứ chuyện gì.
Câu hỏi 14: Tôi không cảm thấy hài lòng khi có việc gì xen vào công việc của mình.
Câu hỏi 15: Tôi thấy hoảng loạn trước mọi tình huống.
Câu hỏi 16: Tôi không cảm thấy hứng thú với mọi công việc.
Câu hỏi 17: Tôi thấy mình không xứng đáng được làm người.
Câu hỏi 18: Tôi thấy mình dễ bị tự ái, dễ bị phật ý.
Câu hỏi 19: Tôi nghe rõ nhịp tim của mình dù không làm việc gì.
Câu hỏi 20: Tôi thấy lo sợ vô cớ. Câu hỏi 21: Tôi thấy cuộc sống ngày càng nhàm chán và vô nghĩa.
2. Thang đánh giá Stress dựa trên kết quả của bạn
Thang đánh giá stress hay còn gọi là thang điểm DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale) sẽ giúp bạn chẩn đoán chính và kiểm tra mức độ stress của mình đang ở nặng hay nhẹ. Cách tính điểm stress được tính bằng cách cộng tất cả các điểm từng câu hỏi lại rồi nhân hệ số 2.
Ví dụ, điểm trả lời hết 21 câu hỏi trên của bạn là 21 điểm, đem nhân với hệ số 2 sẽ ra tổng điểm là 42. Sau đó, bạn đối chiếu với các mức độ sau là ra tình trạng stress hiện tại của mình. Thang điểm đánh giá mức độ stress như sau.
Ở mức độ bình thường sẽ từ 0 đến 14 điểm. Ở mức độ nhẹ từ 15 đến 18 điểm. Mức độ vừa từ 19 đến 25 điểm. Mức độ nặng từ 26 đến 33 điểm. Và cuối cùng ở mức độ rất nặng từ 34 điểm trở lên.
3. Bài test mức độ stress khác
Ngoài cách kiểm tra mức độ stress của mình thông qua 21 câu hỏi trên, bạn có thể thực hiện 1 bài test đánh giá mức độ stress khác. Bạn hãy dành 10 giây để nhìn lần lượt vào 2 bức hình dưới đây. Sau đó cùng kiểm tra xem mình có đang bị stress hay không.
Với bức hình đầu tiên này, nếu khi nhìn vào bạn thấy các hình tròn vẫn đứng yên thì tinh thần của bạn rất thoải mái. Nếu bạn thấy những luồng chuyển động chậm, chứng tỏ bạn đã bị stress ở mức độ nhẹ. Nặng hơn, nếu các hình ảnh này chuyển động nhanh, liên tục thì bạn đang ở mức stress báo động.
Trong hình thứ hai này, nếu bạn cảm thấy những hình tròn đang chuyển động cùng theo chiều của kim đồng hồ thì mức độ stress của bạn ở mức thấp. Bạn hãy tiếp tục giữ vững tinh thần thoải mái bằng cách đăng ký tham gia các lớp học yoga thư giãn tinh thần và tránh ảnh hưởng những điều tiêu cực trong cuộc sống.
Nếu bạn cảm nhận những hình tròn đang chuyển động theo chiều ngược lại kim đồng hồ rất có khả năng mức độ stress đang tương đối. Lúc này, cách tốt nhất bên nên dành ra 10 đến 15 phút mỗi ngày để hít thở sâu. Đồng thời việc bổ sung thêm những loại thực phẩm giải tỏa căng thẳng, stress như: hàu, cá hồi, cherry, lựu, salad rau củ quả… sẽ rất tốt.
Cuối cùng nếu nhìn hình thứ 2 này, bạn cảm thấy các hình tròn không chuyển động mà đứng nguyên thì mức độ stress của bạn tương đối cao. Do đó, bạn nên thận trọng và đừng để những áp lực công việc, cuộc sống làm bản thân thấy mệt mỏi, căng thẳng. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ tâm thần để tránh bệnh tái phát nặng hơn.
Để chủ động phòng bệnh, ngoài việc rèn luyện tư duy tích cực, lạc quan, một chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả tươi ngon tốt cho sức khỏe, bạn nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ. Việc thực hiện các bài kiểm tra, xét nghiệm chuyên khoa tâm lý ở các bệnh viện khám sức khỏe uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời.