Làm thế nào tôi biết mình đang bị chứng rối loạn lo âu? Đó là khi tôi mải mê ghi chép vào một cuốn sách sắp xuất bản của Erica Feldmann có tên HAUSMAGICK: Transform Your Home With Witchcraft (tạm dịch NGÔI NHÀ KỲ DIỆU: Biến đổi ngôi nhà của bạn với cây gậy ma thuật)
Năm 2018 là một năm không mấy tươi đẹp, chồng tôi đã ra đi, có lẽ cả nước cộng hòa này nữa. Năm 2019 có vẻ sẽ tốt hơn nếu tôi mua vài thứ thanh lọc ngôi nhà mình, như đồ pha lê, que xô thơm và - muối chăng? Rõ ràng, tôi có thể rắc muối xung quanh nhà nếu có ai đó đến và mang theo toàn những điều không may mắn.. Nếu sau này, thấy tôi rắc muối như thế, hãy tự hiểu là bạn đã cư xử không tốt đẹp gì.
Nếu quá lo lắng, tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết mình không cô đơn. Cho dù đó là tình hình chính trị quốc gia, những phiền nhiễu đầy lộn xộn trong cuộc sống hàng ngày hay cảm giác phi lý mà loài người cần tìm đến cốt truyện khoa học viễn tưởng mới hiểu được, chúng ta dường như đang chìm trong những cơn hoảng loạn. Kierkegaard lập luận rằng sự lo lắng là “cơn choáng váng của tự do”, đó là sự tê liệt đến từ những lựa chọn và khả năng vô hạn. Đó là câu chuyện của năm 1844. Trong bối cảnh hiện nay, những suy nghĩ đó vẫn rất đúng.
Tuy vậy, vẫn có một tín hiệu đáng mừng rằng: có nhiều, rất nhiều cuốn sách viết về tình trạng căng thẳng của con người. Ngoài những cuốn sách không đầy đủ có thể khiến bạn lo lắng, băn khoăn hơn, đây chính là ba cuốn sách sẽ mang lại hiệu quả.
Gần đây, một người bạn nói với tôi rằng anh ta đã đạt được cái gọi là “vidpoint” - khoảnh khắc bạn nhận ra rằng bạn lưu phim trên DVR còn nhiều hơn là dành thời gian để sống. Tôi đã nghĩ về người bạn đó khi đọc Matt Haig, NOTES ON A NERVOUS PLANET (LỜI NHẮC VỀ HÀNH TINH LO LẮNG) (Penguin, sách giấy, 16$), cuốn sách tiếp tục hành trình của Reasons to Stay Alive (tạm dịch Lý do để tiếp tục sống) với những bất ổn ở thế giới thứ nhất có thể tóm tắt qua một thứ mà TS Eliot quan sát thấy trong Four Quartets (Tạm dịch Bốn khúc Tứ tấu): Chúng ta bị phân tâm khỏi sự xao lãng bằng trạng thái mất tập trung. Với cuốn sách này, ta không thể vội vàng đọc vài trang cùng một lúc. Haig nhắc đến những lo lắng của con người: sợ tuổi già, sợ nghèo đói, sợ xấu, thất bại Mỗi ngày, mỗi phút, chúng ta lại mê mẩn ngắm nhìn những người xinh đẹp hơn, giàu có hơn và vui vẻ hơn. Rồi những tin tức bủa vây càng kéo dài những cơn ác mộng của ta mỗi đêm.
Vì thế, ta hãy đơn giản tắt hết chúng đi, đứng lên ra ngoài hít thở không khí trong lành. Thói quen thư giãn như vậy không còn mới lạ nữa, và Haig chỉ đề cập nhưng không giải thích một cách khoa học rằng tại sao ta cứ nhìn trân trân lên bầu trời hay đó chỉ đơn giản là liều thuốc tự nhiên cho sức khỏe tinh thần mỗi người. Nhưng tác giả lại chia sẻ về những điều đó theo một cách đáng nhớ khác. (Xin chào. Tôi là bãi biển. Tôi đã ở đây hàng triệu năm. Tôi đã ở đây vào buổi bình minh của cuộc đời. Và tôi phải nói với bạn điều gì đó. Tôi hoàn toàn không quan tâm cân nặng, hình thể của bạn. Tôi không biết gì cả.) Và anh ấy khuyên tôi nên nghĩ đến việc may vá bộ gối mẫu, rồi tặng cho những đứa con trai tuổi teen của tôi một lời khuyên: “Đừng cố tỏ ra lạnh lùng làm gì. Đừng bao giờ bận tâm những người ngầu hay lạnh lùng sẽ nghĩ gì. Hãy suy nghĩ về những người ấm áp. Cuộc sống là phải ấm áp. Còn mặt lạnh thì chỉ có người chết thôi.”
Lần cuối cùng tôi lướt Twitter của Haig, anh ấy đăng bài bảy lần trong hai giờ. Có lẽ vẫn còn muốn đăng tiếp.
“Lo lắng” là một thuật ngữ nhẹ nhàng đối với bệnh lý sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Trên thực tế, rối loạn lo âu ở nhiều mức độ khác nhau là một trong những bệnh lý tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 20% người trưởng thành. Trong cuốn How not to fall apart (Để mọi việc không trở nên tồi tệ): Những bài học kinh nghiệm trên con đường từ tự ngược đãi bản thân (Self-Harm) đến tự chăm sóc bản thân (Self-Care) (TarcherPerigee, bìa giấy, $16), tác giả Maggy Van Eijk đã bắt đầu với một thông điệp đầy hy vọng: Dù bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe tâm thần, bạn vẫn có thể học cách đương đầu với nó. Van Eijk, một biên tập viên phương tiện truyền thông xã hội BBC, có tiền sử lo lắng nghiêm trọng và rối loạn nhân cách ranh giới; cánh tay của cô chi chít những vết sẹo suốt nhiều năm. Cô cũng có nhiều chuyện rất buồn cười. Đây là một phần lịch trình mỗi ngày đầy lo lắng của cô: Thức dậy vào giữa đêm để nhớ lại điều mình đã nói năm năm trước thật là thô lỗ. Và cứ thế cô đắm chìm trong những ký ức cũ đó cho đến khi trời sáng. Ngâm mình vào bồn tắm, cố gắng thư giãn nhưng lại tưởng tượng nó như một cỗ quan tài mở chứa đầy chất bẩn từ chính mình. Khi nhìn thấy một đống quần áo trong bóng tối, tưởng tượng rằng nó là một con báo khổng lồ, rồi lại lo lắng… “Nếu đó là một con báo thì sao?”
Cuốn sách của Van Eijk xoay quanh những thách thức trong cuộc sống, và nhắc nhở những điều nên ghi nhớ nếu chúng có xảy ra với bạn, một người mắc bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Sách giải thích về hội chứng tự ngược đãi bản thân rất cảm động và nó giúp độc giả hiểu tại sao một người lại làm như vậy với chính mình. Trong số những lý do khiến cô chưa tự ngược đãi chính mình, cô viết, đó là vì “tôi đã nghe những bài hát của ban nhạc My Chemical Romance cả ngày”, chứ không để những cảm giác tức giận “bám lấy” khi buồn hay cảm thấy mọi người “không ai lắng nghe mình, không có nơi nào cho mình lên tiếng nữa”. Đây là một người phụ nữ, sau khi chia tay, đã phải điều trị bỏng vì cứ không ngừng châm xì gà vào tay mình. Và lý do khiến cô ấy làm những việc kỳ quặc hóa ra không hề kỳ quặc chút nào Danh sách của cô, nhắc nhở chúng ta, đó là một gắn kết trực tiếp đến tương lai. Và nếu bạn có suy nghĩ sẽ chấm dứt hiện tại, xóa bỏ tương lai của mình, thì ít nhất những danh sách này có thể khiến bạn tạm thời tránh xa quyết định tồi tệ đó.
Nếu tôi gặp những người trưởng thành từng hủy hoại bản thân, một người đau đớn thực sự, thì đây có lẽ là cuốn sách tôi sẽ đưa cho người đó.
Giống như nhiều người gần đây phải trải qua mất mát, tôi có xu hướng ngồi bật dậy lúc 3 giờ sáng, tim đập thình thịch, với một suy nghĩ ám ảnh: Bây giờ phải làm thế nào? Đó là lý do tại sao tôi nhận ra cuốn ANXIETY: The Missing Stage of Grief (RỐI LOẠN LO ÂU: Giai đoạn khuyết thiếu của đau buồn) tác giả Claire Bidwell (Smith Da Capo, $26) vừa nhẹ nhàng vừa nhiều thông tin. Khi Smith mới 14 tuổi và là con một, cả bố và mẹ đều bị ung thư. Không được dưỡng dục đầy đủ trong suốt cuộc đời bị lo lắng bủa vây, tôi cũng không biết hoàn cảnh đó sẽ thế nào.
Trải qua nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ đã đưa Smith đến với công việc chăm sóc và trị liệu tinh thần cho bệnh nhân trong những ngày cuối của cuộc đời.. “Không ai từng nói với tôi rằng đau buồn cũng như sợ hãi”, Tác giả C. S. Lewis đã viết trong cuốn “A Grief Observed” (tạm dịch Chiêm nghiệm nỗi đau), và cá nhân Smith hiểu điều này một cách sâu sắc. Cô ấy học mọi cách để đối phó với sự lo lắng, bất kể phương pháp đó có nguồn gốc như thế nào. Có thể đó là cảm giác tội lỗi khi nhớ lại những điều mình đã làm với người thân yêu đang hấp hối; có lẽ đó là sự cô đơn; hoặc có thể, như thường thấy trong các trường hợp hoảng loạn toàn diện, bạn tự ám ảnh rằng mình sẽ là người ra đi tiếp theo. Những điều Smith nói đặc biệt hữu ích cho những người bị hoảng loạn. Một khi bạn biết rằng mình sẽ không chết, cô ấy sẽ chỉ cho bạn cách bình thường hóa cảm xúc hoảng loạn của mình và nhìn nhận nó một cách hiếu kỳ chứ không phải như những cuộc khủng bố. Và đó như một lời nhắc nhở rằng xã hội Mỹ không tôn vinh sự đau buồn. Trong nhiều nền văn hóa khác, cô giải thích, trích lời của một đồng nghiệp, bạn có “sáu hoặc 12 tháng đau buồn mà thế giới không thể mong đợi nhiều ở bạn.” Xin một ai đó hãy cho tôi vượt qua một năm thôi.
Chắc chắn đọc một hoặc ba cuốn sách này chẳng mang đến cho bạn câu trả lời, và không có cuốn sách nào nhấn mạnh, hoặc thậm chí thảo luận về liều thuốc trợ giúp cả. Suy nghĩ của riêng tôi để đương đầu với trạng thái rối loạn lo âu nghiêm trọng ư? Bạn hãy đến gặp bác sĩ điều trị tâm lý chuyên nghiệp. Và sau đó, sống một cuộc sống khiêm nhường hơn, luôn luôn hướng đến con đường mới: A DRINKABLE FEAST: A Cocktail Companion to 1920s Paris (TarcherPerigee, $ 18) (Tạm dịch: BỮA TIỆC COCKTAIL TUYỆT VỜI: Hương vị cocktail đồng hành trở về Paris thập kỷ 1920, của tác giả Philip Greene. Tôi vẫn chưa thử một ly Monkey Gland hay Scoff-Law nào, nhưng tôi đã bình tĩnh hơn sau khi uống ba ly rượu vang vin blanc. Thật tuyệt, đó cũng là món khoái khẩu của Henry Miller. Hãy uống bốn ounce rượu vang trắng ướp lạnh, một ounce crème de ceneer ướp lạnh, dùng trái cây màu đỏ để trang trí. Và bây giờ, thở nhịp nhàng.