Các phương pháp trị liệu tâm lý (liệu pháp trò chuyện) có thể giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ và cải thiện kỹ năng để đối phó với những căng thẳng và xung đột xảy ra trong cuộc sống. Các liệu pháp tâm lý cũng có thể giúp duy trì sức khỏe nhờ xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi có hại.

Có một số loại phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả cho bệnh trầm cảm, cũng như các phương án cung cấp điều trị khác nhau. Một số người muốn làm việc trực tiếp với một chuyên gia, trong khi những người khác được điều trị hiệu quả từ môi trường nhóm. Hiện nay cũng có sẵn các chương trình trực tuyến, hoặc trị liệu điện tử với số lượng ngày càng tăng.

1. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)

CBT là phương pháp điều trị tâm lý có cấu trúc, nhận ra cách thức chúng ta suy nghĩ (nhận thức) và hành động (hành vi) ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận. CBT là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả nhất và được chứng minh là hữu ích cho nhiều lứa tuổi, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già.

CBT liên quan đến việc hợp tác với một chuyên gia (nhà trị liệu) để xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi khiến bạn dễ bị trầm cảm hoặc ngăn bạn chuyển biến tốt hơn khi bạn bị trầm cảm.

Liệu pháp này nhằm mục đích thay đổi suy nghĩ và hành vi của bạn bằng cách dạy bạn suy nghĩ hợp lý về những khó khăn thường gặp, giúp bạn chuyển những kiểu tư duy và phản ứng tiêu cực hoặc không có ích thành một cách tiếp cận giải quyết vấn đề thực tế và tích cực hơn.

CBT cũng rất phù hợp để được cung cấp dưới hình thức điện tử (thường được gọi là liệu pháp điện tử).

CBT là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả nhất

CBT là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả nhất

2. Trị liệu qua mối quan hệ cá nhân (IPT)

IPT là liệu pháp tâm lý có cấu trúc, tập trung vào các vấn đề xảy ra trong các mối quan hệ cá nhân và các kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề này. IPT dựa trên ý tưởng rằng các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến người bị trầm cảm và thậm chí có thể góp phần tạo nên nguyên nhân gây trầm cảm.

IPT giúp bạn nhận ra các mẫu hình trong các mối quan hệ của bạn mà khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn. Bằng cách xác định các mẫu hình này có nghĩa là bạn có thể tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ, đối phó với nỗi đau buồn và tìm ra những cách thức mới để hòa hợp với người khác.

IPT là liệu pháp tâm lý tập trung vào các vấn đề xảy ra trong các mối quan hệ cá nhân

IPT là liệu pháp tâm lý tập trung vào các vấn đề xảy ra trong các mối quan hệ cá nhân

3. Liệu pháp hành vi

Mặc dù liệu pháp hành vi là một thành phần chính của liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT), nhưng không giống như CBT, liệu pháp hành vi không cố gắng thay đổi niềm tin và thái độ. Thay vào đó, liệu pháp này tập trung vào việc khuyến khích thực hiện các hoạt động bổ ích, dễ chịu hoặc thỏa mãn nhu cầu, nhằm đảo ngược các kiểu mẫu hành vi né tránh, thu mình và không hoạt động khiến bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn.

Liệu pháp hành vi không cố gắng thay đổi niềm tin và thái độ

Liệu pháp hành vi không cố gắng thay đổi niềm tin và thái độ

4. Liệu pháp Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBCT)

MBCT thường được cung cấp theo nhóm bệnh nhân và liên quan đến phương pháp thiền gọi là 'thiền chính niệm'. Liệu pháp này dạy bạn tập trung vào thời điểm hiện tại – chỉ cần chú ý đến bất cứ điều gì bạn đang trải qua, dù điều đó dễ chịu hay khó chịu – mà không cố gắng thay đổi nó. Trước tiên, phương pháp này được sử dụng để tập trung vào xung lực (như việc thở), nhưng sau đó chuyển sang cảm giác và suy nghĩ.

MBCT có thể giúp ngăn không để tâm trí của bạn lang thang vào những suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ, và tránh những suy nghĩ và cảm giác khó chịu. Liệu pháp này được cho là hữu ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm tái phát vì liệu pháp này khuyến khích bạn sớm nhận thức về cảm giác buồn bã và suy nghĩ tiêu cực trước khi khắc phục. Do đó, bạn có thể giải quyết các dấu hiệu cảnh báo trầm cảm sớm hơn và hiệu quả hơn.

Liệu pháp chính niệm nhận thức (MBCT) theo nhóm

Liệu pháp chính niệm nhận thức (MBCT) theo nhóm

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ chọn cho mình cũng như liệu pháp điều trị tâm lý phù hợp để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh đáng sợ này