Stress là tình trạng căng thẳng mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về các giai đoạn của stress, những giai đoạn khủng hoảng tâm lý khi bị stress.
1. Stress là gì?
Stress được hiểu là một phản ứng, biểu hiện của cơ thể trước một yêu cầu hoặc áp lực hay yếu tố nào đó tác động đe dọa tới sự tồn tại của con người về thể chất và tinh thần. Khi bị stress - căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra những hormone có tác dụng cung cấp một năng lượng cho các cơ, làm cho nhịp tim tăng lên, hơi thở cũng vì thế trở nên nhanh hơn (phản ứng chống lại sự căng thẳng).
2. Stress ảnh hưởng tác động đến bạn như thế nào
1. Về cuộc sống, các mối quan hệ
Khi bị stress người bệnh sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là việc duy trì các mối quan hệ. Nguyên nhân của điều này do những người bị stress sẽ thường bị rối loạn cảm xúc, khó kiểm soát được hành vi. Chính vì điều này mà đôi khi họ có những hành động vượt qua khả năng kiểm soát của bản thân, gây tổn thương cho những người xung quanh.
2. Về tâm lý
Stress gây ra những tác hại xấu cho tâm lý. Những người bị stress đều gặp vấn đề khủng hoảng tâm lý, rối loạn cảm xúc. Tùy vào các cấp độ của stress nếu bị stress nhẹ sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, dễ cáu gắt. Còn trường hợp bị stress nặng, kéo dài thì người bệnh có nguy cơ cao bị trầm cảm, dẫn tới những hành vi tự gây hại cho bản thân.
3. Về công việc
Stress khiến tinh thần uể oải, khó tập trung vào công việc. Chính vì điều này mà những người bị stress sẽ dễ có tâm lý chán nản, muốn bỏ việc, hiệu suất công việc cũng không cao.
4. Về sức khỏe
Tác hại nghiêm trọng của stress đó là khiến cho người bệnh có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm. Khi bị stress, những cơ quan trong cơ thể như tim mạch, dạ dày, hệ thần kinh,... đều bị ảnh hưởng xấu. Stress cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất ngủ, từ đó làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi.
3. Các giai đoạn của stress diễn ra như thế nào
1. Giai đoạn cảnh báo
Trong các giai đoạn khủng hoảng tâm lý thì giai đoạn cảnh báo chính là giai đoạn đầu tiên. Đây là giai đoạn mà cơ thể có những phản ứng sốc do cơ thể chưa có sự chuẩn bị cho tình huống xảy ra.
Trạng thái sốc này khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương. Thường thì giai đoạn này sẽ kéo dài từ vài phút đến 24 giờ. Nếu như tình trạng sốc không dẫn tới cái chết thì sau đó cơ thể sẽ tự cân bằng trở lại và có phương pháp tự vệ để bảo vệ bản thân (hành vi tháo chạy, né tránh hoàn cảnh,...)
2. Giai đoạn kháng cự
Ở giai đoạn stress này cơ thể sẽ cố gắng khôi phục lại các chức năng như bình thường, cố gắng huy động các nguồn dự trữ để có thể thiết lập được một trạng thái cân bằng mới.
Trong giai đoạn này vẫn còn có sự gia tăng của nồng độ hormone căng thẳng được lưu thông trong máu, có thể tàn phá, ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
3. Giai đoạn thích nghi
Ở giai đoạn thích nghi, mức độ căng thẳng sẽ bắt đầu ổn định và cơ thể học cách thích nghi theo sự căng thẳng đó. Điều này nghĩa là bạn sẽ có những triệu chứng như mất ngủ, tăng giảm cân nặng thất thường và khó có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Thích nghi không phải là một giải pháp điều trị stress. Giai đoạn thích nghi này là một kết quả không ai muốn. Vì vậy nhiệm vụ của bạn là nên cố gắng để tránh sự thích nghi này bằng mọi cách.
4. Giai đoạn phục hồi
Khi bạn ở giai đoạn bắt đầu phục hồi, cơ thể bạn sẽ làm việc và cố gắng hết sức để có thể đưa hệ thống bên trong trở về mức ban đầu.
Tuy nhiên, để có thể phục hồi thì bạn cần phải nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc và giảm bớt áp lực công việc.
5. Giai đoạn kiệt sức
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của stress mà giai đoạn này đến sớm hay muộn. Khi một người chống lại sự căng thẳng trong thời gian quá lâu thì người đó sẽ kiệt sức. Tại thời điểm kiệt sức này, cơ thể không còn tài nguyên và không thể xử lý được các yếu tố gây ra căng thẳng.
Những căn bệnh như lo lắng, trầm cảm, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tự miễn, béo phì, bệnh tiểu đường và thậm chí là căn bệnh ung thư chính là những hậu quả do stress gây ra. Giai đoạn kiệt sức cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn của stress.
4. Làm sao để đối phó với stress
Khi bị stress, cách để giảm stress hiệu quả chính là thói quen suy nghĩ tích cực. Thay vì suy nghĩ bi quan, tiêu cực khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể không còn sức chiến đầu thì việc áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý cải thiện sức khỏe tinh thần, cảm xúc sẽ là liều thuốc để bạn vượt qua được những khủng hoảng.
1. Giải tỏa căng thẳng
Khi bị stress, bạn nên học cách giải tỏa căng thẳng như đọc sách, nghe nhạc, ra ngoài, đi mua sắm, đặt tour du lịch yêu thích,... Việc thực hiện các việc này sẽ giúp cơ thể được hoạt động lành mạnh, tinh thần cũng được thư giãn.
2. Tập thể dục
Đi bộ, tham gia lớp tập yoga hay bất kỳ hình thức vận động nào đều có ích trong việc giúp cơ thể giải quyết căng thẳng. Những bài tập này có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh, có sức khỏe để chống lại những ảnh hưởng xấu do stress gây ra. Ngoài ra khi tập thể dục thì cơ thể còn phóng những endorphin có tác dụng tạo sự hưng phấn, mang đến năng lượng tích cực.
3. Ăn ngon, và ngủ đủ giấc
Giống như việc tập thể dục, những thực phẩm giúp ngủ ngon sâu giấc sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, luôn ở trong trạng thái tốt nhất để có thể xử lý căng thẳng khi gặp phải. Ngủ không đủ giấc hoặc thiếu thức ăn (hoặc dư thừa thức ăn) đều khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khập khiễng và dễ cáu kỉnh.
4. Tránh dùng chất kích thích, thuốc giảm đau
Để giảm căng thẳng thì những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay thuốc giảm đau đều nên hạn chế, tốt nhất là nên tránh xa.
Nguyên nhân của điều này đó là những chất kích thích thuốc giảm đau ngoài khả năng gây hại cho sức khỏe thì chúng còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người dùng dễ bị căng thẳng.
Tuy việc sử dụng chất kích thích có thể giúp cơ thể giảm stress, giải tỏa căng thẳng ngay lập tức nhưng caffeine và nicotine khi dùng thường xuyên còn làm tăng sự lo lắng và căng thẳng theo cấp số nhân.
5. Nói chuyện với ai đó
Khi bị căng thẳng, bạn có thể nói chuyện với bạn bè, người thân hay gặp các bác sĩ, chuyên gia để nhận được những lời khuyên tốt nhất.
Nếu như thấy bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái stress, căng thẳng thì bạn nên đến những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để đăng ký gói khám tư vấn chuyên khoa tâm thần. Việc đi khám tại những phòng khám uy tín như vậy sẽ giúp bạn nhận được lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị tâm lý, giúp bạn nhanh chóng vượt qua được những cơn khủng hoảng tâm lý.
Trên đây là những thông tin về các giai đoạn của stress. Nếu như bạn đang rơi vào giai đoạn nào trong 5 giai đoạn kể trên thì hãy nhanh chóng điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không may có thể xảy ra. Thường xuyên quan tâm, theo dõi sức khỏe bản thân và thực hiện các liệu trình chăm sóc sức khỏe toàn diện để có một cuộc sống hạnh phúc.