Thuốc chống trầm cảm không thể chữa khỏi mà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, quá trình tìm ra đúng loại thuốc phù hợp còn phải trải qua nhiều thử nghiệm và không tránh khỏi những sai sót. Không phải tất cả các loại thuốc đều mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người.

Điều quan trọng là người dùng phải biết các dấu hiệu để kiểm tra loại thuốc đang sử dụng có phù hợp hay không.

1. Người dùng cảm thấy thuốc hiệu quả ngay lập tức

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng đây có thể là một trong những dấu hiệu cho biết thuốc của bạn không phù hợp. Việc ngay lập tức cảm giác tốt hơn có thể là một hiệu ứng giả dược - bạn tự huyễn hoặc mình rằng thuốc đang có tác dụng. Quá trình kiểm soát không thể diễn ra nhanh chóng như vậy, phải mất vài tuần thuốc mới bắt đầu có tác dụng thực sự.

Dấu hiệu cho thấy thuốc điều trị trầm cảm không có tác dụng

Dấu hiệu cho thấy thuốc điều trị trầm cảm không có tác dụng

2. Không thuyên giảm sau 12 tuần

Bạn không thể nhận thấy sự thay đổi nếu chỉ mới sử dụng thuốc sau một đêm nhưng những thay đổi sẽ bắt đầu xuất hiện sau từ 4 đến 6 tuần, và kết quả tốt nhất đôi khi phải đợi từ 8 đến 12 tuần. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 tháng hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn chi tiết.

3. Có dấu hiệu thay đổi lớn về cảm xúc, tâm trạng

Mọi thay lớn về mặt cảm xúc của người dùng, dù tích cực hay tiêu cực, đều có thể là dấu hiệu cần thay đổi thuốc.

4. Chứng trầm cảm trở nặng hơn

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi người bệnh đang đồng thời sử dụng cả các loại thuốc khác nữa. Hoạt động kiểm soát trầm cảm của mỗi loại thuốc có thể khác nhau, khiến việc sử dụng cùng lúc làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Người dùng cần thông báo với bác sĩ về mọi loại thuốc và tình trạng bệnh của mình.

Chứng trầm cảm có thể trở nặng khi sử dụng thuốc điều trị không phù hợ

Chứng trầm cảm có thể trở nặng khi sử dụng thuốc điều trị không phù hợp

5. Thuốc có quá nhiều tác dụng phụ

Giống như các loại thuốc khác, thuốc chống trầm cảm có thể đi kèm tác dụng phụ. Phổ biến nhất là dấu hiệu buồn nôn và tiêu chảy. Các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm dần sau một tuần hoặc lâu hơn.

6. Nói chuyện với bác sĩ điều trị

Đôi khi những thay đổi đơn giản lại có thể tạo sự khác biệt lớn. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân uống một nửa viên thay vì cả viên và tăng liều dần. Hoặc người bệnh có thể thay đổi thời gian sử dụng thuốc, chuyển từ ban ngày thành ban đêm. Nhưng bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ mọi thay đổi trong quá trình điều trị.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải thay đổi thuốc, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình này cần có thời gian để cơ thể loại bỏ thuốc cũ và làm quen thuốc mới cho đến khi có hiệu quả.

Người bệnh nên làm gì?

Thói quen sống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các loại thuốc kích thích, chất có cồn. Đối với một số loại thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân còn phải kiêng các loại nước ép như cam hoặc nước bưởi.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ tâm lý để điều chỉnh thuốc chóng trầm cảm hiệu quả

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ tâm lý để điều chỉnh thuốc chóng trầm cảm hiệu quả

Xây dựng một một mối quan hệ hòa hợp với bác sĩ là mấu chốt, đặc biệt khi cảm thấy trong người không khỏe hoặc thuốc không hiệu quả như mong đợi. Người bệnh có thể điều trị bằng cách trao đổi, áp dụng phương pháp nói chuyện tâm lý song song với sử dụng thuốc phù hợp. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về bệnh của mình, kiểm soát căng thẳng và cảm xúc một cách hiệu quả.