Hiện nay tình trạng trẻ em dưới 12 tháng tuổi mắc các chứng bệnh tự kỷ đang ngày càng phổ biến. Vậy đâu là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi mà các ông bố bà mẹ cần phải biết được? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết chi tiết sau đây.
1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
1. Ít cười bất thường
Thông thường với trẻ em dưới 12 tháng sẽ có những nụ cười đáp trả với mọi người xung quanh nếu bạn đùa giỡn hay nói chuyện với bé. Ở độ tuổi này trẻ em đã có khả năng cười to giòn và hay có thể hiện những cảm xúc vui vẻ. Chính vì vậy nếu trong giai đoạn này mà bạn thấy bé ít cười bất thường so với trẻ em bình thường thì có thể đây là dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ.
2. Ít bắt chước
Thông thường với trẻ em dưới 1 tuổi sẽ có những hành động và cử chỉ bắt chước với những người xung quanh chúng. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ hay bắt chước bập bẹ những âm thanh từ ba mẹ, chính vì thế đối với trẻ bình thường những tiếng nói đầu tiên sẽ là ba ba hay ma ma, đây là những âm thanh mà ba mẹ chúng hay nói và tập cho trẻ. Vì thế khi bé bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi mà có dấu hiệu ít bắt chước nụ cười, âm thanh hay nét mặt của người xung quanh thì có thể đây là dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi. Nên cho trẻ đi khám khoa nhi tại các bệnh viện uy tín để kiểm tra xem bé có phải mắc bệnh hay không.
3. Chậm bập bẹ tập nói
Ở giai đoạn gần 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu bập bẹ nói những âm thanh cơ bản xung quanh. Bé sẽ thường xuyên phát ra những âm thanh đơn lẻ và từ đó bắt chước những người xung quanh để có thể bắt đầu tập nói. Chính vì vậy nếu trẻ nhà bạn có dấu hiệu chậm bập bẹ tập nói thì bố mẹ nên thường xuyên theo dõi để đến trẻ đi khám hay kiểm tra bác sĩ, vì đây cũng là một dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi.
4. Gọi tên không có phản ứng
Từ lúc chào đời đến khi bé được 12 tháng tuổi ba mẹ và những người xung quanh sẽ đặt tên gọi ở nhà cho bé. Việc thường xuyên gọi tên bé như vậy sẽ giúp cho con tập được cách phản xạ với mọi người xung quanh. Nếu bé đã quen thì khi gọi tên của bé ngay lập tức bé sẽ hướng theo âm thanh tên đó để tìm người gọi tên. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn này mà bé không có phản ứng gì khi gọi tên mình thì bạn nên kiểm tra lại vì đây cũng là một dấu hiệu của những bé bị bệnh tự kỷ.
5. Ánh mắt không linh hoạt
Nếu ánh mắt của bé dường như bị hạn chế trong quá trình giao tiếp với chính bạn hay với những người yêu thương ở xung quanh bé khác, đây có thể sẽ là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì ánh mắt là một trong những hình thức nói chuyện, tương tác và thể hiện được sự hiểu biết, liên kết với nhau.
6. Hầu như không gây ra sự chú ý
Một triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em dưới 1 tuổi nữa mà bạn nên biết đó chính là bé không gây ra bất kỳ sự chú ý nào trong cuộc sống hằng ngày. Thông thường với trẻ em phát triển bình thường bé sẽ thường xuyên gây ra sự chú ý của mọi người xung quanh thông qua cử chỉ, hành động, tiếng cười hay ánh mắt.
7. Thiếu điệu bộ cử chỉ
Khi bé bước vào giai đoạn từ 8 đến 10 tháng sẽ có những điệu bộ cử chỉ để tác động và liên kết với mọi người xung quanh như là vẫy tay, mỉm cười hay dùng tay để cầm nắm tay hay các bộ phận khác của mọi người xung quanh. Chính vì vậy khi bé nhà bạn bước vào giai đoạn này mà thiếu những điệu bộ cử chỉ như vậy thì có nguy cơ bị mắc căn bệnh tự kỷ.
2. Tự kỷ nhẹ có chữa được không?
Với những bé đang bị chứng bệnh tự kỷ nhẹ, chỉ có những biểu hiện khó giao tiếp với mọi người xung quanh hay khó hòa nhập với môi trường mới thì hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chính vì thế nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng thì phải sớm đưa trẻ đến bệnh viện, để được các bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn những cách điều trị sớm cho bé. Ngược lại nếu bé đã bị bệnh tự kỷ dạng nặng thì việc điều trị sẽ kéo dài trong thời gian dài và cần sự kiên trì của ba mẹ cũng như người thân của bé.
3. Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
1. Học tất cả về hội chứng tự kỷ ở trẻ
Điều đầu tiên để bạn và gia đình của mình có thể chăm sóc được trẻ bị tự kỷ nhẹ đó chính là bạn phải học, tìm hiểu và biết hết về các hội chứng tự kỷ. Việc bạn hiểu được các hội chứng này sẽ giúp bạn tìm được phương pháp chữa trị tốt nhất cho bé. Bạn có thể tham khảo thêm hội chứng tự kỷ nhẹ thông qua những lời khuyên của bác sĩ, tìm hiểu trên sách vở, đọc báo hay xem các chương trình chuyên ngành về bệnh trên các video trên mạng hay TV cũng như trang bị những kiến thức về nuôi dạy con - chăm sóc gia đình, đọc thêm sách cung cấp thông tin về cách chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó việc học được tất cả các hội chứng này sẽ giúp bạn và mọi người nhận biết được sớm con em của mình mắc tự kỷ hay không, nếu có sẽ phát hiện kịp thời và có hướng điều trị nhanh hết bệnh nhất.
2. Kiên trì thực tập các bài tập trị liệu của bác sĩ tại nhà
Việc hiểu biết được những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng còn giúp bạn tìm được phương pháp và thực hành theo những bài tập trị liệu của bác sĩ dành cho bé ngay tại nhà. Đây là việc cực kỳ quan trọng và bạn phải dành nhiều thời gian, thực sự kiên trì luyện tập cùng bé để có thể giúp bé phát triển trí não và thoát khỏi được những dấu hiệu của bệnh tự kỷ này và hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.
3. Bám sát một lịch trình của bác sĩ
Thông thường khi bạn đã đưa bé đến khám tại các bác sĩ chuyên gia thì họ đã đưa ra cho bạn những lời khuyên cũng như lịch trình điều trị bệnh tốt nhất cho bé. Chính vì thế bạn cần phải làm theo và bám sát lịch trình điều trị của bác sĩ một cách đều đặn và thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào tốt hơn hay xấu đi thì bạn cũng phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để có được lịch trình mới tốt hơn.
4. Khen ngợi và khuyến khích các hành vi tốt ở trẻ
Trong quá trình điều trị ngoài việc bạn kiên trì thì bạn cũng phải tự cổ vũ những đứa con yêu của mình. Hãy cố gắng dành cho bé nhiều lời khen ngợi cũng như khuyến khích những hành vi tốt ở bé. Điều này sẽ làm cho nhận thức của bé được hình thành và phát triển một cách tốt hơn.
5. Tạo ra vùng an toàn trong gia đình bạn
Việc trẻ bị tự kỷ đôi khi sẽ làm mọi người xung quanh cuộc sống của bạn tạo một rào cản với bé. Vì thế chính bạn và gia đình của mình cũng hãy cố gắng tạo được một vùng an toàn để có thể điều trị và cùng bé vượt qua tất cả. Bên cạnh đó bạn cũng phải cần sự giúp đỡ nhiều hơn của mọi người xung quanh nhằm tạo cho bé một môi trường tốt và an toàn để có thể điều trị và phát triển bản thân tốt hơn.
Với những thông tin hữu ích về dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức trong quá trình sinh con và nuôi con, cũng như chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con phát triển. Hãy cố gắng quan tâm đến bé và dành nhiều thời gian tình thương để quan tâm và chăm sóc cho con yêu của mình. Hãy giúp bé được phát triển một cách toàn diện và tránh xa các dấu hiệu của căn bệnh tự kỷ nguy hiểm này nhé.