Khi nghĩ đến ADHD (tăng động giảm chú ý), có thể nghĩ đến một đứa trẻ siêu quậy chạy lòng vòng trong lớp ở trường tiểu học. Dù chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường bắt đầu từ thời thơ ấu, ước tính khoảng 4% người trưởng thành mắc bệnh này và nhiều người thậm chí không nhận ra điều đó.
“Nhiều người thường nhắc tới ADHD là nghĩ đến những cậu bé siêu quậy như Dennis (Dennis the Menace là tên một bộ phim Mỹ về một cậu bé siêu quậy) quấy phá ở bất kì đâu chúng đến. Các triệu chứng có thể có khác biệt nhất định. Tuy nhiên, bệnh lý sẽ giống nhau cho dù bệnh ở trẻ em hay người lớn.” Theo Dale Archer, bác sĩ tâm thần được chứng nhận bởi hội đồng quản trị, là thành viên của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ và là tác giả của bài Những lợi thế của ADHD.
ADHD là một chứng rối loạn thần kinh, và ở trẻ em, các triệu chứng bao gồm hiếu động thái quá, thiếu tập trung hoặc hành vi bốc đồng gây cản trở hoạt động. Trong số những người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh, nó có thể biểu hiện như sự vô tổ chức và các vấn đề ưu tiên, lập kế hoạch kém, tâm trạng thất thường, gặp các vấn đề liên quan đến các nhiệm vụ công việc,... Hiện tại chưa hoàn toàn rõ ràng về những nguyên nhân gây ra ADHD, nhưng có những bằng chứng cho thấy nó có thể liên quan đến gen di truyền, một số yếu tố môi trường (như phơi nhiễm chì) hoặc cả hai.
Tiến sĩ Archer nói: “Hội chứng rối loạn này chưa được hiểu rõ hoàn toàn, và sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân gây ra nhiều hiểu lầm”.
Đây là lúc để hóa giải sự hiểu lầm: Dưới đây là một số sự thật về việc đối phó với hội chứng này do một số người trưởng thành mắc ADHD chia sẻ.
- Bệnh lý ADHD có thể cải thiện khi trưởng thành, nhưng không phải lúc nào cũng vậy
- Thuốc không phải cách duy nhất để điều trị ADHD
- ADHD là sự không nhất quán khi tập trung, không phải là không có khả năng tập trung
- Người mắc ADHD không phải là người lười biếng hay ngốc nghếch
- Khi trưởng thành, người mắc ADHD có thể có cảm giác cô đơn hoặc bị xa lánh
- ADHD có thể là một tài sản đáng giá
- Sự đồng cảm và thấu hiểu từ những người khác là tất cả
1. Bệnh lý ADHD có thể cải thiện khi trưởng thành, nhưng không phải lúc nào cũng vậy
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng của ADHD (cụ thể là tăng động và bốc đồng) thường giảm dần sau tuổi thiếu niên, nhưng một nửa số người mắc ADHD mang triệu chứng đó đến tuổi trưởng thành. Đối với một số người, các triệu chứng tăng lên theo tuổi tác.
Britt Bischoff, 29 tuổi, một chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số, nhớ lại rằng cha mẹ và các giáo viên đã bỏ qua hành vi của cô, coi đó như một giai đoạn mà cuối cùng cô sẽ vượt qua khi lớn lên.
Cô Bischoff nhớ lại: “Mẹ luôn cho tôi là một người hay mơ mộng. Còn một giáo viên thì đã quả quyết rằng tôi có thể nghe thấy tiếng đèn rì rầm hoặc tiếng đồng hồ tích tắc, và tôi sẽ chú ý đến chúng.”
Ngày nay, một số triệu chứng của Bischoff đã biến mất, nhưng một số khác lại kéo dài. Cô nói: “Sự thiếu tập trung của tôi cũng được cải thiện đáng kể. Tôi có khả năng kiểm soát sự chú ý của mình nhiều hơn và điều chỉnh những gì không cần thiết. Tuy nhiên, những suy nghĩ miên man và hiếu động của tôi đã tăng lên một chút theo tuổi.”
Tiến sĩ Archer cho biết một phần lý do khiến nhiều người tin rằng có thể vượt qua ADHD khi lớn lên là do hầu hết mọi người đã điều chỉnh lối sống để xử lý tốt hơn các triệu chứng bệnh của họ.
Ông nói: “Khi già đi, không có vẻ gì là bộ não của bạn đã thay đổi. Nhưng có một vài điều xảy ra: bạn đã biết được cách thức hoạt động của bộ não và thay đổi cách bạn học hoặc làm việc.”
2. Thuốc không phải cách duy nhất để điều trị ADHD
Tiến sĩ Archer giải thích, với ADHD, trung tâm chú ý của não không làm việc hiệu quả tối đa mọi lúc. Đó là lý do tại sao các loại thuốc được kê đơn kích thích não người mắc ADHD theo cách có thể đạt được sự tập trung và siêu tập trung.
Nhưng ông nói thêm, đối với một số người, có thể điều trị ADHD mà không cần thuốc. “Người bệnh ADHD đã học và triển khai một chiến lược đó là đặt ra thời hạn sai hoặc sớm hơn so với hạn chót và chờ đến phút cuối để hoàn thành các công việc. Cách làm này tạo ra một chút căng thẳng hoặc hoảng loạn và như vậy thực sự giúp bộ não siêu tập trung”.
Kỷ luật đặc biệt và giảm thói quen cũng giúp kiểm soát các triệu chứng, Peter Shankman, 44 tuổi, người tạo ra podcast ADHD Nhanh hơn bình thường. Ông nói: “Có những điều mà tôi gọi là những quy tắc sống bất di bất dịch, giúp tôi không chỉ vượt qua mỗi ngày mà còn giúp sử dụng chứng ADHD của mình làm lợi thế và biến mình thành một người tốt hơn”.
Ông Shankman cho biết: “Tôi thức dậy cùng một khung giờ mỗi ngày và không uống rượu. Tôi có một tủ quần áo được sắp xếp lộn xộn. Nếu tôi nhìn thấy một loạt các thứ như thắt lưng, quần, áo len, hay bất cứ thứ gì trong đó, tôi sẽ nghĩ, “Ồ, tôi nhớ cái áo len đó! Laura cho tôi chiếc áo len đó! Tôi tự hỏi làm thế nào Laura làm được cái áo len đó!. Để thoát khỏi thói quen này quả thực không dễ dàng.”
Tiến sĩ Archer cũng tin rằng nhiều bệnh nhân nhận tư vấn có thể khả quan hơn, ông nói: "Trị liệu không có nghĩa là phải luôn dùng thuốc đầu tiên. Tôi không phản đối việc dùng thuốc trong những trường hợp xấu nhất, nhưng tôi chắc chắn muốn thử những cách khác trước khi ngay lập tức đưa ra nhận định: ”Được rồi, bạn cần thuốc Adderall.'"
3. ADHD là sự không nhất quán khi tập trung, không phải là không có khả năng tập trung
Michelene Wasil, 44 tuổi, một bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình, người được chẩn đoán mắc ADHD ở tuổi 41: “Tôi so sánh ADHD giống như là bạn mở 50 trang trên trình duyệt web và bạn ngập trong tất cả các trang đó. Nhưng những lần khác, tôi có thể siêu tập trung và điều chỉnh mọi thứ”.
Điều đó thật sự có ý nghĩa, tiến sĩ Archer phát biểu: “Những người bị ADHD có thể tập trung cực kỳ tốt vào các chủ đề mà họ thấy kích thích và thú vị. Ngay khi bộ não mệt mỏi chán nản, tâm trí bắt đầu dễ dàng suy nghĩ lan man”.
4. Người mắc ADHD không phải là người lười biếng hay ngốc nghếch
Terena Bell được chẩn đoán mắc ADHD ở tuổi 15. Bây giờ cô đã gần 40, sau khi bán cơ sở kinh doanh đầu tiên của mình - một doanh nghiệp dịch thuật, cô hiện đang phát triển dự án khởi nghiệp thứ hai của mình, được gọi là TV runway.
Cô chia sẻ: “Trong khi tôi sở hữu công ty đầu tiên của mình, tôi đã được bổ nhiệm vào Nhóm cố vấn kinh tế tại Nhà Trắng và tôi đã hai lần trao đổi với tổng thống. Vì vậy, khi tôi cắt séc để thanh toán hóa đơn nhưng quên gửi mail, khi tôi bắt đầu kể chuyện giữa cuộc đối thoại, những người xung quanh đánh giá năng lực và suy nghĩ chắc chắn tôi không nên cố làm gì. Nhưng tôi là chính tôi, tôi đang cố gắng mỗi ngày và sẽ cố gắng hơn nữa.”
Những người bị ADHD cũng có chỉ số IQ cao ngang với những người không mắc bệnh này. Tiến sĩ Archer nói: “Trên thực tế, vô số nghiên cứu được đưa ra đã chứng minh rằng trí thông minh của một người mắc ADHD không khác gì một người bình thường”.
5. Khi trưởng thành, người mắc ADHD có thể có cảm giác cô đơn hoặc bị xa lánh
Đối với Chris Rither, một giáo sư 53 tuổi và là một tác giả, ADHD thường xuất hiện khi ông tương tác với người khác. Ông nói: “Tôi thực sự phải nhắc nhở bản thân cần nhìn vào mắt họ, tập trung vào lời nói và cho họ đủ thời gian để thể hiện bản thân trước khi tôi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo trong đầu”.
Giống như Shankman, Rither cũng truyền năng lượng của mình bằng cách giữ một lịch trình bận rộn, nhanh chóng. Nhưng nó có thể tạo ra va chạm với những người khác, ông nói: “Để tập trung hơn, tôi cố gắng làm nhiều việc trong khoảng thời gian ngắn hơn. Vì điều này, tôi có xu hướng không dành cho mọi người sự quan tâm đầy đủ của mình”.
Bạn cũng có thể cảm thấy rất cô đơn, Will Steward, 25 tuổi, một doanh nhân mắc ADHD, anh nói: “Điều khó khăn nhất đối với cá nhân tôi là cảm giác cô đơn, ADHD có thể gợi lên cảm xúc cô đơn vào những lúc mà mọi người dường như không hiểu bạn. Tôi thấy rằng tôi thường xử lý thông tin theo những cách khác với mọi người”.
6. ADHD có thể là một tài sản đáng giá
Theo tiến sĩ Archer, có những lợi thế rất lớn khi mắc ADHD, như khả năng phục hồi và khả năng giữ bình tĩnh trong một cuộc khủng hoảng.
Một nghiên cứu về sinh viên đại học đã xem xét khả năng phục hồi tâm lý của những người mắc ADHD không dùng thuốc so với những người không mắc ADHD; kết quả cho thấy những người mắc ADHD có khả năng phục hồi tổng thể tốt hơn.
Và khi hiểu được tình trạng bộ não một người mắc ADHD, nghiên cứu này có ý nghĩa hoàn chỉnh và toàn diện. Nếu một người mắc ADHD vào học đại học, sau đó trải qua rất nhiều thử thách, họ phải tự mình làm rất nhiều việc và sẽ tự khám phá ra rất nhiều tố chất thuộc về họ.
Người trưởng thành mắc ADHD cũng có xu hướng rất sáng tạo, Ted Behr, 73 tuổi, một huấn luyện viên ADHD cho biết: Nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ và doanh nhân mắc ADHD, chúng tôi cũng là những người dám chấp nhận rủi ro”.
7. Sự đồng cảm và thấu hiểu từ những người khác là tất cả
Theo Chris Nealy, một nhà trị liệu tâm lý và nhân viên xã hội 33 tuổi, “Nhận thức của mỗi người về các triệu chứng ADHD là vấn đề chính, nhưng sự hỗ trợ của gia đình và xã hội cũng rất quan trọng. Tính bốc đồng, hay quên và suy nghĩ vẩn vơ của tôi tạo ra những thách thức khi làm chồng, làm cha. Sự hỗ trợ của vợ tôi cho phép chúng tôi cùng nhau đối phó căn bệnh”.