Khi cảm thấy lo lắng và phiền muộn, bạn lựa chọn đối mặt với nó hay là cố gắng lờ nó đi? Để đối diện với những cảm xúc tiêu cực này, bạn cần hiểu rõ tác động của nó đến cuộc sống.

1. SỨC KHỎE THỂ CHẤT

Nhiều người đều biết rằng, lo lắng khiến tim đập nhanh hơn, lòng bàn tay nhiều mồ hôi và căng cứng cơ.

Nhưng ngoài biểu hiện trên, lo lắng cực độ có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đầu óc trở nên trống rỗng, mất đi sự nhận thức với thực tại, cảm thấy toàn bộ năng lượng biến mất, mệt mỏi đến mức chỉ muốn nằm trên giường, thường xuyên bị cảm cúm hay những triệu chứng bệnh không thể hiểu nổi, thậm chí là ngất xỉu.

Các hỗn hợp hóa chất tiết ra trong não khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc hoảng loạn sẽ đẩy bản thân vào trạng thái ‘chiến đấu hoặc chạy trốn’ sẽ khiến chúng ta cảm thấy bị kích thích và cơ thể trở nên căng cứng. Ngoài ra, tuyến thượng thận cũng chịu áp lực, tạo cảm giác chóng mặt, khiến hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị tổn hại.

2. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Sự lo lắng có thể khiến bạn không dám gặp bạn bè vì không muốn họ biết bạn đang gồng mình khi lo lắng hoặc không dám tham gia vào những sự kiện xã hội mà bạn thích vì hội chứng sợ xã hội.

Lo lắng là nguyên nhân khiến những mối quan hệ xã hội dần rời xa bạn

Lo lắng là nguyên nhân khiến những mối quan hệ xã hội dần rời xa bạn

Sau mỗi lời từ chối, bạn thường tự nhủ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Thế nhưng, lo lắng thường dẫn đến những quyết định sai lầm trong cuộc sống, đổ vỡ trong các mối quan hệ, nguyên nhân rơi vào trạng thái trầm cảm và khiến bạn càng cảm thấy cô đơn.

3. QUAN HỆ

Sự lo lắng tác động sâu sắc đến các mối quan hệ trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Người mắc chứng lo lắng đôi khi thấy đồng nghiệp hay người đang cố gắng làm quen chẳng có gì thú vị và không muốn trò chuyện, thậm chí, tự nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Ở chiều ngược lại, đối phương cũng chỉ nhìn thấy ở họ sự lo lắng, phiền muộn và không muốn lại gần.

Người mắc chứng lo lắng thường có xu hướng giao du với những người cũng đang phiền muộn giống mình, dù mối quan hệ này khá hời hợt, hoặc với một vài kẻ hách dịch, quyết định mọi thứ thay cho mình,... Những điều này đôi khi có thể làm giảm bớt lo lắng, phiền muộn, nhưng về lâu dài, họ sẽ không còn cảm thấy hứng thú với các mối quan hệ này nữa.

4. TÌNH CẢM

Với chuyện tình cảm, lo lắng khiến ta dễ đánh giá sai lệch mà tiếp tục duy trì các mối quan hệ không lành mạnh, đôi khi là những bế tắc trong hôn nhân chính bạn cũng không hề biết.

Người quá lo lắng thường không có kết quả thuận lợi trong chuyện tình cảm

Người quá lo lắng thường không có kết quả thuận lợi trong chuyện tình cảm

Lo lắng khiến ta dễ bị tổn thương bởi những người muốn kiểm soát. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì phiền muộn đến mức cứ nghĩ rằng những người đó sẽ cứu vớt chúng ta – cho đến khi bản thân nhận ra điều ngược lại.

Nếu sự lo lắng là trở ngại lớn trong các mối quan hệ, điều này có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu. Những người mà bạn cảm thấy yêu quý, thực chất, đáng buồn thay, không phải là những người phù hợp với bạn, mà là những người cần phải tránh xa.

5. NÓI QUÁ NHIỀU

Nói quá nhiều cũng là một trong những hệ lụy của chứng lo lắng. Nếu bạn cảm thấy mình nói quá nhiều và nhận ra rằng những lời nói ba hoa này ảnh hưởng đến kết quả của buổi phỏng vấn xin việc, các mối quan hệ xã hội và cả những buổi hẹn hò, thậm chí, bạn ước mình có thể dừng lại, có thể bạn đang mắc phải hệ lụy của sự lo lắng.

Hội chứng sợ xã hội thường có biểu hiện là ít nói, trầm lắng, nhưng một số người lại có biểu hiện nói nhiều, thường xuyên bị kích động và cảm thấy sợ hãi khi ở một mình.

6. QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM

Lo lắng đôi khi khiến bạn cảm thấy đầu óc trở nên minh mẫn và lô-gíc. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Thực tế, lo lắng khiến suy nghĩ bị bóp méo. Và thường sau những khóa tư vấn và điều trị tâm lý đưa bạn trở lại trạng thái bình thường người mắc chứng lo lắng quá đà thường cảm thấy chán nản vì những quyết định sai lầm và quá mệt mỏi để có thể suy nghĩ mọi thứ một cách kỹ càng, thấu đáo.

7. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH

Một số người cho rằng sự lo lắng giúp chúng ta tiết kiệm được tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, lo lắng cũng có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm.

Quá lo lắng dẫn đến việc đưa ra những phán quyết thiếu chính xác về đầu tư tài chính

Quá lo lắng dẫn đến việc đưa ra những phán quyết thiếu chính xác về đầu tư tài chính

Chia sẻ trong buổi tham vấn về cơ hội nghề nghiệp của nhiều chuyên gia cũng như thực tế cho thấy, sự lo lắng giới hạn khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Chúng ta không dám nộp đơn xin việc vì sợ ứng tuyển không thành công, công việc tồi tệ hoặc đó là môi trường làm việc mà ‘tất cả những điều tồi tệ đều có thể xảy ra’. Do vậy, lo lắng thường khiến người bệnh chỉ có thể khai thác được một phần rất nhỏ trong khả năng tiềm tàng.