Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần học sinh, sinh viên ngày càng có xu hướng gia tăng trong đó có trầm cảm, tình trạng bệnh với nhiều hậu quả đáng tiếc cả về thể chất và tinh thần. Vậy nguyên nhân trầm cảm ở học sinh là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được cái nhìn cụ thể hơn.
1. Áp lực học tập
Một trong những nguyên nhân trầm cảm ở học sinh rất phổ biến đó là ảnh hưởng của áp lực học tập, thi cử. Trong xã hội hiện nay, rất nhiều cha mẹ thường áp đặt chuyện học hành cho con cái mà không hiểu được các em muốn gì, khiến học sinh trở nên căng thẳng, lâu dần nảy sinh cảm giác chán nản và tiêu cực. Đặc biệt, dấu hiệu tình trạng trầm cảm ở học sinh xuất hiện nhiều khi mùa thi đến, áp lực thi cử sẽ khiến các em trở nên rối loạn tinh thần và bất an. Việc ba mẹ có thể làm bây giờ là khuyến khích con làm theo khả năng của mình, không nên quá áp đặt thành tích. Sau khi trải qua kỳ thi có thể thưởng cho con những chuyến du lịch giải tỏa tinh thần giúp con thoải mái hơn trong việc học tập.
2. Sự tổn thương tình cảm tuổi học đường
Tình cảm học đường tuy trong sáng nhưng cũng lại là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm ở học sinh. Do chưa thực sự chín chắn trong suy nghĩ, vậy nên khi bị tổn thương tình cảm, các em rất dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, khó kiểm soát và dễ dẫn đến trầm cảm. Trong lúc này cha mẹ nên tìm hiểu những kiến thức về tâm lý tuổi mới lớn cũng như dành nhiều thời gian lắng nghe, tâm sự cùng con.
3. Lạm dụng chất kích thích
Lạm dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân trầm cảm ở học sinh. Những chất này sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến các em có những hành động không hay, khó kiểm soát.
4. Tiền sử gia đình bị trầm cảm và bệnh tâm thần
Trong gia đình có người bị tiền sử trầm cảm hoặc bệnh tâm thần thì khả năng các em bị mắc chứng trầm cảm cũng rất cao. Trong trường hợp này, gia đình cũng nên sớm có những biện pháp để giúp các em phát triển một cách tốt hơn cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp nhất.
5. Một nỗ lực tự sát trước đó
Ở những học sinh đã từng có nỗ lực tự sát trước đó thì khả năng bị trầm cảm sẽ rất cao. Đây cũng là nguyên nhân trầm cảm ở học sinh rất phổ biến và quan trọng, cần phải có sự can thiệp và xử lý phù hợp nhất để tránh những hậu quả xấu xảy ra.
6. Sự kiện cuộc sống căng thẳng
Tại sao học sinh bị trầm cảm? Rất có thể là do sự ảnh hưởng của những sự kiện xảy ra trong xã hội. Đặc biệt với sự phát triển của xã hội hiện nay, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông, nhiều sự kiện xã hội xấu dễ dàng tiếp cận đến mọi ngóc ngách của đời sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của các em.
7. Tiếp cận với súng
Súng là một loại vật dụng nguy hiểm và là một nguyên nhân trầm cảm ở học sinh. Đây thực sự là mối nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của các em.
8. Tiếp xúc với những sinh viên khác đã chết vì tự tử
Những học sinh đã từng tiếp xúc hoặc chơi thân với một học sinh hay sinh viên đã chết vì tự tử sẽ bị ám ảnh tâm lý rất nặng nề. Các em sẽ thường xuyên suy nghĩ và có những liên tưởng tiêu cực đến cái chết của bạn. Từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và hậu quả là tình trạng trầm cảm.
9. Hành vi tự làm hại như đốt hoặc cắt
Ở nhiều học sinh, sinh viên trầm cảm, hành động tự làm hại chính bản thân mình như đốt hay cắt rất dễ xảy ra. Trong trường hợp này, cần phải đưa các em tới gặp các bác sĩ tâm lý hoặc thực hiện các gói hỗ trợ điều trị tâm lý để chấm dứt tình trạng trên, không để các em làm tổn thương chính bản thân mình.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân trầm cảm ở học sinh khác mà chúng ta cần nắm rõ để có cách xử lý phù hợp. Ngoài việc cho trẻ tham gia các hoạt động tham quan vui chơi giải trí, giữ tinh thần các em luôn thoải mái, giảm thiểu căng thẳng, hãy quan tâm tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo các em luôn khỏe mạnh. Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để cơ thể đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và tinh thần luôn thoải mái nhất.