Áp lực công việc có lẽ đã trở thành cụm từ quen thuộc với tất cả mọi người, nhất là trong thời đại hiện đại 4.0 như ngày nay tình trạng này càng trở nên phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những áp lực trong công việc và hậu quả để lại là gì?

1. Áp lực trong công việc

Có nhiều người thắc mắc áp lực công việc là gì? Đây là trạng thái tinh thần của người đi làm ở mức thấp nhất. Khi đó, người đi làm lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong công việc và gần như không hoàn thành hoặc hoàn thành công việc với kết quả không tối ưu nhất. Họ không còn hứng thú, đam mê và năng lượng cao nhất cho công việc như trước nữa.

Áp lực trong công việc là tình trạng báo động trong xã hội hiện nay

Áp lực trong công việc là tình trạng báo động trong xã hội hiện nay

2. Nguyên nhân gây nên stress trong công việc

Những nguyên nhân gây stress trong công việc có thể xảy ra đồng thời ở một cá nhân nhưng cũng có thể chỉ do một vài nguyên nhân phổ biến.

1. Phát sinh từ công việc

Áp lực công việc đến từ công việc là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng căng thẳng tinh thần. Nguyên nhân phát sinh từ công việc có khá nhiều vấn đề liên quan như: công việc lương thấp, khối lượng công việc quá nhiều, mặc cảm với công việc, chọn sai công việc, không hoà hợp với môi trường nơi làm việc, không hợp tác giao lưu được với đồng nghiệp, bị cô lập trong môi trường làm việc chung,…

2. Từ môi trường làm việc

Môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến người làm việc. Đối với tình trạng căng thẳng stress xuất phát từ môi trường làm việc thường là do các vấn đề như: phát sinh tiêu cực, thay đổi môi trường làm việc, sốc văn hóa, thiếu phương tiện phục vụ công việc…

Đặc biệt, môi trường làm việc có biến cố như doanh thu tụt giảm, làm ăn sa sút, phá sản, cắt giảm nhân sự, các tin đồn không có lợi cho người làm việc… đều là những nhân tố góp phần hình thành nên nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng trong công việc.

3. Do đồng nghiệp hay sếp

Nguyên nhân từ đồng nghiệp hay sếp cũng là một trong những nguyên nhân khiến người làm việc bị căng thẳng. Đồng nghiệp xa lánh, ngại tiếp xúc, sếp khắt khe, đặt ra những chỉ tiêu vượt mức; lo sợ bị đuổi việc, mất chức hay sếp, bạn bè nghỉ việc qua công ty mới… đều có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng này.

4. Từ gia đình, bản thân

Đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ chính gia đình và bản thân người đi làm như: chán nản với công việc, gia đình kỳ vọng, tài chính, các vấn đề từ gia đình ảnh hưởng đến công việc…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc

3. Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị áp lực trong công việc

Bạn có thể chủ động quan sát, cảm nhận những dấu hiệu sau đây để biết được việc mình có bị áp lực trong công việc hay không.

1. Thường xuyên đi làm về muộn

Công việc quá tải hoặc bạn không còn đủ sự đam mê hứng thú cho công việc để hoàn thành việc tốt. Dẫn đến việc đi làm về muộn hơn, tăng ca nhiều hơn.

2. Luôn lo lắng bất an về công việc

Thay vì hào hứng đam mê cho công việc của mình thì bạn luôn trong tâm trạng lo lắng bất an cho mỗi giờ làm việc ở công ty.

3. Ngại giao tiếp chia sẻ

Bạn có tình trạng ngại giao tiếp chia sẻ cùng đồng nghiệp, đối tác trên công ty và trong công việc.

4. Mất ngủ thường xuyên

Bạn không có được giấc ngủ sâu và tròn giấc, tình trạng mất ngủ luôn xảy ra là dấu hiệu cảnh báo căng thẳng trong công việc.

5. Ăn uống không đủ chất

Việc ăn uống cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải những căng thẳng trong việc.

6. Bị mất phương hướng trong công việc

Sau một thời gian làm việc có nhiều người nhận ra mình bị mất phương hướng trong công việc. Điều này cũng khiến cho người làm việc bị căng thẳng áp lực.

Stress dẫn tới đánh mất phương hướng trong công việc và cuộc sống

Stress dẫn tới đánh mất phương hướng trong công việc và cuộc sống

4. Hậu quả của stress trong công việc ảnh hưởng như thế nào

1. Áp lực công việc dẫn đến trầm cảm

Từ áp lực trong công việc cũng dễ dàng dẫn đến căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Đây là hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người làm việc.

2. Gây nên các bệnh lý

Một số bệnh lý sẽ xuất hiện trong thời điểm mà người làm việc bị căng thẳng, áp lực trong công việc như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, bệnh tim mạch,...

3. Cơ thể suy nhược

Cơ thể không minh mẫn, không nhiều năng lượng, không còn đủ tỉnh táo là tình trạng cơ thể bị suy nhược khi bị áp lực căng thẳng trong công việc thường thấy.

4. Hiệu suất công việc giảm sút

Thống kê cho thấy người bị áp lực trong công việc thường có hiệu suất làm việc không tốt như mong muốn. Ảnh hưởng của stress đến công việc là rất lớn.

5. Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống bản thân

Hệ lụy nghiêm trọng nhất mà tình trạng này gây ra cho người làm việc là mất cân bằng trong công việc và cuộc sống. Người bị stress, áp lực công việc do quá bận rộn với hàng tá công việc phải giải quyết sẽ không có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống dễ gây chán nản, cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, từ đó dẫn tới hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và cả sức khỏe.

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo tình trạng căng thẳng trong công việc.

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo tình trạng căng thẳng trong công việc

Áp lực công việc nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ra những nguy hại lớn cho tinh thần, sức khỏe. Vì thế, mỗi chúng ta hãy biết yêu thương bản thân, tìm cách giảm các áp lực này cho mình bằng cách nhìn nhận bản chất vấn đề, tìm gốc gác nguyên do gây nên những áp lực đó là gì, đồng thời cố gắng suy nghĩ mở, tích cực lên.

Đặc biệt, công việc và nghỉ ngơi cần được cân bằng, sắp xếp hợp lý. Lâu lâu bạn hãy tự thưởng cho chính mình những chuyến du lịch trải nghiệm lý thú, quen thêm những người bạn mới, cuối tuần book vé xem phim, ăn uống tụ tập cùng bạn bè và nhất là duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học vô cùng quan trọng.

Hãy bỏ hết những thói quen xấu, thờ ơ với sức khỏe, thay vào đó xây dựng chế độ ăn uống thực phẩm sạch, dinh dưỡng, tích cực tham gia các bộ môn thể thao hay ít nhất là hàng ngày dành thời gian để vận động thân thể, định kỳ kiểm tra cơ thể toàn diện để bản thân có được sức khỏe tốt.

Từ đó đầu óc minh mẫn, hoạt động hiệu quả giúp giải quyết các công việc tốt hơn, có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp bạn nhé.