Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều sự văn minh, tiến bộ vượt bậc nhưng cũng mang lại nhiều mệt mỏi, áp lực. Có rất nhiều loại áp lực phát sinh trong cuộc sống của chúng ta, trong đó có áp lực gia đình. Vậy làm thế nào để vượt qua áp lực gia đình khiến cuộc sống trở nên vui vẻ hơn?
1. Nguyên nhân gây ra áp lực từ cuộc sống gia đình
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra áp lực trong gia đình, dưới đây là liệt kê 9 nguyên nhân phổ biến nhất khiến cuộc sống gia đình của bạn trở nên ngột ngạt hơn.
1 Không có sự lắng nghe, chia sẻ và cảm thông
Nền tảng của một gia đình bền vững chính là các thành viên trong gia đình có sự tương tác tốt lẫn nhau, có sự lắng nghe, chia sẻ và cảm thông. Khi bạn có sự chia sẻ, lắng nghe thì đối phương sẽ luôn cảm thấy được tôn trọng và được thấu hiểu. Bên cạnh đó cảm thông và tha thứ những lỗi lầm của nhau khiến gia đình ngày càng gắn kết hơn. Do vậy thiếu đi yếu tố này dễ dẫn đến những áp lực gia đình nghiêm trọng.
2 Quan niệm lạc hậu, cổ hủ
Thời đại ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ. Do vậy, việc duy trì các tư duy, quan niệm lạc hậu, lỗi thời dễ khiến gia đình tự tạo nên khái niệm về “khoảng cách thế hệ”. Nếu không có tư duy muốn thay đổi thì khoảng cách này ngày càng được nới rộng và dễ gây nên áp lực gia đình
3 Thiếu sự chia sẻ công việc trong gia đình
Hãy chia sẻ công việc gia đình cùng nhau. Đừng để tư duy việc nhà chỉ thuộc về phụ nữ. Việc chia sẻ công việc nhà cùng nhau sẽ giúp tăng tính tự lập cho mỗi cá thể trong gia đình và hạn chế được những áp lực tiêu cực lên cá nhân riêng biệt.
4 Không chịu thay đổi, thích nghi với cuộc sống
Việc không chịu thay đổi, thích nghi với cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành stress, áp lực cho bản thân. Cuộc sống đang thay đổi với tốc độ vượt bậc. Việc thay đổi này đòi hỏi con người phải tập thích nghi với những đổi mới để nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc cố chấp không thích nghi dễ gây ra áp lực, căng thẳng trong gia đình.
5 Gánh nặng về tiền bạc, tài chính
Gánh nặng về tiền bạc, tài chính không chỉ gây nên áp lực trong cuộc sống gia đình mà còn gây nên những rối loạn về lo âu, căng thẳng. Việc đau đầu trang trải những khoản chi phí sau khi kết hôn rất dễ dẫn tới khủng hoảng trong cuộc sống gia đình.
6 Trách nhiệm đối với con cái
Việc sinh ra và nuôi dạy một đứa trẻ trở thành một công dân tốt hoàn toàn không hề dễ dàng. Trách nhiệm đối với con cái luôn là niềm trăn trở của các bậc phụ huynh, đôi khi gây ra những áp lực trong cuộc sống gia đình.
7 Kỳ vọng của bố mẹ
Trở thành niềm tự hào của gia đình và đáp ứng những sự kỳ vọng của bố mẹ chính là những áp lực vô hình mà những đứa trẻ thường chịu đựng. Chính suy nghĩ này khiến những đứa trẻ bị thay đổi cảm xúc hoặc đôi khi có những thái độ và cách cư xử với xu hướng tiêu cực.
8 Quan niệm về đồng tính
Thực tế hiện nay cho thấy ở Việt Nam, các bậc phụ huynh có quan niệm đồng tính là một căn bệnh và phải đi cách ly, điều trị. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu về giới tính, về các kiến thức đồng tính và có suy nghĩ thoáng hơn để có thể định hướng, giải đáp thắc mắc cho con cái mình đúng đắn.
9 Sự thiên vị giữa con cái
Sự yêu thương, đối xử phân biệt giữa những đứa con trong cùng một gia đình của các bậc phụ huynh tạo nên sự tủi thân và đố kỵ giữa những các con. Chính nguyên nhân này gây nên những áp lực không chỉ trong cảm xúc và còn gây nên những sự ức chế tiêu cực khác.
2. Làm gì khi bị áp lực gia đình?
Vậy câu hỏi được đặt ra là phải làm gì khi gặp áp lực gia đình? Làm như thế nào để giảm thiểu những áp lực xuất phát từ gia đình.
1 Lắng nghe, chia sẻ, tâm sự với gia đình
Lắng nghe và chia sẻ chính là mấu chốt cho bất kỳ mối quan hệ nào, trong đó có việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình. Việc lắng nghe và biết cách chia sẻ giúp các thành viên hiểu nhau hơn và gắn kết hơn.
2 Thích nghi với cuộc sống gia đình
Cuộc sống độc thân và cuộc sống gia đình là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ở một cuộc sống có nhiều cá thể, nhiều thế hệ đòi hỏi chính bản thân bạn phải thích nghi để có thể hòa hợp được.
3 Luôn giữ sự bình tĩnh
Luôn giữ sự bình tĩnh trong mọi tình huống không chỉ giúp bạn giảm thiểu được những hậu quả đáng tiếc từ sự mất bình tĩnh mà còn giúp duy trì hòa khí gia đình.
4 Tiếp thu những góp ý
Hãy cởi mở và nhẹ nhàng khi tiếp thu những ý kiến đóng góp từ những thành viên trong gia đình. Vì gia đình chỉ muốn bạn trở nên hoàn thiện và tốt hơn thôi.
5 Suy nghĩ, nhận thức tích cực
Hãy suy nghĩ và nhận thức mọi vấn đề một cách tích cực nhất. Vì việc tư duy một cách tích cực không chỉ mang lại cho bạn một hệ thần kinh khỏe mạnh mà còn giúp bạn sáng suốt và tỉnh táo trong nhiều vấn đề.
6 Chia sẻ trách nhiệm, công việc
Hãy chia sẻ trách nhiệm, công việc với các thành viên trong gia đình. Hãy chia sẻ công việc nhà với mẹ, san sẻ với bố những điều nhỏ nhặt sẽ giúp gia đình bạn ngày càng hạnh phúc hơn.
7 Du lịch, giải trí, thư giãn với cả gia đình
Hãy lên kế hoạch đi du lịch, thư giãn với các thành viên trong gia đình để mọi người gắn kết với nhau nhiều hơn, tạo sự tương tác tốt hơn.
8 Không gây áp lực quá lớn lên con cái
Hãy đặt mình vào vị trí của con cái, tập cách thấu hiểu và đồng cảm với những gì chúng đã trải qua để có thể hiểu chúng nhiều hơn và giảm thiểu khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái.
9 Dành thời gian làm điều mình thích
Các thành viên trong gia đình hãy dành thời gian làm những điều mình thích như cùng đi xem bộ phim mới ra rạp hấp dẫn; mua voucher ẩm thực với những món ngon cả gia đình cùng thưởng thức,... Điều này vừa nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các thành viên thư giãn, giải tỏa những áp lực.
Nếu gặp phải những áp lực từ chính cuộc sống gia đình và bạn đang loay hoay trong việc tháo gỡ nó. Đừng lo lắng! Nếu nhận thấy có một trong số các dấu hiệu trên thì hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chia sẻ và giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Chúc bạn vui vẻ và có một gia đình hạnh phúc - tràn đầy tiếng cười!